vốn vay Trung Quốc

Về mặt chính thức, Việt Nam nhận hơn 16,3 tỷ đô la trong các dự án tài trợ của Trung Quốc giai đoạn 2000-2017. Ảnh: AP

Những món nợ Trung Quốc tiềm ẩn và rủi ro chính trị cho Việt Nam

Dù gánh nợ Trung Quốc không nặng như nhiều nước khác, nhưng báo cáo mới đây về những chương trình hỗ trợ kinh tế của Trung Quốc cho thấy, gánh nặng những khoản nợ mà Việt Nam vay Trung Quốc gia tăng, vượt xa những gì người ta thường nghĩ, tạo ra nhiều rủi ro chính trị và tác động đến các chính sách tiềm tàng trong quan hệ với Trung Quốc của chính quyền Việt Nam, vốn đã dễ bị thúc ép quấy nhiễu và đe dọa.

Theo dữ liệu công bố ngày 29/9 vừa qua của Trung Tâm AidData thuộc đại học College of William & Mary ở Virginia, Việt Nam đã vay của Trung Quốc $18,37 tỷ trong thời gian 2000-2017. Ảnh minh họa: Nicolas Asfouri/ AFP via Getty Images

Việt Nam nợ Trung Quốc bao nhiêu tiền?

Từ một nước nhận viện trợ, Trung Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ trở thành nước cho vay và viện trợ lớn nhất thế giới. Việt Nam là một trong nhiều nước vay vốn của Trung Quốc, nhưng ít ai biết được quy mô của món nợ, mục đích vay vốn và cái giá chính trị phải trả cho món vay đó.

Đoàn tàu của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang nằm ga "chờ ngày khai thác thương mại." Ảnh: Báo Lao Động

Mấy vấn đề xung quanh dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông

Mấy ngày nay dư luận rộ lên bàn tán xung quanh sự việc công ty tư vấn Pháp ACT được nhà nước Việt Nam thuê khảo sát, đánh giá chất lượng của công trình dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông, và đã công bố kết quả.

Dư luận băn khoăn vì sao công ty tư vấn Pháp ACT ngày 29/4/2021 một mặt đã xác nhận và cấp chứng nhận công trình đạt điều kiện an toàn hệ thống cho công trình của dự án, nhưng, mặt khác, lại vẫn “thòng” thêm 16 khuyến cáo rằng công trình của dự án chưa đạt tiêu chuẩn Châu Âu theo các nhóm hạng mục khác nhau, và rằng nếu đưa vào sử dụng thì chủ dự án phải chấp nhận khả năng xảy ra rủi ro, tai nạn… (?!)

Tư vấn Pháp ACT cảnh báo đường sắt Cát Linh - Hà Đông thiếu an toàn. Ảnh chụp báo Tuổi Trẻ

Mạng người Việt giá bao nhiêu?

Hãy đề phòng với người anh em “môi hở răng lạnh” nhưng lúc nào răng cũng rình để cắn nát môi. Mạng người Việt giá bao nhiêu?

Đánh giá an toàn hệ thống đường sắt Cát Linh – Hà Đông, liên danh tư vấn Apave-Certifier-Tricc (tư vấn ACT) của Pháp đã đưa ra 16 khuyến cáo dẫn tới nguy cơ mất an toàn hệ thống khi vận hành nhưng Bộ Giao Thông Vận Tải cho rằng 16 cảnh báo này là do khác biệt về tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn trong đầu tư, khai thác, vận hành hệ thống metro giữa Châu Âu và Trung Quốc.

Giao thông trên đường phố Hà Nội dưới công trình dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông. Ảnh chụp hôm 7 tháng Tư, 2013. Ảnh: AFP/Nick Ut

Hà Nội lại đổ thêm tiền vào dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông

“Cái cơ chế nó ràng buộc nhau lắm. Người thẳng thắn và có trình độ chuyên môn thì lại không được làm quản lý. Mà nếu có tham gia quản lý thì cũng “bị” không làm được việc. Việc chọn nhà thầu đã dở, việc quản lý thi công thì do tham nhũng, dính đến chuyện ăn phong bì nên bị nhà thầu gài rất nhiều điều bất lợi cho chủ đầu tư. Ví dụ không tăng vốn thì nó để tiến độ chậm lại. Cái khó nữa là những dự án như thế này thì thật sự không ai dám quyết làm gì nữa hết.” (Kỹ Sư Trần Bang)

TBT Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình chúc mừng nhau sau lễ ký kết một số thỏa hiệp song phương ở Hà Nội ngày 5 tháng Mười Một, 2015. Ảnh: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images

Những cú áp phe của hai đảng cộng sản Việt – Trung

Cùng với lời kêu gọi “Việt Nam cần đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ thương mại để giảm rủi ro do quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc”, thì cần thiết không kém là thể chế chính trị của Việt Nam cần hướng tới nhanh hơn nữa việc chấm dứt các phụ thuộc, lệ thuộc về cái gọi là ‘hai đảng anh em’; tránh những cú bắt tay làm ăn núp bóng qua những “chuyến thăm cấp Nhà nước” giữa nhóm người đứng đầu đảng cộng sản của đôi bên.

Bộ Trưởng Bộ Giao Thông - Vận Tải Nguyễn Văn Thể. Ảnh: Thanh Niên

Một hiệp định sỉ nhục

Hiệp định không tên mà Bộ Trưởng GT-VT Thể nêu ra được ký giữa Việt Nam và Trung Quốc, ngoài điều khoản Việt Nam không có quyền chỉ định thầu, chắc chắn sẽ có nhiều điều khoản khác gây bất lợi cho Việt Nam, chỉ có lợi cho phía Trung Quốc. Nhà lãnh đạo nào của Việt Nam đã ký với Trung Quốc hiệp định không tên mà ông Thể nêu ra, chắc chắn sẽ bị lịch sử phán xét và nguyền rủa.