vắc-xin

Bác sĩ Andrea Cox thuộc Khoa Dược của Đại Học Johns Hopkins, Hoa Kỳ. Ảnh chụp Youtube VOA

Thông tin cơ bản về vaccine Covid-19

Bác Sĩ Andrea Cox thuộc Khoa Dược của Đại Học Johns Hopkins cho biết: “Mục đích của việc tiêm chủng là nhằm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh dịch, chứ không phải để ngăn chặn lây nhiễm một cách triệt để.”

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nguy cơ nhập viện hoặc tử vong vì Covid-19 giảm đáng kể nơi những người được tiêm chủng.

Những điều đã biết và chưa biết về biến thể Omicron

Các nhà khoa học Nam Phi đã xác định được một biến mới của loại coronavirus mà họ cho là nguyên nhân gây ra sự gia tăng đột biến gần đây của số ca nhiễm Covid-19 ở Gauteng, tỉnh đông dân nhất của nước nầy.

Không rõ biến thể mới xuất hiện đầu tiên ở đâu, nhưng các nhà khoa học ở Nam Phi đã thông báo với Tổ Chức Y Tế Thế Giới trong những ngày gần đây và hiện biến thể này đã được tìm thấy ở một số người đi từ Châu Phi sang các quốc gia Châu Âu, Úc và Do Thái.

Vào hôm 26 tháng Mười Một, WHO đã xác định đây là một “biến thể đáng quan tâm,” và đặt tên là “Omicron.”

Một khu vực ở TP.HCM bị phong tỏa hôm 12/7/2021. Ảnh: Netnews

Góp ý với nhà cầm quyền CSVN về việc chống dịch Covid-19 hiện nay

Trước cơn đại dịch chung, trước nỗi thống khổ của dân ta vì tai ương chung, tuy là một đảng viên Việt Tân, người viết sẵn sàng đưa ra một số góp ý với nhà cầm quyền CSVN để làm tốt hơn trong việc cùng nhân dân chống dịch. Đặc biệt là những cán bộ phụ trách công tác chống dịch hiện nay cần mở rộng tim óc để đón nhận và xem xét những lời tư vấn này cùng với bao nhiêu góp ý khác của những ngườI thiện chí ngoài đảng ở trong cũng như ngoài nước.

Thủ Tướng Phạm Minh Chính buộc phải thừa nhận: “Phải xác định cuộc chiến đấu này còn rất trường kỳ, lâu dài, vất vả,” sau những khẩu hiệu, nghị quyết, quy định và biện pháp ban hành chống biến thể Delta tỏ ra vô hiệu, trong một cuộc họp giữa chính phủ với các địa phương hôm 30/7. Ảnh chụp từ giaoduc.net

Cuộc chiến chống Covid-19: Trường kỳ và vất vả

Nếu Thủ Tướng Chính đã ý thức được cuộc chiến chống Covid-19 là trường kỳ thì nên vứt bỏ “mục tiêu kép” mà ưu tiên cho bảo vệ sức khỏe người dân, đồng thời để ngăn ngừa con số tử vong cao.

Kế đến là bỏ chủ trương “chống dịch như chống giặc” mà thực tế đã chứng minh chỉ có giá trị như một khẩu hiệu tuyên truyền, để từng bước giải tỏa những nơi bị phong tỏa. Điều này sẽ giúp người dân tập làm quen sống chung với dịch và chính họ sẽ tự điều hòa cuộc sống của chính họ.

Sau cùng, chính phủ phải chi một số tiền để hỗ trợ người dân, không chỉ người nghèo mà cả những người sống nhờ đồng lương trong các công việc văn phòng, dịch vụ, sản xuất.

Hai liều vaccine Covid-19 của Sinopharm. Ảnh: Báo Hà Giang

Tiêm chủng COVID tại Việt Nam: Dân lo ngại vaccine Trung Quốc

Một cư dân sống tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nói với VOA bà ‘rùng mình’ khi nghe tin vaccine Trung Quốc đang được xem xét cấp phép tại Việt Nam bởi xưa nay chưa bao giờ bà tin vào các sản phẩm ‘Made in China.’

“Đồ ăn thức uống vào người thì sau 4 tiếng có thể thải ra hết, chứ đằng này vaccine tiêm vào người thì tôi sợ quá. Tôi đã chuẩn bị sẵn rồi, nếu người ta kêu ra phường tiêm vaccine Trung Quốc thì tôi cho người tiêm ít tiền để họ tiêm xuống đất cho xong, chứ tôi không tiêm,” bà Hạnh thẳng thắn chia sẻ.

