Tẩy chay sản phẩm Trung Quốc – Trả tiền cho nỗi đau

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Giờ đây mỗi khi mua một món đồ của Trung Quốc tôi cảm thấy tôi đang phải trả tiền cho những nỗi đau mất mát của đồng bào mình, trả tiền cho sự nô lệ của đất nước tôi vào hàng hóa Trung Quốc. Một nỗi đau âm ỉ đến từ từ nhưng lại rất sâu đắng.

Tôi cảm thấy căm ghét sự bành trướng xâm lược của Trung Quốc, ghét việc họ đô hộ đất nước tôi cả nghìn năm, ghét việc họ Hán hóa người Việt, ghét họ bắt, đánh, giết ngư dân tôi, ghét họ chiếm đóng núi rừng Việt Bắc của cha ông, ghét họ hung hăng xâm chiếm Hoàng Sa Trường Sa, ghét họ nghênh ngang trương bảng Tam Sa, ghét họ đưa lưỡi bò đòi liếm sạch biển Đông…

Vậy thì tại sao tôi lại vừa xuống đường bày tỏ lòng yêu nước, phản đối hành động xâm lăng lại vừa có thể tiếp tay làm giàu cho kẻ xâm lược!? Tại sao tôi lại phải bỏ đồng tiền vất vả kiếm ra để làm giàu cho những kẻ đang bắn giết ngư dân, mưu đồ xâm lấn, chà đạp lên danh dự dân tộc mình!? Tôi tự hỏi mình khi tôi cầm chiếc áo nhập từ Trung Quốc tôi đã từng mua trước đây.

Trung Quốc đã biến thị trường của chúng ta trở thành một bãi rác với những sản phẩm kém chất lượng, phế phẩm, thậm chí là những sản phẩm gây độc hại trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Điều đáng đau xót là tôi phải thừa nhận một điều rằng Việt Nam đang phải làm nô lệ hàng hóa cho Trung Quốc. Có nhiều nguyên nhân, trách nhiệm dẫn đến sự nô lệ này nhưng chính chúng ta, những người tiêu dùng đã trực tiếp vô tình góp phần nào vào tình trạng nô lệ ngày hôm nay.

Trong bối cảnh nô lệ đó, sản phẩm Trung Quốc như một sợi dây thừng quái quỷ nhất. Nó vừa là sợi dây mà người ta như kẻ chết đuối được quăng xuống dòng nước. Nó vừa là sợi dây thòng lọng tròng vào đầu. Đó chính là hình ảnh nói lên bản chất của nô lệ. Biết là phi nghĩa, biết là độc hại, biết là đe dọa độc lập kinh tế quốc gia nhưng vẫn phải nhắm mắt bám vào.

Trong tình trạng nô lệ đó, tẩy chay hàng Trung Quốc, không sử dụng hàng Trung Quốc, thật là khó để chúng ta có thể nói và làm theo, bởi hàng hóa của Trung Quốc tràn ngập trên thị trường Việt Nam với đủ mọi loại mặt hàng giá cả hấp dẫn và mẫu mã tinh vi.

Nhưng có thật sự là chúng ta không thể làm điều đó? Bất cứ ai cũng có thể thoát ra khỏi số kiếp nô lệ nếu biết rõ mình đang nô lệ và dứt khoát không còn muốn mình tiếp tục làm nô lệ.

Đã đến lúc mỗi người chúng ta cần tích cực thay đổi, xóa bỏ đi quá khứ bị phụ thuộc, thay đổi nhu cầu sử dụng từ những mặt hàng nhỏ nhất.

Đã đến lúc chúng ta phải thoát khỏi tâm lý tự cô lập, thu hẹp thị trường của mình trong một nền kinh tế mở cửa bởi những lo sợ và cam chịu.

Đã đến lúc chúng ta phải hết sức mình vượt qua những khó khăn phải đối diện khi phải từ bỏ những mặt hàng rẻ tiền của Trung Quốc để tìm đến với những mặt hàng tương tự từ các nước khác với giá thành cao hơn. Nó thật không dễ dàng gì với những gia đình trung bình và hộ nghèo. Nhưng các cụ vẫn thường bảo “của rẻ là của ôi”, “tiền nào thì của ấy”. Mua đồ rẻ chưa chắc đã tiết kiệm được chi phí, bởi những mặt hàng đó hầu hết là những hàng kém chất lượng, dễ dàng hư hỏng của Trung Quốc, họ tuồn qua Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau. Đọc trên các mặt báo và chính chúng ta cũng từng sử dụng qua, có thể thấy có vô số mặt hàng độc hại từ Trung Quốc tràn lan nhưng vì lợi nhuận mà nhiều doanh nghiệp đã bất chấp đạo đức đem đến cho người tiêu dùng sử dụng.

Đã đến lúc chúng ta sau khi hiểu rõ là độc hại thì phải tháo gỡ những thói quen, đã từng cố tình coi như không biết. Bởi sự độc hại thường nó gậm nhấm, tác động lâu dài âm thầm trong cơ thể chúng ta trong khi trước mắt chúng ta chỉ thấy được nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp, mua rẻ. Sự dễ dãi trong việc lựa chọn vật dụng, thực phẩm là chúng ta đang tự đầu độc chính mình và người thân, biến mình thành nô lệ của kẻ xâm lược.

Tôi cũng như mọi người khác, cũng đã mua, cũng đã sử dụng vô số đồ dùng, sản phẩm nhập từ Trung Quốc. Từ những bộ quần áo, giày dép cho đến đồ ăn, bánh kẹo có xuất xứ Trung Quốc. Tủ của tôi – một “đống rác” khổng lồ – với những bộ quần áo chỉ mặc được đôi lần, những chiếc áo bục chỉ, những chiếc quần phai màu rất nhanh…

Tự hứa với mình, từ nay tôi sẽ cố gắng để không mang “rác” về nhà nữa.

Tự hứa với mình, từ nay tôi sẽ cố gắng để không tiếp tay làm giàu cho giặc nữa.

Nguồn: FB Trịnh Kim Kim

Hình ảnh: Blog Paulo Thành Nguyễn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.