Thông báo số 4 của Văn phòng thư ký Toà giám mục Xã Đoài

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

VĂN PHÒNG THƯ KÝ
TÒA Giám mục XÃ ĐOÀI
Nghi Diên – Nghi Lộc – Nghệ An
Đt. 0383 611 845 ; 0977006526
Email: tgmxadoai2004@yahoo.com

Ngày 30 tháng 7 năm 2009

THÔNG CÁO (SỐ 4)

V/v Tam Tòa tại Đồng Hới, Quảng Bình

1. Tin 2 linh mục và một số giáo dân Vinh bị nhóm “côn đồ” đánh đập tại Tam Tòa trước sự chứng kiến của những người mang sắc phục công an, làm cho dư luận khắp nơi thêm phẫn nộ, bàng hoàng, lo lắng. Nhiều nơi điện thoại về Tòa Giám mục thăm hỏi tình hình và phỏng vấn. Cha Fx. Võ Thanh Tâm – Tổng đại diện Giáo phận Vinh đã xác định chắc chắn có sự việc trên.

2. Chiều 27/7/2009, linh mục Phaolô Nguyễn Đình Phú và mấy giáo dân bị đánh trọng thương về tới Kỳ Anh (Hà Tĩnh). 21 giờ cùng ngày, linh mục Phêrô Ngô Thế Bính được đưa về Phòng khám Đa Khoa của Tòa Giám mục Xã Đoài. Giáo dân kéo đến, thấy cảnh linh mục bị đánh bầm dập mặt mũi và thân thể mang nhiều vết thương đã không thể kìm nén được sự phẫn uất của mình. Không khí sục sôi.

3. Chiều 27/7/2009, Tòa Giám mục nhận được tin chị Yên bị công an Quảng Bình tới nhà mang đi hôm 26/9/2009 được thả về. Lúc 01 giờ sáng 28/7/2009, Tòa Giám mục nhận được tin anh Thống bị mang đi hôm 26/7/2009, lúc đó đang bị công an tống ra đường.

4. Sáng 28/8/2008, phái đoàn Tòa Giám mục vào thăm Cha Phú tại giáo xứ của ngài coi sóc. Được Cha Phú kể lại, phái đoàn hiểu thêm âm mưu ác độc của nhóm côn đồ và những kẻ tiếp tay trong sắc phục công an đứng chứng kiến cảnh tượng kinh khủng đó. Ngài nói, chỉ trước đó mấy phút, khi xe của ngài vừa đậu tại phần đất gần nền nhà thờ Tam Tòa thì nhóm côn đồ ập tới đánh ngài và các giáo dân cùng đi.

5. Tại phòng khám Tòa Giám mục, từng đoàn người đến thăm Cha Bính và hỏi thăm sự thể. Dù bị đau đớn, ngài vẫn cố kể lại những hành động của nhóm côn đồ đánh hội đồng trước sự chứng kiến của công an Quảng Bình, làm cho không khí căng thẳng lan nhanh khắp Giáo phận Vinh. Cha Tổng đại diện và các linh mục tại Tòa Giám mục cố trấn an mọi người bình tĩnh, cầu nguyện, với ý thức rằng hành động của ma quỷ rất dễ lún sâu trong vũng lầy nhơ nhớp của nó. Còn con cái Chúa phải chiến đấu với quỷ ma bằng cách thế khôn ngoan như Lời Chúa dạy.

6. Tối 28/7/2009, một số gia đình có nạn nhân đang bị công an Quảng Bình bắt giữ báo cho Tòa Giám mục biết là chính quyền địa phương đề nghị tới “làm thủ tục” đón người nhà về. Rồi cả ngày 29/7 vấn đề đó cũng chưa xong!

7. Chiều 29/7/2009 phái đoàn Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, Hà Nội tới Tòa Giám mục thăm Giáo phận Vinh và gửi quà thăm anh chị em giáo dân Tam Tòa.

