Thấy gì qua việc Việt Nam công bố sách trắng tôn giáo

Bìa "Sách trắng tôn giáo," Hà Nội công bố hôm 9/3/2023. Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau 16 năm kể từ khi tuyên bố “các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật”“nhà nước không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo” (sic), thì vào ngày 9/3/2023, sách trắng tôn giáo được phát hành.

Đây là cuốn sách mà các nhà lãnh đạo Hà Nội xem như “tuyên ngôn” về quyền tự do tôn giáo tại đất nước Việt Nam. Tuy nhiên với những người hiểu biết, thì đây chỉ là “bức bình phong” để che đậy những áp bức và chèn ép tôn giáo của chính quyền dành cho các tín hữu.

Theo nhận định của một số chuyên gia, động thái phát hành sách trắng được đưa ra vì trước đó Mỹ đã cho Việt Nam vào danh sách cần theo dõi đặc biệt và có thể bị trừng phạt mạnh tay vì những hành động đàn áp tín ngưỡng tôn giáo tại đất nước này.

Tuy nhiên đáp lại động thái này của Mỹ, các nhà chức sắc Việt Nam cho rằng đây là một cáo buộc không chính xác và thiếu khách quan.

Thực tế đa số người dân nhận ra rằng, đất nước chúng ta không hề có tự do, và tự do tôn giáo lại càng không. Hàng loạt các vụ đập phá chùa chiền, nhà thờ để chiếm đất đai, chính quyền cài cắm người vào hàng ngũ tu sĩ để hòng phá hoại và chia rẽ tôn giáo. Những người có tôn giáo cũng không được phép gia nhập đảng để thăng quan tiến chức trong công việc. Chưa kể các nhóm tôn giáo độc lập chưa được công nhận cũng luôn bị hạch sách và quấy nhiễu.

Vậy tự do tôn giáo ở đâu?

Chỉ là trên sách vở, trên môi miệng những lời nói của các nhà lãnh đạo, hòng che mắt cả thể giới, để xã hội thấy rằng người dân Việt Nam đang sống tự do, hạnh phúc như thế nào, để kêu gọi các nguồn vốn, hỗ trợ từ các cường quốc trên thế giới, đầu tư vào nước ta càng nhiều, thì lãnh đạo càng đầy túi, còn dân đen muôn đời khổ vẫn khổ hoàn khổ mà thôi.

Tổng hợp

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (trái), thăm Nhật hôm 9/2, được Thủ tướng Nhật Fumio Kishida đón tiếp. Philippines ngày càng gần Mỹ, Nhật, Úc, Nam Hàn vì cách hành xử nói một đằng làm một nẻo của giới lãnh đạo Trung Quốc. Ảnh: Kimimasa Mayama – Pool/ Getty Images

Tập Cận Bình nên tự trách mình

Các nước củng cố mối liên kết an ninh để đề phòng sự bành trướng của Trung Quốc, hình thành một thế trận mới ở Châu Á-Thái Bình Dương.

Chuyến thăm Nhật kéo dài năm ngày của ông Ferdinand Marcos Jr., tổng thống Philippines, hồi giữa Tháng Hai đánh dấu một sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối ngoại của Manila.

Công nhân nhà máy của Đài Loan tại TP.HCM tan ca, chụp ngày 30/11/2022. Ảnh: AFP

Việt Nam phải thi hành những cam kết về lao động trong các Hiệp định EVFTA và CPTPP

Để giảm thiểu tình trạng người lao động bị bóc lột, ức hiếp thì quan trọng nhất là việc tuân thủ các cam kết về lao động đã ký kết trong các hiệp định EVFTA, CPTPP và đưa vào áp dụng luật lao động đã có hiệu lực từ 2 năm nay về việc cho phép các tổ chức người lao động tại cơ sở nằm ngoài hệ thống Công đoàn được đăng ký để có thể hoạt động hợp pháp bảo vệ người lao động.

Bà Marianne Vind (phải), Phó Chủ tịch Đoàn Nghị sĩ phụ trách quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á và ASEAN của Nghị viện Châu Âu (European Parliament) phát biểu trong buổi điều trần. Ảnh chụp từ màn hình VOA

Ủy ban EU điều trần về việc thực thi công ước lao động ở Đông Nam Á, nêu tình hình VN

Phiên điều trần được tổ chức vào ngày 23/3 dưới sự chủ trì của Nghị sĩ Marianne Vind, Phó Chủ tịch Đoàn Nghị sĩ phụ trách quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á và ASEAN, cùng với sự tham gia của ông Tim De Meyer, cố vấn cấp cao của ILO; ông Sơn Trần, phó giám đốc của tổ chức Bảo vệ Người lao động Việt Nam (VWP), và ông Jordi Curell, Vụ trưởng Lao động và Việc làm (DG Empl) của Uỷ ban châu Âu