Thái độ cam chịu, không chỉ trích, đánh lận các giá trị – muôn đời không có dân chủ

Ảnh minh họa: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hồi còn làm ở đại sứ quán Mỹ, có một lần cách đây cỡ 15 năm, mình gọi cơm hộp giao đến văn phòng. Khi xuống nhận, mình thấy cậu shipper đứng chờ, để một túi đựng các hộp cơm dưới đất.

Mình nói với giọng khó chịu là miếng ăn giao cho khách em không để dưới đất như thế được. Cậu ý cãi lại đại ý có sao đâu, có hộp có túi bảo vệ rồi. Mình bực, mắng rằng vấn đề không phải là có bị vi trùng lọt vào hay không mà miếng ăn cho con người khác với miếng ăn cho con chó, không để dưới đất được. Cậu ấy xin lỗi. Mình gọi đến tiệm cơm phàn nàn, họ cũng xin lỗi. Mặc dù vậy, mình không gọi cơm hộp nữa mà nhờ vợ chuẩn bị suất cơm ở nhà mang đi. Về sau vẫn gặp kiểu giao cơm để trên đất như cũ, cho các đồng nghiệp khác tại đại sứ quán.

Người Việt mình dễ tính, xuê xoa như thế đấy. Chỉ là đồ ăn thôi mà, ở dưới đất thì cũng bỏ vào mồm, cũng no, có gì đâu mà to chuyện. Mình thì khó tính chắc là vì chót có lần đọc về phép tắc ăn uống của người Pháp, trong đó có dặn là khi ăn, thức ăn phải ở trên bàn, không cúi gầm mặt xuống đĩa mà ngồi thẳng lưng, đầu chỉ hơi cúi xuống để đón thức ăn do tay đưa lên, vì chỉ có con vật như chó, lợn, bò… mới gục đầu xuống đồ ăn nằm trên mặt đất.

Nói một chuyện nhỏ này ra để thấy hệ giá trị của ta và của họ cách xa nhau thế nào.

Suy sang các chuyện trọng đại hơn, ờ thì ở ta cũng có nhà cao đường lớn, đâu cần bền đẹp sạch sẽ không xuống cấp gì, có mà ở mà đi là tốt rồi.

Ờ thì ở ta cũng có ô tô để đi, mỗi tội bị nhà nước vặt thuế hơi nặng nên giá gấp đôi, gấp 3 các nước khác, coi như là ta rất yêu nước đi.

Ờ thì ở ta cũng có bệnh viện, trường học, chen chúc tí, đút lót tí, vẫn được đi học, được chữa bệnh là tốt rồi, còn trình độ có cạnh tranh với thế giới không, bệnh có khỏi không thì từ từ tính sau.

Ờ thì ai cũng có việc làm như bán nước chè, bán vé số, cửu vạn, xe ôm, shipper… trong đó nhiều người có bằng cử nhân, thạc sĩ…, cứ kiếm được tiền sống qua ngày có gì phải thắc mắc. Tiềm năng, tài năng bị bỏ phí là chuyện chả của riêng ai, phải không.

Ờ thì cũng có công an, PCCC đấy thôi, còn cướp giết xong rồi, nhà cháy xong rồi họ mới đến là chuyện của nhà khác, ta đây có sao đâu.

Ờ thì ta cũng có thức ăn bán đầy chợ đấy kém gì nước nào đâu, còn có độc hại tí thì khuất mắt trông coi, chuyện vặt mà.

Ờ thì vẫn có điện nước, chả tốt gấp vạn thời bao cấp, thỉnh thoảng bị cắt điện khi nắng nóng, nước vàng, tanh, thì đấy là khó khăn chung, có gì ghê gớm, cần gì truy trách nhiệm của ai, mà chắc gì giải quyết được vấn đề gì.

Ờ thì ở ta cũng vẫn có nhà và đất dù chỉ là “quyền sử dụng”, cũng chả chết, ai bị giải tỏa mất đất đấy là đen chứ mình chả sao.

Ờ thì ở ta cũng được bầu lãnh đạo, cần gì phải hai đảng trở lên, tranh cử tranh luận nọ kia cho rách việc.

V.v. và v.v…

Đại đa số người dân thấy đấy là bình thường, nếu một số người ít ỏi kêu ca chỉ trích sẽ bị quy ngay là phản động và một lập luận quen thuộc được tung ra: các nước khác cũng thế, người dân các nước cũng chửi Chính phủ ở các nước đấy thôi.

Không. Mọi chuyện không thể xuê xoa đơn giản như thế. Có sự khác biệt to lớn về hệ giá trị ở đây, giống như chuyện người Việt chấp nhận đồ ăn vứt trên mặt đất còn người Pháp coi chuyện ăn uống phải có phép tắc của sự văn minh.

Ở các nước phát triển, họ đã đấu tranh, tranh luận hàng trăm năm để lập ra các chuẩn mực, các giá trị cao về đời sống vật chất, văn hoá, gia đình, khoa học – kỹ thuật và chính trị. Họ vẫn tiếp tục phản biện, chỉ trích (mà ta gọi là chửi) để xã hội và chính quyền phải duy trì, thậm chí cải thiện, nâng cao các chuẩn mực, giá trị đó. Đấy là sự khác biệt.

Ở nhiều nước, dân “chửi” Chính phủ ngày này qua ngày khác không có gì lạ vì họ có dân chủ và điều đó đảm bảo là họ “chửi” thoải mái mà không sợ bị khép tội lợi dụng tự do dân chủ.

Vấn đề không phải là cứ có dân chủ đồng nghĩa là đất nước tuyệt hảo dân không chửi Chính phủ nữa, mà là không có đất nước nào hoàn hảo, nhưng nếu có dân chủ thì dân được chỉ ra các khiếm khuyết của xã hội, của Chính phủ để Chính phủ phải sửa chữa, nếu Chính phủ này không làm được thì dân có quyền chọn ra một Chính phủ khác của đảng khác làm. Đấy là sự khác biệt.

Còn ta, với thái độ cam chịu, không chỉ trích, không tranh luận, dễ dãi, xuê xoa, chấp nhận những gì được ban phát… thì không thể có chất lượng sống cao và càng không thể có dân chủ được.

Nguồn: FB Thuc Pham Awake

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.