Vương Đình Huệ

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Chủ tịch Trung Quốc nhắc đến ‘đồng chí hướng, chung vận mệnh’ khi tiếp chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ hôm 8/4 gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, nhấn mạnh việc phát triển mối quan hệ với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại của Việt Nam và đề xuất hợp tác nhiều hơn nữa trong các dự án thương mại và phát triển, chính phủ Việt Nam và truyền thông nhà nước đưa tin.

Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi hai bên nỗ lực thúc đẩy việc xây dựng “Cộng đồng chia sẻ tương lai VN - Trung Quốc,” khái niệm đã được đưa ra trong Tuyên bố chung giữa hai bên khi ông Tập công du Việt Nam vào tháng 12 năm ngoái.  

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vai trò của Trung Quốc trên bàn cờ chính trị CSVN

Việc ông Vương Đình Huệ thăm Bắc Kinh với thời gian tới năm ngày [7-12/4/2024] là một sự bất thường, trong bối cảnh cuộc chiến ở thượng tầng cung đình Việt Nam đang diễn biến hết sức phức tạp.

Công luận đã đặt câu hỏi, vì sao ông Vương Đình Huệ sang thăm Bắc Kinh vào thời điểm hiện nay, và điều đó liên quan gì đến cuộc chiến quyền lực ở thượng tầng nội bộ ban lãnh đạo đảng CSVN lúc này hay không?

Quốc hội nợ người dân Luật biểu tình hơn 30 năm nay. Ảnh: Internet

Món nợ hơn 30 năm

Nếu cử tri thực sự được quyền ‘đòi nợ’ Quốc hội như lời ông Vương Đình Huệ, người viết bài này mong muốn các cựu chủ tịch Quốc hội có tên sau đây cần đăng đàn giải trình vì sao đã để ‘nợ quá hạn’ kéo dài đối với ‘quyền biểu tình – quyền hội họp,’ chí ít cũng từ Hiến pháp 1992 cho đến nay, tức đã hơn 30 năm: Nông Đức Mạnh – Nguyễn Văn An – Nguyễn Phú Trọng – Nguyễn Sinh Hùng – Nguyễn Thị Kim Ngân, và Vương Đình Huệ.

Nhờ Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường giải đáp vài thắc mắc về cuộc bầu cử

Với những diễn biến như vừa đề cập và bất chấp thực tế mà hàng chục triệu người cùng ở trong cuộc, cùng cảm nhận thực – hư, mà ông Bùi Văn Cường [tổng thư ký Quốc Hội, chánh văn phòng Hội Đồng Bầu Cử Quốc Gia] dám khẳng định “cuộc bầu cử vừa qua đạt tỉ lệ cao, thành công rất tốt đẹp, cử tri có ý thức chính trị, trách nhiệm cao, vinh dự, tự hào tham gia bầu cử” thì không chỉ cho thấy sự trâng tráo mà đó còn là bôi nhọ, bóp méo ngôn ngữ của dân tộc này, khiến những từ như… tốt đẹp, ý thức, trách nhiệm, vinh dự, tự hào… bị hư hại.

Quốc Hội CSVN. Ảnh: Internet

Quốc hội của ai?

Việt Nam đã tổ chức xong cuộc bầu cử quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp trong ngày 23 tháng Năm vừa qua.

Hà Nội đã bỏ ra 3.700 tỷ đồng ngân sách quốc gia, tương đương gần 200 triệu Mỹ Kim. Đây là một số tiền quá lớn chi tiêu cho một mục đích mà ai cũng thấy trước là không mang lại lợi ích cụ thể nào cho đất nước.

Vương Đình Huệ, Bí Thư Hà Nội tại hội nghị ban chấp hành đảng bộ TP Hà Nội hôm 28/11/2020. Ảnh: Tiền Phong

Quyền anh, quyền tôi

Ông Vương Đình Huệ có một tuyên bố khá lạ tai qua chỉ thị: Mọi cán bộ trong thành ủy phải “đổi mới tư duy phát triển, không có chuyện quyền anh, quyền tôi.”

Dụng ý của ông Huệ muốn răn đe cấp dưới quyền là không được vẽ hàng rào để cố thủ trong lô-cốt ở mỗi cơ quan, ăn thua đủ với nhau. Điều này cho thấy chuyện các cơ quan ở Hà Nội lâu nay ngáng chân ngay tay lẫn nhau hay giành ăn với nhau lên tới mức báo động.

Vương Đình Huệ (ngoài cùng, bên phải) được bầu làm bí thư thành ủy Hà Nội với 100% phiếu bầu, trong đại hội đảng bộ Hà Nội hôm 12/10/2020. Ảnh: PLO

Trò hề “bầu cử” lãnh đạo tại Việt Nam

Hôm 12 tháng Mười, 2020, ông Vương Đình Huệ đã nhận được 100% số phiếu (71/71 phiếu) làm bí thư thành ủy Hà Nội, trong một sự kiện “Đảng cử, Đảng bầu.”

Con số 100% thường xuất hiện trong các cuộc bầu cử lãnh đạo cộng sản tại Việt Nam, cho thấy thực chất đây chỉ là những trò hề được dàn dựng. Còn sân khấu cạnh tranh, đấu đá quyết liệt được diễn ra ở phía sau hậu trường.