Thành Đô – Đặc khu – Sách trắng quốc phòng

Hiệp Ước Thành Đô 1990 và Sách Trắng Quốc Phòng 2019.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Mới đây, một anh bạn của tôi tỏ ý không tin là có [Hiệp Ước] Thành Đô. Anh lập luận, chỉ còn một tháng rưỡi nữa là đến năm 2020, đâu thấy có dấu hiệu gì Việt Nam trở thành một tỉnh của Trung Quốc đâu?

Tôi không hẳn chỉ muốn phản bác lại anh, mà là cố gắng xâu chuỗi lại các sự kiện để cùng anh đi đến kết luận: Nguy cơ mất nước đang hiển hiện 100% và Đảng Cộng Sản Việt Nam phải chịu tội này trước dân tộc Việt Nam.

Tôi đã nhắc lại với anh:

– Cuộc gặp bí mật tại Thành Đô, Trung Quốc là có thật 100%. Họ đến đó để cầu xin, quy phục cộng sản Trung Quốc. (Tôi muốn anh tìm đọc Hồi ký của Thứ Trưởng Ngoại Giao Trần Quang Cơ).

– Khi nhắc đến Hiệp Uớc Thành Đô thì ta không nên hiểu đó chỉ là một văn bản Hiệp ước được ký kết ngay cuộc gặp này, mà phải hiểu là tổng hợp tất cả những cam kết bằng miệng và bằng giấy tờ tại Thành Đô và tại những cuộc trao đổi giữa hai bên những năm sau đó trong quá trình đạt được bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.

– Bức tường Berlin sụp đổ. Đảng Cộng Sản Việt Nam thấy rõ nguy cơ đe dọa. Họ đã chọn giải pháp quy hàng cộng sản Trung Quốc để có thể tiếp tục tồn tại. Trong ngoại giao chúng tôi gọi đó là giải pháp đỏ (hợp tác giữa những người cộng sản tại CPC và giữa TQ – VN).

– Họ chả có gì đủ mạnh để hy vọng đổi được sự che chở của TQ ngoài việc hứa đưa Việt Nam về chung ngôi nhà với Trung Quốc, tiến tới một thế giới cộng sản đại đồng. (Tôi khẳng định 100% đây là suy tính của những người lãnh đạo chóp bu lúc bấy giờ).

Tôi cũng chia sẻ thêm với anh:

– Lãnh đạo [Cộng Sản] Việt Nam là những kẻ tiểu nhân, hứa thật cao để đạt được mục đích, sau nuốt hoặc trì hoãn thực hiện lời hứa là chuyện bình thường.

– Tuy nhiên, thâm nho như Tàu thì có mà chạy đằng giời, mọi món nợ đã trói chặt VN trong vòng kiểm soát của TQ. Những sự kiện cho thấy việc dần phải quy tụ lại với TQ, trong những năm qua, là rất rõ ràng:

  • Nhượng đất, nhượng biển đảo.
  • Cờ 6 sao (cố tình hay nhầm lẫn mà những ba bốn lần)
  • Chuyển đổi quân phục quân đội giống y TQ.
  • Bắt buộc học tiếng Trung.
  • Liên minh ngân hàng, tiêu tiền TQ trên lãnh thổ VN.
  • Hợp tác truyền hình, phát sóng tiếng Trung.
  • Hiệp định dẫn độ.
  • Người TQ tự do tràn ngập, có cả khu tự trị của người TQ, người VN không được vào.
  • Mọi dự án quan trọng đều lọt vào tay TQ.

(Danh sách này vẫn còn chưa đủ, mời quý độc giả bổ sung)

Bây giờ, tôi mới quay lại chủ đề chính của bài viết: Thành Đô – đặc khu – sách trắng quốc phòng.

Như chúng ta đều biết, vào năm ngoái Luật Đặc Khu bị người dân phản đối kịch liệt. Người dân chả cần phải cao siêu gì người ta cũng đều nhận xét, ký Luật Đặc Khu là bán nước. Và mọi người đều biết suy luận, đó là hậu quả của [Hiệp Ước] Thành Đô.

Tưởng chừng trước sức ép của người dân như vậy lãnh đạo [CS] Việt Nam cũng phải dè chừng trong câu chuyện đặc khu. Nhưng không, với bản chất của những kẻ tiểu nhân, chẳng bao giờ biết thành thật, chỉ biết dối trá, lừa dối cả chính nhân dân mình, họ đã đánh tráo khái niệm, thay đổi câu chữ, thay đổi quy trình, giữa tháng 11/2019, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lấp liếm ký rất “nhanh lẹ”, “kín đáo” câu chuyện đặc khu.

Cùng với nó, Quốc Hội VN, ngày 25/11/2019, đã thông qua luật sửa đổi cho phép người nước ngoài được miễn thị thực khi họ đến các “khu kinh tế đặc biệt trên biển”. Thật là một sự phối hợp “nhịp nhàng“ và thông điệp cũng khá dễ để suy luận: những đặc khu này chỉ là dành cho Trung Quốc.

