Thấy gì qua tuyên bố của đại sứ quán Mỹ Ted Osius

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Gần đây dư luận trong và ngoài nước khá quan tâm đến tuyên bố của Đại sứ hợp chủng quốc Hoa kỳ tại Việt Nam Ông Ted Osius trong cuộc họp báo chuyên đề về quan hệ Việt-Mỹ qua chuyến viếng thăm của Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

Trả lời câu hỏi: Mỹ có chương trình gì để thay đổi hệ thống chính quyền Việt Nam? Ông Osius tuyên bố: “Đó không phải là chính sách của Mỹ, mà chính sách của Mỹ là tôn trọng sự khác biệt trong hệ thống chính trị của các nước khác”. Tuyên bố trên của đại diện chính phủ Hoa Kỳ tại Việt nam, đã gây sự phản ứng khác nhau. Giới cầm quyền cộng sản Việt Nam tỏ ra rất hài lòng cho đây là thắng lợi của chuyến viếng thăm Ngyễn Phú Trọng đem lại, báo chí lề phải của đảng đưa những trang, tít quảng bá như là một thành công lớn có tính lịch sử. Và coi đây như một khẳng định sự hiện hữu khách quan của thể chế độc tài đảng trị trên chính trường thế giới. Ở một phương diện khác, dư luân cũng tỏ ra thất vọng với tuyên bố của chính phủ Hoa kỳ trong vai trò chi phối của một cường quốc thế giới.

Thật ra tuyên bố trên của chính phủ Hoa Kỳ chẳng có gì mới lạ. Tôn trọng thể chế chính trị của mỗi nước, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng đôi bên cùng có lợi là tuyên bố của bất cứ một quốc gia nào trong công tác đối ngoại của mình. Ông Osius cũng như bao nhà ngoại giao khác của Mỹ đã từng tuyên bố, nó không hề chứa đựng yếu tố nào làm cho giới cầm quyền Hà nội hồ hởi tung hô, cũng không hề hàm chứa yếu tố nào làm cho phong trào dân chủ Việt nam tỏ ra thất vọng.

Nhìn lại các nước độc tài điển hình như Cuba, Bắc Triều tiên, chính sách cấm vận của Mỹ và các nước phương tây trong nhiều thập niên qua đã không làm cho chế độ độc tài ở các nước này sụp đổ, vì chẳng một nhà độc tài nào tự nguyện từ bỏ quyền lực, trái lại họ chú tâm củng cố chế độ để sự độc tài ngày càng trầm trọng hơn. Nhà tù nhiều hơn trường học, cảnh sát, quân đội được biên chế hùng hậu để bảo vệ chế độ, biên giới trở thành vùng cấm, mặc sức cho những chế độ đó đưa ra các chính sách để củng cố nền độc tài, bưng bít thông tin, nhồi sọ ngu dân; thậm chí thảm sát người dân mà không cần quan tâm đến phản ứng của thế giới bên ngoài. Xét cho cùng thì chỉ người dân là cùng cực do hậu quả của cấm vận, trong khi tầng lớp cầm quyền ăn trên, nằm trốc chẳng khác gì vua chúa ngày xưa.

Thể chế độc tài luôn đối lập với nền dân chủ, văn minh. Chính sách mở cửa hội nhập là hiểm họa cho giới cầm quyền độc tài cộng sản, vì nó tạo cơ hội cho người dân tiếp cận tự do, hình thành ý thức dân chủ, làm tiền đề cho cuộc cách mạng dân chủ nhân quyền thành công. Tuy vậy, nhà cầm quyền độc tải cộng sản vẫn bắt buộc phải mở cửa hội nhập để cứu nguy cho nền kinh tế lụn bại, vì kinh tế lụn bại sẽ dẫn đến sụp đổ.

Chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đặt trên ba nền tảng: tiếp cận giao thương, hợp tác an ninh và cổ võ nhân quyền, dân chủ. Tuỳ theo mối quan hệ với từng nước và tuỳ theo tình hình, Hoa Kỳ có những chính sách chú trọng vào ba nền tảng đó với những mức độ khác nhau để phục vụ quyền lợi của Hoa Kỳ. Vì thế, tôn trọng thể chế chính trị của nước khác và áp dụng những nguyên tắc, chính sách ngoại giao như vừa kể là cách tạo ảnh hưởng của Hoa Kỳ đối với các quốc gia trên thế giới. Chỉ có cách tiếp cận thì mới có cơ hội chi phối, điều chỉnh, gây ảnh hưởng đến các nước độc tài. Đầu tháng 7 vừa qua, trong bài diễn văn nhân dịp tái mở cửa các toà đại sứ Hoa Kỳ và Cuba sau khi nối lại bang giao, tổng thống Obama đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của sự tiếp cận hầu tạo ảnh hưởng của Hoa Kỳ.

Sự lạ lùng đến ngạc nhiên khi giới cầm quyền Hà nội tỏ ra hả dạ về tuyên bố của lời nói trên của chính phủ Mỹ. Có thể đây chỉ là động thái của phe nhóm trong giới cầm quyền cộng sản Việt nam đang cố tạo dáng cho Nguyễn Phú Trọng và phe nhóm của mình chuẩn bị hành trang để tiến đến đại hội đảng toàn quốc sắp tới. Tuy nhiên trong phần cuối cuộc họp báo, đại sứ Mỹ đã đưa cho Hà nội một thông điệp rất rõ ràng rằng: “ Một trong những điều kiện để hoàn tất việc đàm phán hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP), Việt Nam phải chấp nhận tuân thủ các tiêu chuẩn lao động của quốc tế, những tiêu chuẩn đó sẽ bao gồm cho phép sự tự do thành lập các nghiệp đoàn và tự do hội họp” . Như vậy có thể khẳng định là lập trường của Mỹ không có gì thay đổi. Họ hướng vào những vấn đề lớn, những vấn đề mang tầm chiến lược. Một nước Việt Nam có được việc tự do lập hội, mà trước tiên có nghiệp đoàn độc lập để bảo vệ quyền lợi ích của người lao động thì đây là bước tiến mang tầm vóc lịch sử. Xét cho cùng, đó chính là một trong những yếu tố cốt lõi để tiến đến dân chủ.

Như đã trình bày ở trên về những chính sách dựa trên ba nền tảng ngoại giao của Hoa Kỳ; ở đây là nền tảng giao thương (TTP) và nền tảng nhân quyền. Người Việt Nam có câu “lạt mềm buộc chặt” diễn tả trường hợp này.

Vi Đúc Hồi

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.

"Tứ trụ" nay còn hai. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Tình hình đấu đá thượng tầng lãnh đạo CSVN mang ý nghĩa gì?

Chỉ còn 6 năm nữa, đảng CSVN bước vào tuổi 100 (1930-2030). Về mặt con số, cho thấy là đảng CSVN sống khá thọ, hơn cả tuổi thọ trung bình của một đời người. Nhưng về mặt năng lực, rõ ràng là đảng CSVN ngày nay chỉ còn là cái xác khô và đang trong quá trình phân hủy.

Cựu TNLT Châu Văn Khảm cảm tạ đồng hương đã trong thời gian dài góp phần vận động áp lực quốc tế buộc nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do cho ông trước thời hạn trong buổi gặp gỡ thân hữu cùng đồng hương vùng Little Sài Gòn, Nam California hôm 11/5/2024. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Orange County

Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Hoa Kỳ

Nhân chuyến thăm Hoa Kỳ, ông Châu Văn Khảm, một đảng viên Việt Tân, người đã bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giam trong gần 5 năm qua bản án 12 năm tù giam với cáo buộc “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân,” đã có một buổi gặp gỡ đồng hương và thân hữu tại Orange County, Nam California hôm 11/5/2024.