Thế giới thương tiếc một vĩ nhân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 36.1 kb

Khoảng 22 giờ, giờ Rôma, trong lúc khoảng 60.000 người đang tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô, dưới chân cửa sổ phòng riêng Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô Đệ Nhị để cầu nguyện, lần hạt cho ngài trong cơn hấp hối. Họ muốn đồng hành để tiễn ngài những bước cuối cùng trên đường đời, đột nhiên xuất hiện trước máy vi âm một vị giám mục. Đó là Đức Tổng Giám Mục Leonardo Sandri, thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh. Bằng một giọng nói đầy xúc động, nhưng rõ ràng, mạch lạc, tiếng của ngài đã vang lên trong quảng trường: “Đức Thánh Cha của chúng ta đã về Nhà Cha hồi 21 giờ 37 phút.”. Một phóng viên của đài truyền hình Pháp có mặt tại chỗ đã nói: “Trong chỉ vỏn vẹn có 3 phút mà sao dài như thế ? Cả quảng trường đã chìm trong một bầu không khí im lặng tuyệt đối, im lặng đến lạnh người bao phủ lên đám đông trên 60.000 dân chúng”… Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô Đệ Nhị đã băng hà.

Với các phương tiện truyền thông hiện đại, hình ảnh và tin tức đã được loan báo với tốc độ ánh sáng tới tận cùng của Trái Đất. Tuy đã đoán biết và cũng có ít nhiều chờ đợi, nhưng tin Đức Giáo Hoàng tạ thế đã làm chấn động Địa Cầu. Thế giới vừa mất đi một Con Người Vĩ Đại, một Con Người Làm Thay Đổi Bộ Mặt Thế Giới, một Con Người Canh Tân Vận Mạng của hàng trăm triệu sinh linh…

Người là ai ?

JPEG - 11.9 kb

Người có tên lúc bé là Karol Józef Wojtyla, sinh ngày 18 tháng 5 năm 1920 tại Wadowice, một thị trấn nhỏ cách Cracovie khoảng 50 cây số, trong một gia đình đạo đức, thánh thiện. Cha cậu là ông Karol Wojtyla, một hạ sĩ quan của quân đội Balan trước năm 1941 và mẹ cậu là bà Emilie Kaczorwska. Ông bà có hai người con trai và cậu là con út. Anh cậu sau này là bác sĩ Edmund đã mất vào năm 1932. Cậu học hết trung học tại quê nhà và ghi tên vào Đại Học Jagellon và phân khoa Kịch Nghệ tại Cracovie năm 1938. Một năm sau, trường đại học bị quân Đức Quốc Xã đóng cửa. Để kiếm sống và cũng để tránh bị quân Đức bắt đi lao động cho chúng, cậu phải làm công nhân cho xí nghiệp hóa chất Solvay.

JPEG - 11.9 kb

Từ năm 1942, cảm thấy có Ơn Gọi làm Linh Mục, cậu đã theo học chủng viện chui ở Cracovie, dưới sự hướng dẫn của Đức Hồng Y Adam Stefan Sapieha. Sau Đệ Nhị Thế Chiến, cậu tiếp tục học tại Đại Chủng Viện Cracovie và phân khoa Thần Học của trường Đại Học Jagellon vừa được mở lại. Ngày 1/11/1946, cậu Karol Wojtyla được thụ phong linh mục.

Sau đó, cha Wojtyla đã được gửi sang Rôma du học và lấy bằng tiến sĩ thần học. Trở về Balan năm 1948, ngài được cử làm cha sở ở nhiều họ đạo trước khi trở lại đi học tiếp để lấy thêm bằng tiến sĩ về tâm lý học và thần học. Ngày 4/7/1958 ngài được thụ phong giám mục phụ tá giáo phận Cracovie và ngày 28/11 cùng năm ngài được bổ nhiệm giám mục chính tòa. Ngày 13/1/1964, ngày được nâng lên chức Tổng Giám Mục giáo phận Cracovie. Ngày 26/6/1967, ngày được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI sắc phong Hồng Y.

JPEG - 11.6 kb

Sau khi Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô đệ Nhất qua đời, Đức Hồng Y Karol Wojtyla đã được các Hồng Y bầu lên ngôi vị Giáo Hoàng vào ngày 16/10/1978 và ngài lấy hiệu là Gioan-Phaolô Đệ Nhị với Khẩu Hiệu “Totus Tuus” (tất cả cho Chúa). Lúc đó, ngài 58 tuổi, là vị Giáo Hoàng người Balan đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội.