Câu hỏi đặt ra là tại sao họ phải làm mọi cách để thông qua câu chuyện đặc khu một cách mau lẹ như vậy, câu trả lời chỉ có thể là đặc khu là thành tố rất quan trọng trong quy trình quy tụ VN về với TQ và với sức ép từ phía TQ, nó không thể chần chừ thêm được nữa.

Như chúng ta đều biết, một hai tháng trước đây, câu chuyện TQ xâm phạm lãnh hải VN ở bãi Tư Chính đẩy quan hệ hai nước căng như dây đàn, tưởng chừng như sắp có chiến tranh đến nơi giữa VN và TQ. Nhưng rốt cuộc rồi mọi chuyện lại đâu vào đấy. Quan hệ hai nước lại quay về chỗ cũ như thể “chưa từng có một cuộc… ra tay”.

Tại sao lại như vậy? Rất khó hiểu và cũng rất dễ hiểu. Thông điệp dằn mặt, nắn gân của TQ với VN thì chỉ có người [CS] VN hiểu, hoặc phải cam chịu mà hiểu. Thông điệp phản đối, đáp trả của phía [CS] VN thì cũng rất “khôn khéo“ chỉ đủ để cho người TQ hiểu là được. Tóm lại, [CS] VN đã rất hài lòng chấp nhận với chính sách “gác tranh chấp cùng khai thác” mà TQ từng đưa ra, có thể bỏ qua câu chuyện chủ quyền.

Những phản ứng của Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh tại Liên Hiệp Quốc thực chất cũng chỉ để nhằm đối phó với nhân dân mà thôi. Đại diện phía TQ vẫn ngồi nguyên trong diễn đàn để nghe phản ứng của Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh cơ mà. Phải chăng thông điệp chính thức của phía [CS] VN muốn gửi cho phía TQ đã đi đêm qua kênh khác rồi.

Kế tiếp, cũng trong ngày 25/11/2019, Bộ Quốc Phòng VN cho công bố Sách Trắng Quốc Phòng. Người quan sát tình hình, chả cần phải quá thông thái mới nhận ra rằng: công bố sách trắng khẳng định chính sách 4 không lúc này là không đúng lúc. Trong khi TQ ngang ngược phản đối VN xâm phạm chủ quyền của TQ tại bãi Tư Chính, trong khi TQ đang làm hết sức, khiêu khích công khai, để khẳng định đường lưỡi bò của mình, thì [CS] VN lại ra sách trắng công khai tuyên bố chính sách 4 không, khẳng định không liên minh quân sự.

Tại sao từ chính sách ba không chuyển thành bốn không, chả có gì thật sự là mới mà [CS] VN lại phải ra sách trắng vào thời điểm này? Câu trả lời chỉ có thể là họ muốn chính thức chuyển một thông điệp làm yên lòng TQ: chúng tôi chấp nhận không liên minh với Mỹ để chống TQ. Hiểu một cách khác, chúng tôi sẽ không làm gì với những tranh chấp chủ quyền mà TQ mới tuyên bố tại biển Đông, chúng tôi gác vấn đề chủ quyền để cùng TQ khai thác hưởng lợi tại biển Đông.

Cuối cùng, tại sao [CS] VN phải hối hả làm cùng một lúc một loạt những việc liên quan đến TQ như kiểu “cưới chạy tang“ vào thời điểm cuối năm 2019 như vậy? Câu trả lời dễ chỉ có thể là năm 2020 đã quá gần, sức ép ông chủ TQ ngày càng lớn. Những gì thuộc quy trình Thành Đô như: đặc khu kinh tế trên biển, miễn thị thực, cam kết lời hứa năm xưa phải được thực hiện, để chứng minh sự trung thành với TQ.

Tóm lại, tôi và anh bạn của tôi thống nhất khẳng định: nói về Thành Đô là nói đến việc, Đảng Cộng Sản Việt Nam vì sự tồn tại của mình, đã lấy đất nước VN ra để ngã giá, đổi lại sự che chở của Đảng Cộng Sản TQ.

Tôi đoán biết, các bạn tôi tại Bộ Ngoại Giao, trước sau cũng sẽ đọc được bài viết này của tôi. Tôi thiển nghĩ, các bạn nên đưa những gì tôi viết ở trên ra mổ xẻ, phân tích, tìm ra lối tránh vết xe đổ mù quáng của lớp lãnh đạo trước đây. Nếu để đất nước chìm sâu vào sự lệ thuộc TQ, chính các bạn là người có lỗi đầu tiên, như tướng Lê Mã Lương nhận định, vì các bạn là những người hiểu biết, tỉnh táo và sáng sủa nhất trong giới lãnh đạo hiện nay.

Genève, 27/11/2019

Đặng Xương Hùng
Nguồn: FB Dang Xuong Hung

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.