Vì sao VTV chiếu phim đánh nhau với Trung Cộng ở biên giới năm 1979 vào lúc này?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tháng Hai, 1979, Trung Quốc tung nhiều đại đơn vị tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam kèm theo lời nói trịch thượng của Đặng Tiểu Bình “dạy cho Việt Nam một bài học.” Cuộc chiến diễn ra đẫm máu, đem lại bài học cay đắng về nhân mạng cho cả đôi bên.

Hơn 40 năm trôi qua, Cộng Sản Việt Nam hầu như im lặng trên báo chí, phát thanh, truyền hình cũng như trong hoạt động của chính quyền. Điều trớ trêu là mỗi năm đến ngày 17 tháng Hai, người dân làm lễ tưởng niệm trận chiến biên giới như một cách đề cao lòng yêu nước của quân dân 6 tỉnh, lại bị chính quyền ngăn chặn thô bạo bằng cách này cách khác. Bộ sách gồm 15 tập đề cập về “Lịch sử Việt Nam” của Viện Sử Học đã mô tả cuộc chiến tranh biên giới 1979 chỉ không hơn 11 giòng vô cảm, như một báo cáo chiến trường hơn là một trang sử oanh liệt của dân tộc Việt Nam chống ngoại xâm.

Bỗng nhiên vào tối ngày 11 tháng Tám, 2020, đài Truyền Hình Việt Nam (VTV) cho chiếu một đoạn phim tài liệu về cuộc chiến cách đây 4 thập niên mà người Việt Nam chưa bao giờ quên.

Được biết đây là “tác phẩm” của báo Nhân Dân thực hiện, dưới sự chỉ đạo nội dung của Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương Võ Văn Thưởng và Phó Ban Nguyễn Mạnh Hùng, nằm trong 90 tập của bộ phim “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh – Biên niên sử truyền hình.

Phim được thuyết minh bằng những lời lẽ nặng nề hiếm có đối với Trung Cộng. Như gọi Trung Cộng là nó, là địch với giọng điệu mạt sát, tấn công thẳng vào hành vi xâm lược của Bắc Kinh vào năm 1979.

Dư luận lấy làm lạ với sự trình chiếu này, vì nó không thể bắt nguồn từ mong muốn phục vụ khán giả của VTV hay sự xoay chiều trong chính sách của đảng cầm quyền. Tháng Tám, ở Việt Nam chỉ có ngày 19 tháng Tám “Cướp Chính Quyền,” nhưng đó không phải là một sự kiện có liên hệ tới cuộc xung đột với Trung Quốc. Vả lại cuộc chiến biên giới đã xảy ra gần nửa thế kỷ, bản thân đảng CSVN rõ ràng muốn xoá nó đi trong tâm tưởng quân dân Việt Nam, những người đã trực tiếp gánh chịu đau thương, mất mát.

Từ năm 1991, sau Hội nghị Thành Đô, CSVN đã chịu nhún mình hàn gắn với Trung Quốc. Và kể từ năm 2000 dưới trào Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu, sau đó là Nông Đức Mạnh hai bên đã gắn chặt nhau bằng phương châm “16 Chữ Vàng và 4 Tốt” do Giang Trạch Dân đề ra làm phương châm chỉ đạo quan hệ hai nước. Phương châm này cho đến nay vẫn tồn tại như kim chỉ nam tốt đẹp trong quan hệ giữa hai nước, đôi khi được phủ một lớp sơn hào nhoáng mệnh danh “vì đại cục.”

Có người nói rằng sau cuộc tập trận bắn đạn thật kéo dài 9 ngày kể từ 25 tháng Bảy, Trung Quốc đã thông báo cuộc tập trận lần thứ hai cũng tại Vịnh Bắc Bộ từ ngày 12 đến 14 tháng Tám. Đây là lý do chính khiến Việt Nam phải dằn mặt Bắc Kinh trước bằng cách cho chiếu đoạn phim tài liệu lịch sử nói trên. Tuy nhiên cũng thật khó hiểu, đài Truyền Hình Việt Nam hay nói đúng hơn, nhà cầm quyền CSVN thực sự muốn đưa ra thông điệp gì khi cho loan tải lại đoạn phim này, một điều mà trước giờ Hà Nội chưa bao giờ dám làm.