Câu nói bất hủ của Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô Đệ Nhị trong lễ đăng quang đã đánh dấu cả triều đại của ngài: “Anh em đừng sợ !”. Câu nói đó đã vượt ra khỏi quảng trường Thánh Phêrô, ra khỏi Vatican để đến tận chân trời góc biển, đặc biệt là đến tận những nước còn bị thống trị bởi chủ nghĩa và các chế độ cộng sản, trong đó có quê hương Balan của ngài.

Ngay sau khi ngài qua đời, tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush đã phát biểu một câu chí lý: “Ngài mất đi, Giáo Hội Công Giáo mất một Đấng Chủ Chăn; thế giới mất đi một nhà vô địch đấu tranh bảo vệ tự do con người”.

Gioan-Phaolô Đệ Nhị – Người Mục Tử Nhân Lành

JPEG - 11.9 kb

Có thể nói, ĐGH Gioan Phaolô Đệ Nhị là vị Giáo Hoàng được người trên thế giới biết đến nhiều nhất. Trái với thông lệ, các Giáo Hoàng tự coi mình bị cầm tù trong Điện Vatican kể từ đời Đức Giáo Hoàng Piô thứ 9 sau khi vua Ý Đại Lợi Victor-Emmanuel II đánh chiếm Rôma và công bố nơi đây là thủ đô của Ý năm 1870. Trong 26 năm trị vì, Đức Gioan-Phaolô Đệ Nhị đã tiến hành 104 cuộc công du ra khỏi nước Ý, 146 cuộc công du thăm các giáo phận trong nước Ý và đã tới thăm 317 họ đạo trong giáo phận Rôma của ngài. Có quốc gia, ngài đã tới thăm nhiều lần như Balan: 9 lần; Pháp: 8 lần; Hoa Kỳ: 7 lần; Mexicô, Tây Ban Nha: 6 lần… Trong suốt triều đại của ngài, ngài đã lãnh đạo Giáo Hội bằng sự hiện diện của ngài, bằng những Tông Thư, Tông Huấn, Sắc Lệnh, Bài Giảng và nhiều sách vở… Tổng cộng 60.000 trang giấy in! Ngài đã cử hành 147 lễ nghi phong Chân Phước cho 1338 vị Á Thánh và 51 lễ nghi Phong Thánh cho 482 vị Hiển Thánh trong đó có 117 vị Thánh Tử Đạo Việt Nam. Ngài cũng đã phong chức Hồng Y cho 231 vị, đã chủ tọa 15 Hội Đồng Thượng Phụ toàn Giáo Hội. Các nhà Giáo Sử tại Vatican đã phải công nhận là chưa có vị Giáo Hoàng nào đã tiếp kiến nhiều khách hành hương như ngài. Tổng cộng trên 1160 lần, mỗi ngày thứ tư trong tuần ngài đều có lễ triều yết tại Vatican và tổng cộng đã tiếp 17.600.000 lượt khách hành hương. Đó là không kể hàng chục triệu giáo dân ngài đã tiếp xúc tại khắp nơi trên thế giới trong những chuyến công du. Đặc biệt ngài cũng đã thực hiện 38 chuyến viếng thăm chính thức các nhà lãnh đạo các quốc gia và tiếp kiến các vị này trong 738 lần gặp riêng tại Vatican.