8. Ngày 30/7/2009, vào lúc 10 giờ, ông Nguyễn Đức Thịnh – Vụ phó vụ Công giáo và bà Đào Thị Đượm – Chuyên viên Công giáo thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam đã tới Tòa Giám mục gặp và trao đổi với linh mục Võ Thanh Tâm – Tổng Đại diện Giáo phận Vinh cùng với linh mục Phạm Đình Phùng – Chánh văn phòng Tòa Giám mục Xã Đoài. Tại cuộc gặp này, Đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ muốn nghe những ý kiến từ Giáo phận Vinh. Linh mục Tổng đại diện lần lượt nêu lên các ý sau đây:

– Sự việc Tam Tòa lúc đầu chỉ là việc nhỏ. Giáo dân chỉ đến dựng cái lán che trên nền nhà thờ Tam Tòa, nền đất thánh thiêng của giáo dân Tam Tòa suốt mấy trăm năm qua. Thế mà công an Quảng Bình đã đánh đập tàn nhẫn, bắt giữ trái phép giáo dân, chiếm đoạt Thánh Giá – biểu tượng cao quý của người Công giáo, chiếm đoạt tài sản của Giáo hội và của giáo dân, rồi lại tiếp tục sa vào sai lầm khi 2 linh mục và một số giáo dân bị đánh trọng thương, càng làm cho dư luận ngày thêm bất bình phẫn uất. Cha Tổng nói: “Chính tôi là người đã vào Tam Tòa thăm các nạn nhân. Họ kể và tôi thấy những viết thương bầm tím trên người họ mà xót xa, đau đớn”.

– Về phía Giáo hội, chúng tôi cố gắng trấn an dân chúng. Họ sục sôi vì những hành động tàn nhẫn của công an Quảng Bình.

– Chúng tôi tự hỏi: Nếu UBND tỉnh Quảng Bình nói chỉ có giáo dân và lương dân xô xát với nhau, vậy tại sao công an chỉ bắt giữ giáo dân, đánh đập, giam cả 10 ngày nay rồi, mà lại không bắt một ai là lương dân?

– Nếu công an nói rằng họ đến để dẹp việc gây rối trật tự công cộng thì tại sao lại lấy hết tất cả các máy quay phim, chụp hình của giáo dân, tới nay cũng chưa trả lại. Nếu họ làm việc chính nghĩa thì phải để cho dân thấy chứ?

– Và nếu công an đến để dẹp việc gây rối thì tại sao lấy hết tất cả, từ Thánh Giá, khung sắt, tôn lợp, xe cộ, máy phát điện, thức ăn, cả đến tiền bạc của giáo dân mà không lập biên bản gì cả?

– Cụ thể hơn cả là tại sao trong mấy ngày qua, công an không bắt nhóm “côn đồ” đông tới hàng trăm đánh đập 2 linh mục và các giáo dân trong ngày 27/7/2009?

9. Sau khi nghe những lời trình bày của linh mục Tổng đại diện và linh mục Chánh văn phòng, đại diện Ban tôn giáo chính phủ hiểu rõ hơn vấn đề và muốn được Tòa Giám mục đưa ra những đề xuất. Tòa Giám mục lặp lại những yêu cầu từ ban đầu:

– Thả ngay, thả hết những giáo dân bị công an Quảng Bình đánh đập và đang bị bắt giữ.

– Săn sóc, chữa lành những giáo dân bị công an đánh đập.

– Bồi thường tại chỗ lán che của giáo xứ Tam Tòa.

– Trả lại Thánh giá, trả lại tài sản của Giáo hội và tài sản của giáo dân.

– Dừng ngay việc xuyên tạc sự thật, bôi nhọ tôn giáo, kích động hận thù, gây chia rẽ khối đoàn kết lương giáo.

– Còn việc 2 linh mục và các giáo dân bị đánh đập, UBND tỉnh Quảng Bình phải chịu trách nhiệm việc chữa trị, lo thuốc men và phải xét xử những kẻ “côn đồ” theo pháp luật.

11. Lúc 18 giờ ngày 30/7/2009, Tòa Giám mục nhận được tin từ người nhà của các nạn nhân cho biết: công an Quảng Bình đã thả thêm 4 giáo dân bị bắt giữ từ ngày 20/7/2009. Hiện còn 3 giáo dân bị giữ. Còn ông Nguyễn Công Lý bị mang đi ngày 26/7/2009 đã được thả ngày sau đó.

Xin mọi người tiếp tục hiệp ý cầu nguyện và thể hiện tình yêu thương liên đới với Tam Tòa.

Văn phòng Thư ký Tòa Giám mục
Chánh Văn phòng
(Đã ký và đóng dấu)
Linh mục Antôn Phạm Đình Phùng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.