Đại dịch COVID-19 khiến toàn cầu bị thiệt hại kinh tế-xã hội nặng nề, số người tử vong cao, nhưng đến giờ này người ta vẫn chưa biết thực sự nguồn gốc của virus Corona. Trong hình, khách du lịch chụp hình trên Đại Lộ Danh Vọng Hollywood ở Los Angeles, California, hôm 3 Tháng Năm. Ảnh: AP /Jae C. Hong

Lại nóng chuyện nguồn gốc virus Covid-19

Có một vấn đề nhức nhối về đại dịch này vẫn chưa có câu trả lời chính xác: Con virus Corona, được đặt tên là SARS-CoV-2, từ đâu ra mà tác oai tác quái như vậy. Trả lời câu hỏi này không chỉ là điều kiện căn bản để kiểm soát đại dịch, khôi phục cuộc sống bình thường mà còn có ý nghĩa quyết định cho việc chuẩn bị, đề phòng và ngăn chặn một đại dịch tương tự trong tương lai.

Vắc-xin ngừa Covid-19, liều thuốc chủng mang lại hy vọng trở lại cuộc sống bình thường trên toàn cầu. Ảnh: Dado Ruvis/Reuters

Covid-19: Từ vắc-xin đến tiêm chủng, thách thức lớn cho khâu hậu cần

Thông báo vắc-xin phòng Covid-19 của hãng dược Mỹ Pfizer và BioNTech của Đức có công hiệu 90% là một tin vui lớn giữa lúc cả thế giới đang chìm trong đại dịch. Nhưng từ nay đến khi liều thuốc hy vọng này được chính thức đưa vào tiêm chủng đại trà cho mọi người vẫn còn cả một tiến trình dài, với nhiều thách thức lớn.

Một trong những vấn đề lớn đặt ra cho vắc-xin của Pfizer và BioNTech sẽ là về hậu cần.

Một người tình nguyện nhận mũi tiêm thử nghiệm lâm sàng một loại vắc-xin có nhiều triển vọng thành công, hôm 16/3/2020. Ảnh: AP

Vaccine của Oxford tạo đáp ứng miễn nhiễm nơi người trẻ lẫn người già

Một vaccine thành công sẽ làm thay đổi cục diện cuộc chiến chống lại virus corona chủng mới vốn đã giết chết hơn 1,15 triệu người, làm đóng cửa một loạt nền kinh tế toàn cầu và đảo ngược cuộc sống của hàng tỉ người.

Vaccine của Oxford/AstraZeneca [Anh & Thụy Điển] hy vọng sẽ là một trong những vaccine đầu tiên có thể được các nhà ban hành qui định chấp thuận, cùng với các ứng viên của Pfizer [Mỹ] và BioNTech [Đức], trong lúc thế giới nỗ lực tìm lối thoát khỏi đại dịch COVID-19.

Nhiều công ty được đang ráo riết phát triển vắc-xin chủng ngừa Covid. Ảnh: Forbes

Chưa thể có vaccine trước ngày bầu cử Mỹ

Hôm 16/10, công ty dược khổng lồ Pfizer loan báo sẽ không tìm cách xin phép khẩn cấp để đưa ra vaccine trước cuối tháng Mười Một.

Hai công ty vaccine hàng đầu khác cũng đang ngưng lại. Vaccine thứ tư có thể chưa có kết quả cho đến cuối năm nay.

Ảnh tư liệu của công ty Johnson & Johnson về cuộc nghiên cứu vắc-xin COVID-19 thử nghiệm giai đoạn cuối. Hãng bào chế này loan báo tạm ngưng các cuộc thử nghiệm hôm 12 tháng 10 sau khi một đối tượng lâm bệnh không rõ nguyên nhân. Ảnh: Johnson & Johnson

Johnson & Johnson: ‘Cần nhiều ngày để xét ca bệnh đã đình chỉ thử nghiệm vắc-xin’

Hãng bào chế dược phẩm Johnson & Johnson hôm 13 tháng Mười cho biết sẽ mất ít nhất vài ngày để một hội đồng giám sát an toàn xem xét lại thử nghiệm vắc-xin COVID-19 giai đoạn cuối của Johnson & Johnson sau khi công ty thông báo đã tạm ngưng cuộc thử nghiệm vắc-xin vì một trong những đối tượng nghiên cứu mắc phải một căn bệnh không rõ nguyên nhân.

Sắp có vắc-xin Đức. Ảnh: Thông Tin Đức Quốc

Sắp có vắc-xin Đức

Công ty BioNTech ở Mainz (Đức) thông báo một bước đột phá: Vắc-xin ngừa cúm Tàu mới được phát triển hoạt động rất tốt. Việc tiêm chủng hàng loạt có thể sớm được thực hiện. Cặp vợ chồng nhà nghiên cứu Sahin/Türeci không chỉ kiếm được hàng tỷ USD mà còn đạt được danh tiếng thế giới.

Vắc xin Covid-19: Trong giai đoạn thử nghiệm cuối – Dự báo cuối năm sẽ đưa vào sử dụng

Hiện nay có 8 vắc xin đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng 3 (trên người) – là giai đoạn thử nghiệm cuối trước khi được xem xét chuẩn thuận đưa vào sử dụng. Trong số này, có 3 vắc xin thuộc các nước Tây phương được đánh giá có triển vọng cao, có thể được đưa vào sử dụng vào cuối năm nay.