Gioan-Phaolô Đệ Nhị – Nhà Vô Địch

JPEG - 39.3 kb

Tổng cộng các cuộc hành trình: về không gian, ngài đã vượt 1.160.000 cây số, tức là 3 lần khoảng cách trái đất và mặt trăng, hay 29 lần chu vi địa cầu; về thời gian thì ngài đã sống khoảng 10% bề dài triều đại của ngài ngoài nước Ý. Các nhà sử học cũng như chính trị học trên thế giới đều đồng ý là Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô Đệ Nhị đã là một trong những người đóng vai trò chủ trốt trong việc sụp đổ chủ nghĩa cộng sản là các nước theo chủ nghĩa này tại Châu Âu. Ngay sau khi đăng quang, ngài đã trở về thăm cố quốc, lúc đó đang còn dưới ách thống trị của chính quyền cộng sản Balan và sự chi phối nặng nề của Liên Bang Sô Viết. Mặc dù nghiến răng giận dữ nhưng Mạc Tư Khoa cũng như cộng sản Balan không thể nào từ chối chuyến viếng thăm này được. Giáo dân Balan, trước đây phải giữ đạo lén lút, nhân chuyến công du khải hoàn này đã phấn trấn tinh thần đã công khai trương cờ Tòa Thánh, đã công khai cầu nguyện giữa công trường với chuỗi hạt, với sách kinh trên tay. Trong chuyến viếng thăm thành phố Gdank, ngài đã gặp một người thợ điện trẻ mà sau này là bạn chí thiết của ngài. Đó là ông Lech Walesa, linh hồn của Công Đoàn Đoàn Kết Solidarnosc. Ngài đã gặp tướng Jaruzelski, tổng thống cộng sản Balan để yêu cầu ông vì quyền lợi của Balan mà tôn trọng tự do, nhân quyền. Dưới áp lực của Liên Xô, chính quyền cộng sản Balan đã đàn áp tàn bạo phong trào công nhân tại Gdank. Liên Xô tập trung quân ở biên giới để sẵn sàng can thiệp như trước đây tại Tiệp và Hung. Đức Giáo Hoàng đã có lời tuyên bố khẳng định là nếu Liên Xô xua quân vào Balan thì ngài sẽ để lại mũ gậy Giáo Hoàng ở Rôma, về nước kháng chiến! Liên Xô rút quân. Thế mới biết mãnh lực của tinh thần là huyền diệu. Còn nhớ Stalin trước đây đã hỏi mách qué thủ tướng Churchill của Anh “Giáo Hoàng? Là bao nhiêu sư đoàn?” . Đức Gioan-Phaolô Đệ Nhị đã gián tiếp trả lời: Giáo Hoàng không là bao nhiêu sư đoàn, nhưng có sức ngăn chặn bao nhiêu sư đoàn của Liên Xô không dám tràn vào Balan! Nhất là vị Giáo Hoàng đã kêu gọi nhân loại, đã kêu gọi đồng hương của mình “Đừng sợ !”. Phải chăng học được kinh nghiệm “đừng sợ” của ĐGH mà chính quyền cộng sản Hà Nội đã từ chối ba bốn lần không chịu cho ĐGH tới thăm Việt Nam? Họ sợ rằng khi ĐGH tới nơi, dân chúng sẽ không còn sợ họ nữa và sẽ nổi lên như ở Balan, như ở các nước cộng sản Đông Âu.

ĐGH Gioan-Phaolô Đệ Nhị đã từng nói: “Nơi nào trên thế gian biến thành địa ngục, tôi sẽ tới nơi đó để mang lại hòa bình”. Để thực hiện câu nói này, ngài đã dũng cảm đến những nơi mà cả những người cộng tác với ngài cũng lo ngại. Chúng ta đã biết là từ năm 1973, KGB của Liên Xô đã thuê 2 người để thâm nhập bên cạnh ngài lúc ngài còn là tổng giám mục Cracovie. Lợi dụng sự cuồng tín Hồi Giáo, cộng sản Bulgarie đã sai sát thủ Mehmet Ali Agca, 23 tuổi, người Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 13/5/1981 nổ 3 phát đạn súng lục vào người ĐGH ngay giữa quảng trường Thánh Phêrô. Ngài đã tới Cuba, gặp mặt Fidel Castro. Ngài đã gặp Gorbachev, đã tới Israel gặp chính quyền và giới lãnh đạo Do Thái Giáo, đã tới các thánh đường Hồi Giáo ở Rôma, ở Pakistan… Tóm lại, ngài đã tới những nơi có tranh chấp, có hiềm khích, có hận thù để đối thoại, để hòa giải, để ngăn ngừa hỏa ngục tiến vào trần gian…

