Thông tin tốt lành về vụ án Hội Truyền Giáo Phục Hưng

Thông báo của cơ quan cảnh sát điều tra quận Gò Vấp, TP.HCM hôm 30/1/2022 về việc tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự đối với hai vị mục sư của Hội Truyền Giáo Phục Hưng (MS Phương Văn Tân và Võ Xuân Loan). Ảnh: FB Manh Dang
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 30/01/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Quận Gò Vấp đã gởi cho luật sư thông báo về việc tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự đối với ông bà Phương Văn Tân và Võ Xuân Loan, là hai mục sư của Hội Truyền Giáo Phục Hưng.

Cách nay tám tháng tròn, ngày 29/05/2021, Cơ quan CSĐT Quận Gò Vấp đã ra quyết định khởi tố vụ án để điều tra về tội danh “Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” theo điều 240 Bộ luật Hình sự. Khi ấy, cơ quan y tế phát hiện có đến 60 ca nhiễm Covid-19 chủng Delta mới và họ đều là thành viên của Hội Truyền Giáo Phục Hưng.

Trong văn bản thông báo của của cơ quan CSĐT, căn cứ tạm đình chỉ điều tra được viện dẫn là “Hết thời hạn điều tra vụ án hình sự nhưng chưa xác định được bị can thực hiện hành vi phạm tội.”

Tuy chỉ là quyết định TẠM đình chỉ điều tra, mà về phương diện pháp lý vẫn có thể phục hồi điều tra khi lý do tạm đình chỉ không còn nữa. Nhưng xem ra, đây đã là cách khép lại vụ án đối với hai vị mục sư thuộc Hội Truyền Giáo Phục Hưng. Vì lẽ, hai vị mục sư đã là nghi can chính, tham gia vào suốt quá trình điều tra và theo đó, cơ sở để tạm đình chỉ điều tra ghi trong văn bản đã mặc nhiên xác nhận rằng họ không phải là “bị can thực hiện hành vi phạm tội.” Việc phục hồi điều tra nếu có, thì có thể với các nghi can khác chứ không thể đối với họ nữa, khi mà cũng ngần ấy kết quả điều tra thì không thể cho ra hai kết luận khác nhau được.

Thông báo về quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án chỉ đôi ba ngày trước tết cổ truyền quả là món quà mừng xuân đến với hai vị mục sư và Hội Truyền Giáo Phục Hưng.

Lúc này, tôi nghĩ, những tổ chức truyền thông, cá nhân đã từng lên tiếng thóa mạ công khai Hội Truyền Giáo Phục Hưng như tội đồ gây nên cơn dịch vào thời điểm cuối tháng 5/2021 tại TP.HCM có hối tiếc vì lời lẽ xúc phạm không chính đáng của mình khi đón nhận thông tin này?

Ngày trước giao thừa

LS Đặng Đình Mạnh

Nguồn: FB Manh Dang

Có thể bạn chưa biết, Hội Thánh Truyền Giáo Phục Hưng là một cơ sở tôn giáo hoạt động theo giáo lý Tin Lành.

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hàng dưới từ trái: Cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng cùng cựu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bị cách hết tất cả các chức vụ cũ trong đảng; trong khi cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (hàng trên) bị khai trừ đảng

Phúc, Huệ, Thưởng, Khái bị cách hết các chức vụ trong đảng; Nguyễn Thị Kim Tiến bị khai trừ khỏi đảng

Như vậy là ba trong “tứ trụ” khóa 13 đều sai phạm, trừ Nguyễn Phú Trọng đã chết, các đối thủ chính trị ngáng đường Tô Lâm lên chức tổng bí thư đều chính thức bị hạ đo ván.

Dù bị cách hết các chức vụ trong đảng, nhưng Phúc, Thưởng, Huệ, Khái vẫn là đảng viên và buộc phải “ngoan,” không “ngoan” lại lôi ra truy tố.

Hai chiếc xe ôtô điện VinFast giữa dòng xe máy tại Hà Nội. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP

Đằng sau kế hoạch Hà Nội cấm xe xăng là lợi ích riêng của ông Phạm Nhật Vượng

Thực vậy, chính phủ và Hà Nội phối hợp khá nhịp nhàng. Chính phủ thì ra chỉ thị cấm xe xăng trong vành đai 1, Hà Nội thì ra chỉ thị sẽ tăng lệ phí trước bạ, lệ phí đăng ký, cấp biển số và giá trông giữ xe đối với xe xăng trong toàn địa bàn thành phố. VinFast của ông Vượng thì tổ chức chiến dịch đổi xe xăng lấy xe điện Vin trong cùng dịp này.

Tổng Bí thư ĐCSVN Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 12 hôm 19/7/2025. Ảnh: Dân Trí

Trung ương 12: Đại hội XIV của Tô Lâm đã khởi động

Sau Hội nghị Trung ương 12, đảng CSVN không còn là trung tâm quyền lực tập thể mà đã chuyển sang mô hình đơn cực duy nhất, nơi chính sách được hoạch định bởi ý chí của một cá nhân.

Giai đoạn tới có thể là chương đầu tiên của kỷ nguyên mới, nhưng kỷ nguyên mới ấy thuộc về ai, vì ai, và kéo dài bao lâu, đó vẫn là dấu hỏi lớn. Lịch sử, như ta đã biết, không phải là thứ có thể lập trình sẵn.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ngày 08/05/2025. Ảnh: Evgenia Novozhenina/ POOL/ AFP

Trung Quốc: Tập Cận Bình chuẩn bị ‘nghỉ hưu’?

Sắp có một “thay đổi lớn” trên chính trường Trung Quốc? Theo truyền thông ở Bắc Kinh, trong cuộc họp hôm 30/06/2025 Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng Sản nước này không còn nhắc đến “Tư tưởng Tập Cận Bình,” hay vai trò “Hạt nhân” của lãnh đạo tối cao mà đã “xem xét” các quy định hoạt động của đảng. Pierre Antoine Donnet trên mạng Asialyst chờ đợi ông Tập chuẩn bị “rút lui khỏi chính trường.” Nhưng sự rút lui đó phải chăng là vỏ bọc bề ngoài?