Tập Cận Bình không tới G20, tín hiệu đáng ngại từ “rồng Trung Hoa”

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Moscow, 21/3/2023. Ảnh: Vladimir Astapkovich/ Sputnik/ AFP via Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sự vắng mặt của Tập Cận Bình ở diễn đàn 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới G20 tại Ấn Độ vào ngày 8-9 tháng Chín tới đây được nhiều báo chí quốc tế khai thác và bình luận. Nhận định chung coi đó là chính sách tự cô lập, rời bỏ các định chế và sân khấu quốc tế hay sự lu mờ hình ảnh của đại cường mới nổi…

Nếu như cách đây ít lâu, Trung Quốc thường biến các diễn đàn G20 thành sân khấu của riêng mình. Số lượng vượt trội, cùng với “văn hóa đại lục” đặc trưng bởi sự ồn ào và thô lỗ, các đại biểu của đoàn Trung Quốc thường la ó, nói chuyện riêng và bỏ ra ngoài uống cafe khi nguyên thủ các quốc gia Tây Phương phát biểu.

Thế nhưng, năm nay, lần đầu tiên, Tập Cận Bình vắng mặt ở một sự kiện quan trọng thường là sân khấu riêng của ông ta tới để đọc những bài phát biểu lê thê và nhận những tràng pháo tay vang dội không ngớt. Vài ngày trước đó, Trung Quốc công bố bản đồ tiêu chuẩn 2023 trong đó có những khu vực chồng lấn các vùng lãnh thổ với Ấn Độ, Nga, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Đài Loan… Đường chín đoạn bao trùm gần như toàn bộ biển Đông đã tăng lên 10 đoạn. Liệu đó có phải là sự tình cờ?

Một Trung Quốc suy yếu về kinh tế và cô lập hơn về chính trị đáng sợ hơn một Trung Quốc thịnh vượng và cởi mở. Bởi lẽ, Trung Quốc có truyền thống hướng các bất ổn chính trị xã hội ra bên ngoài bởi chiêu bài “ái quốc” và tinh thần dân tộc. Vô tình, Tổng thống Biden có một câu nói gần đây rất hay “Khi kẻ xấu gặp vấn đề, họ sẽ làm điều xấu.” Tôi là fan của những chú gấu trúc dễ thương nhưng tôi không tin những nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc dễ thương và vô hại như những chú gấu trúc.

Bret Stephens, cây bút của tờ New York Times mới đây đã cảnh báo “đừng cho rằng quyền lực suy tàn là quyền lực ít nguy hiểm hơn”“đừng tin vào sự ổn định nội bộ.” Vấn đề của Trung Quốc rất có thể nằm ở cái gọi là “nghịch lý Tocqueville,” rằng cách mạng có thể xảy ra khi những kỳ vọng ngày càng tăng, bị cản trở bởi những khó khăn về kinh tế và điều kiện xã hội xấu đi. Trong một xã hội đang tiến dần đến chuyên chế AI như Trung Quốc, chúng ta vẫn thấy những cuộc phản đối và biểu tình đầy sáng tạo bằng như tờ giấy trắng và những cuộc nổi loạn ở những khu tập trung cách ly trong thời gian nhà cầm quyền áp đặt chính sách Zero Covid.

Sự quay trở lại hệ giá trị thời Maoism kể từ khi Tập Cận Bình nắm quyền lực thống trị là điều tồi tệ đối người dân Trung Quốc, đặc biệt là giới doanh nhân tinh hoa. Ông ta đã triệt hạ những doanh nghiệp tư nhân thành công nhất như với trường hợp Alibaba của Jack Ma, Tencent của Huateng Ma… các tập đoàn được coi là động lực phát triển của “nền kinh tế số 2 thế giới.” Đó là sự phá hoại có hệ thống của Tập đối với di sản của Đặng Tiểu Bình và các lớp lãnh đạo sau đó dày công xây dựng. Khó khăn của nền kinh tế Trung Quốc hiện nay không phải là một tai nạn, nó không đến từ một vài chính sách kinh tế sai lầm đơn lẻ, nó là kết quả của một quá trình và chuỗi quyết định nhất quán trong suốt hơn 10 năm qua của Tập Cận Bình.

Trong hàng chục bài phát biểu gần đây của Tập Cận Bình, ông ta liên tục nói đến việc quốc dân đồng bào phải chuẩn bị cho thời kỳ khó khăn, các khái niệm “vòng kinh tế tuần hoàn kép,” chính sách hướng vào bên trong, không từ bỏ vũ lực để thống nhất Đài Loan… Trung Quốc liên tục tích lũy lương thực, dầu thô, vàng, các loại quặng chiến lược dùng cho nhu cầu chiến tranh… Phải chăng, Zero Covid là một cuộc diễn tập lớn?