Gioan-Phaolô Đệ Nhị – Giáo Hoàng Của Giới Trẻ

JPEG - 44.6 kb

Hình ảnh hàng triệu thanh niên thiếu nữ trên toàn thế giới tụ tập về quanh ĐGH trong những Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới (JMJ) là những hình ảnh đặc trưng của triều đại ĐGH Gioan-Phaolô Đệ Nhị. Những nguyên tắc mang tính giá trị tôn giáo là tôn trọng sự sống từ trong bào thai cho đến lúc chết cách tự nhiên, là sự trong sạch thể xác và tinh thần. Vì thế ngài chống phá thai, chống ngừa thai, chống linh mục có vợ… Nhiều người và chắc chắn là phần đông giới trẻ không đồng ý với ngài. Nhưng tại sao ngài vẫn có thể thu hút giới trẻ đến với ngài hơn bất cứ ban nhạc hay ca sĩ thượng thặng nào ? Không phải là lực sĩ, nhưng ngài đã làm đầy tất cả các vận động trường vĩ đại nhất, đã làm nổ tung bầu trời với những tiếng reo hò, tiếng ca hát, tiếng vỗ tay của hàng triệu người trẻ. Cho đến lúc ngài hấp hối trên giường bệnh, những người tới với ngài, cầu nguyện cho ngài, đồng hành trên chặng đường chót trên thế gian với ngài cũng phần đông là giới trẻ. Hỏi có một vị tổng thống, một nhà lãnh tụ nào có khả năng ảnh hưởng giới trẻ như vậy không ?

Đêm thứ sáu 1/4/2005 rạng ngày thứ bảy 2/4/2005, trên quảng trường Thánh Phêrô tại Vatican và tại Cracovie, quê hương của ngài, báo chí đã ghi nhận được hai câu trả lời của một thanh niên và một thiếu nữ đang ở cách xa nhau hàng ngàn cây số. Cậu trai tại Rôma nói: “Tôi có cảm tưởng vừa mất đi một người thân thích ruột thịt của tôi, một người cha, một người ông… Trong suốt 27 năm dưới triều đại của Ngài, Ngài đã gần gũi chúng tôi, đã dạy dỗ chúng tôi, đã cho chúng tôi một niềm tin, không chỉ là niềm tin tôn giáo, nhưng là niềm tin vào chính mình, vào tuổi trẻ và vào tương lai của thế giới sẽ do chúng tôi xây dựng lên…”. Cô gái ở Balan thì nói: “Tôi sinh ra vào đúng năm ngài đăng quang Giáo Hoàng. Cuộc đời tôi, mở mắt ra chào đời là có ngài, lớn lên với ngài… Ngài đã mang lại cho chúng tôi hy vọng và chúng tôi đã không thất vọng về ngài. Ngài làm được rất nhiều điều vĩ đại đối với chúng tôi và đối với thế giới”.

Nếu chúng ta tìm hiểu thêm về cuộc đời của Con Người Vĩ Đại Gioan-Phaolô Đệ Nhị, thì chúng ta sẽ thấy, bí quyết chinh phục lòng người, chinh phục giới trẻ của Ngài là Tình Yêu. Trong một bài giảng người ta tìm thấy sau khi ngài mất, có câu “Tình yêu hoán cải tâm hồn và ban sự bình yên”. Giới trẻ yêu mến ngài vì ngài đến với họ trái tim trong bàn tay. Ngài có khả năng trao trái tim đó tới giới trẻ, cho từng người trẻ, bất luận nam nữ, bất luận mầu da, bất luận văn hóa, bất luận khỏe mạnh hay bệnh tật. Mỗi người trẻ đều cảm thấy ngài nói cho riêng mình, ngài quan tâm đến vấn đề của riêng mình và ngài chỉ đường vẽ lối giải quyết cho riêng mình.

Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô Đệ Nhị Canh Tân Mặt Đất

JPEG - 7.8 kb

Theo Đức Tin Công Giáo, Giáo Hội được soi sáng bởi Thần Khí Thiên Chúa, còn đưọc gọi là Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba Thiên Chúa. Trong kinh cầu Chúa Thánh Thần có câu “Ngài là Đấng Canh Tân Mặt Đất”. Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô Đệ Nhị là người kế vị Thánh Tông Đồ Phêrô, là người được Thần Khí Thiên Chúa phù trợ, hướng dẫn đêm ngày. Nếu ngài có thực hiện được việc Canh Tân Mặt Đất thì đó cũng là điều hiển nhiên. Sự Canh tân này được thể hiện bằng sự xóa bỏ chủ nghĩa độc tài cộng sản tại Balan, tại Đông Âu và ngay trên đất nước Liên Xô. Trước hung tín về cái chết của vị Giáo Hoàng người Balan, đương kim tổng thống Balan, Aleksander Kwasniewski đã tuyên bố với quốc dân của ông: “Chúng ta có món nợ với Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô Đệ Nhị. Không có một nước Balan Tự Do như ngày nay nếu không có một vị Giáo Hoàng người Ba Lan”.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.