Ngoảnh mặt trước Bắc Kinh, tức xoá bỏ phương châm “16 chữ vàng, 4 tốt” chưa phải là lựa chọn cuối cùng của Hà Nội vào lúc này, mặc dầu đang bị chèn ép tối đa trên phương diện tranh chấp chủ quyền biển đảo. Ngay cả một hành động pháp lý tối thiểu, là đưa đơn kiện Trung Quốc trước một tòa án quốc tế, Việt Nam cũng còn e dè trước ngã ba đường.

Nhưng lần này phải chăng Hà Nội lo ngại cao điểm của sự xung đột Biển Đông có thể xảy ra vào tháng Tám, do những xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, như lời cảnh báo của cựu Thủ Tướng Úc Kevin Rudd trong một bài viết đăng trên tờ Foreign Policy: “Hãy coi chừng súng ống tháng Tám ở Á Châu. Làm thế nào để giữ cho các căng thẳng Mỹ – Trung không bùng lên thành chiến tranh.”

Nếu quả là như vậy thì phải chăng CSVN đang phòng xa? Nhưng trên chiến trường Biển Đông, từ khi Hoa Kỳ tuyên bố lập trường cứng rắn vào ngày 13 tháng Bảy bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, người ta thấy ngoài miệng thì Hà Nội chỉ hùa theo các nước trong khối ASEAN mà không có hành động cụ thể nào. Đó là lập trường thủ lợi không chọn bên nào, tức tiếp tục đứng giữa đu dây để hưởng lợi. Trong bối cảnh các phương tiện chiến tranh như phi cơ, tàu chiến đôi bên được huy động tối đa và chưa có dấu hiệu ngừng nghỉ cùng với các cuộc tập trận của Hoa Kỳ và Trung Quốc, liệu Việt Nam sẽ hành động ra sao khi xung đột diễn ra.

CSVN biết rất rõ, nếu tiếng súng nổ lớn trên Biển Đông vào tháng Tám này, lực lượng quân sự của Bắc Kinh sẽ lợi dụng cơ hội vàng này để cưỡng chiếm nốt 21 đảo, bãi đá chìm của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa. Đây mới là tham vọng thực sự của Bắc Kinh.

Đầu tháng Tám, Trung Quốc đã tung tin quân đội của họ dự kiến tập trận mô phỏng cuộc tấn công chiếm quần đảo Đông Sa (Pratas hay Dong-Sha) của Đài Loan, nằm về phía Bắc Biển Đông. Nếu đây chính là quỷ kế “minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương” theo kiểu giương đông kích tây thì Việt Nam khó trở tay.

Bởi hiện nay Trung Quốc đã khống chế và kiểm soát gần như trọn vẹn quần đảo Hoàng Sa, trong khi ở Trường Sa Trung Quốc chỉ mới chiếm được 7 thực thể của Việt Nam vào năm 1988. Bắc Kinh đã nỗ lực cải tạo và xây dựng chúng thành những căn cứ quân sự khá vững chắc nhưng chưa đủ sức chống lại sự tấn công của Mỹ. Do đó muốn hoàn toàn khống chế Biển Đông và loại trừ ảnh hưởng của Mỹ ở đây, Trung Quốc buộc phải chiếm 21 đảo, bãi đá còn lại của Việt Nam, từ đó mới có thể kiểm soát, làm chủ hoàn toàn phía Nam của Biển Đông.

Vì thế, CSVN cho chiếu lại đoạn phim về trận chiến biên giới năm 1979 không nằm ngoài một lời cảnh báo rằng, nếu Trung Quốc tấn công lãnh thổ Việt Nam thì Hà Nội sẽ phải chọn Hoa Kỳ.

Rõ ràng là càng ngày CSVN càng thấy rõ phải tiến gần Hoa Kỳ thì mới có cơ hội bảo vệ các hải đảo còn lại trước tham vọng bá quyền của Bắc Kinh. Nhưng Việt Nam thực sự có ngoảnh mặt được với Bắc Kinh hay không lại không tuỳ thuộc vào nguyện vọng người dân, mà tùy vào sự phân chia quyền lực sau đại hội 13 giữa các lãnh đạo cộng sản chóp bu.

Phạm Nhật Bình

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.