Hãy nhìn bộ sậu chóp bu của Trung Nam Hải nhiệm kỳ thứ 3 của Tập, ông ta đang tập hợp quanh mình một “nội các chiến tranh” với những nhà lý luận, an ninh, tổ chức đảng… hoàn toàn vắng bóng các nhà lãnh đạo kỹ trị có đủ tầm vóc để lèo lái nền kinh tế số hai thế giới đang đi tới điểm tận cùng của mô hình tăng trưởng đã lỗi thời. Ông ta hoàn toàn nhận thức rõ ông ta đang làm gì và chuẩn bị cho điều gì.

Liên tục thay đổi lãnh đạo quân đội cao cấp, Tập Cận Bình rõ ràng cảm thấy bất an dù đã triệt hạ hoàn toàn vây cánh của những thái tử đảng từng là đối thủ chính trị của mình. Tập Cận Bình thường lấy Mao Trạch Đông là tấm gương và ông ta nằm lòng câu nói của Mao “quyền lực đẻ ra từ họng súng.” Việc nắm chặt quân đội, công an là tiên quyết với các nhà độc tài cộng sản. Tập đã bắt hết “hổ” đập cả chục vạn “ruồi.” Vậy ông ta còn bất an điều gì?

Ông ta sợ những tiếng nói sự thực ở quân đội giống như Lưu Á Châu – một thiếu tướng không quân, chính ủy quân khu Thành Đô nhưng đồng thời là một ngòi bút sắc sảo, nhà nghiên cứu văn hóa và quân sự có uy tín nhất trong quân đội PLA. Dù không dính vào bất cứ bê bối tham nhũng hay sai lầm nào trong sự nghiệp quân ngũ nhưng Lưu Á Châu đang phải ngồi tù và đối diện với án tử hình. Tập Cận Bình đã thay đổi bộ trưởng quốc phòng bằng một nhà khoa học kỹ thuật tên lửa và thẳng tay sa thải những tướng quân có ý kiến trái chiều với mình. Rõ ràng, “hoàng đế Đỏ” Trung Hoa đang lặp lại những sai lầm của những nhà độc tài, tự nhốt mình trong chiếc phòng vang vọng “echo chamber” do chính ông ta tạo ra. Khả năng sai lầm của Tập, cũng giống như Putin, là rất lớn.

Mặc dù rủi ro chiến tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ là rất thấp, kể cả là một kịch bản như Ukraine đối với Đài Bắc cũng khó lòng xảy ra. Nhưng nếu như Tập lựa chọn cho đội quân to xác nhưng hơn 40 năm qua chưa từng thực chiến của mình một đối thủ yếu nhất trong số những quốc gia đang có “tranh chấp” lãnh thổ với Trung Quốc, thì xác suất này cao hơn nhiều. Hãy mở tấm “bản đồ tiêu chuẩn 2023” mới đây do Trung Quốc ban hành và làm một bài toán loại trừ. Có lẽ, kết quả dự đoán và thực tế sẽ không khác xa nhau. Theo nhận định của tôi thì xác suất cho một cuộc chiến đã lớn hơn xác suất sấp ngửa của một đồng xu.

Có người sẽ phản bác những bài viết của tôi vì cho rằng những giả định tôi đưa ra thường mang nặng thuyết âm mưu. Kỳ thực ra, chính những nhà độc tài mới là những người cực kỳ ưa thích các thuyết âm mưu, họ thường tin vào trực cảm và hệ tư tưởng của riêng họ. Do đó, nếu bạn sử dụng những phân tích và logic thông thường dựa trên căn cứ khoa học thì thường sẽ đoán sai hoàn toàn những quyết định của những kẻ vĩ cuồng.

Do đó, trong những trường hợp này, thuyết âm mưu điên rồ nhất, đôi khi lại trở thành hiện thực. Chẳng phải phần lớn giới tinh hoa và chính khách Châu Âu đã bất ngờ và thậm chí không tin khi những đoàn xe tăng của Putin vượt qua biên giới Ukraine vào tháng 2, 2022 hay sao? Nếu tôi là chủ một gia đình khá giả ở Trung Quốc hay Việt Nam, tôi sẽ ưu tiên hàng đầu cho việc mua thẻ xanh cho các thành viên gia đình ở các quốc gia như Úc, Canada hay Hoa Kỳ trong năm 2024. Nên khi những kẻ xấu lui vào bóng tối, đó là lúc chúng chuẩn bị ra tay “đại khai sát giới.”

Tùng Phong

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.