Tại sao VNĐ là đồng tiền mất giá nhanh và nhiều nhất?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tỷ giá USD/VNĐ trên thị trường tự do đã vượt mốc 25.000 VND/1 USD. Như vậy mức trượt giá của VND là hơn 7% kể từ đầu năm và cũng là mức trượt giá cao nhất trong 1 thập kỷ qua. Đây được coi là kết quả “không thể tránh” theo như lời giới chức Việt Nam với lý do lạm phát toàn cầu tăng, FED tăng lãi suất cho vay khiến các quĩ đầu tư rút khỏi thị trường mới nổi và các thị trường cận biên như Việt Nam. Việc nới rộng biên độ tăng giảm tỷ giá VNĐ/USD lên tới 5% trong ngày được coi là biện pháp cần thiết để “đảm bảo cân đối vĩ mô”… theo truyền thông nhà nước CSVN cho biết. Tất nhiên, đó là một nửa sự thực.

Trên bình diện chung, không chỉ có đồng tiền Việt Nam bị mất giá so với USD trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chao đảo như hiện nay. Nhưng có vẻ như mức trượt giá khá nhanh của VNĐ khiến quốc gia cộng sản này “thăng hạng” trong bảng tổng sắp các nước có đồng tiền yếu nhất thế giới, còn nhanh hơn trong bảng tổng sắp của FIFA.

Có mấy câu hỏi cần được đặt ra ở đây:

– Ngoài những yếu tố khách quan mà giới truyền thông trong nước đã nói nhiều như một động thái trấn an tâm lý đám đông thì có những yếu tố chủ quan nào khác từ nhược điểm mang tính cố hữu, bản chất của hệ thống tài chính ngân hàng và nền kinh tế Việt Nam đã thúc đẩy quá trình phá giá đồng nội địa này hay không?

– Tỷ giá hiện thời liệu có phải là tỷ giá cuối cùng trong năm 2022? Nó sẽ tiếp tục tăng hay giảm và yếu tố nào sẽ quyết định quá trình đó?

Hiện đồng tiền Việt Nam (VNĐ) là đồng tiền yếu nhất trong khối Châu Á và yếu thứ 2 trên thế giới. Đồng tiền yếu nhất thế giới thuộc về đồng Rial của Iran (42.350 IRR/1 USD). Năm 2020, đồng tiền Việt Nam ở vị trí thứ 4 sau đồng Rial của Iran, đồng BYR của Belarus, vị trí thứ 3 thuộc về đồng tiền của một quốc đảo gần như vô danh ở Châu Phi là São Tomé & Principe.

Năm 2022, VNĐ “leo” lên vị trí thứ 2 trong bảng tổng sắp đáng buồn tủi này. Nhưng nếu so sánh với Iran – một quốc gia đang bị cấm vận bởi Tây Phương hơn 4 thập kỷ với các điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, bối cảnh kinh tế, chính trị hỗn loạn ở Trung Đông thì là một so sánh hết sức khập khiễng.

So với các đồng tiền khác trong khu vực Đông Nam Á, đồng tiền Việt Nam mất giá nhanh nhất, nhiều nhất. Kể từ 2000 đến nay, VNĐ đã mất giá 70% so với đồng USD. Việc đồng nội tệ suy yếu nhanh tuy có thể có lợi cho xuất khẩu nhưng đối với một nền kinh tế nhập khẩu hơn 80% nguyên nhiên vật liệu đầu vào và không có công nghiệp hỗ trợ như Việt Nam thì lại gặp vấn đề lớn. Nợ quốc tế và chi phí nhập khẩu sẽ tăng cao trong bối cảnh xuất khẩu bị suy giảm, góp phần làm “mỏng” nhanh quĩ dự trữ ngoại tệ.

 

Được biết, dự trữ ngoại tệ thấp hơn cầu ngoại tệ để thanh toán hàng hóa nhập khẩu. Ngoài ra, chính sách giữ tỷ giá cố định thời gian trước để kiềm chế lạm phát nên Ngân Hàng Trung Ương đã phải bán ra 41 tỷ USD chỉ trong 3 đợt gần đây (ngày 7/6/2022 Ngân Hàng Trung Ương bán ra 7 tỷ USD, ngày 16/8/2022 bán ra 13 tỷ USD và ngày 14/09/2022 bán ra 21 tỷ USD). Trong nửa cuối tháng Chín và tháng Mười, Ngân Hàng Trung Ương tiếp tục bán thêm một lượng USD nhưng chưa công bố nên dự trữ ngoại tệ hiện tại chỉ khoảng 80 tỷ USD tương ứng khoảng 12 tuần nhập khẩu với kim ngạch xuất khẩu năm 2022 dự đoán là 368 tỷ USD. Đây là qui mô dự trữ ngoại hối thấp nhất gần mức tối thiểu, tương đương 12-16 tuần nhập khẩu.

Trong khi đó, nguồn thu từ kiều hối và người lao động nước ngoài – vốn dĩ là một nguồn ngoại tệ quan trọng, khoảng 16-18 tỷ USD/năm, đã và đang suy giảm đáng kể. Sau 2 năm bệnh dịch, gần 200.000 lao động đã trở về nước và chưa tìm được công việc tiếp theo, lượng lao động được “xuất khẩu” mới ít hơn so với thời gian trước cũng như việc buôn lậu người bằng container bị EU và các nước Tây Phương xiết chặt nên ảnh hưởng tới nguồn thu ngoại tệ đáng kể của nhà cầm quyền và quan chức CSVN.

Năm 2015, theo tổ chức Global Financial Intergrity (Tổ chức Liêm Chính Tài Chính Toàn Cầu) công bố báo cáo “Illicit Financial Flows from developing coutries” (tạm dịch: Dòng tài chính bất hợp pháp từ các nước đang phát triển) giai đoạn 2004-2013 có nêu tên Việt Nam. Báo cáo cho hay khoảng 92,9 tỷ USD trong 10 năm là số tiền bẩn đã được tuồn ra nước ngoài.

Ngoài ra, một xu hướng khác ảnh hưởng tới nền kinh tế, đồng thời góp phần làm suy yếu đồng tiền trong nước là các doanh nghiệp sản xuất trong nước phụ thuộc vào nhập khẩu hầu hết nguyên vật liệu đầu vào nhưng không xuất khẩu được mà chỉ tiêu thụ nội địa. Lợi nhuận thực sự thì được chuyển ra nước ngoài thông qua việc nâng khống đầu vào nhập khẩu, báo lỗ hoạt động sản xuất trong nước.

Một lý do nữa liên quan đến hoạt động các công ty chứng khoán huy động vốn theo kiểu phát hành trái phiếu rác thông qua các ngân hàng thương mại tư nhân như Vạn Thịnh Phát… rồi mua ngoại tệ và thông qua việc thanh toán ngoại thương để chuyển ngoại tệ ra nước ngoài.

Sẽ nguy hiểm hơn nhiều khi một tập đoàn vừa nắm ngân hàng thương mại, vừa có hàng trăm doanh nghiệp chân rết phát hành dễ dàng hàng triệu cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp dưới chuẩn để huy động vốn, vừa có hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế như Vạn Thịnh Phát, v.v… Vạn Thịnh Phát là một trong những ví dụ tiêu biểu của một “sát thủ kinh tế” ở tầm vóc còn lớn hơn Vingroup hay FLC, Tân Hoàng Minh, v.v… Do đó, việc kiểm soát đặc biệt ngân hàng SCB ngay kể cả hiệu quả hoạt động của ngân hàng này ổn và khối tài sản đảm bảo lớn có lẽ xuất phát từ nhiều lý do khác.

Tất cả các yếu tố trên đều dẫn đến việc đồng tiền VNĐ suy yếu và nền kinh tế quốc gia bị “nội thương” nghiêm trọng trái ngược với các con số thống kê tăng trưởng GDP đẹp đẽ. Nếu nhìn sâu vào chút, ta có thể thấy nền kinh tế đang vỗ ngực với thành tích “tăng trưởng nhanh nhất thế giới” này đang cực kỳ mong manh và bất ổn.

Tân Phong

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.