chống dịch COVID-19

Thông báo của cơ quan cảnh sát điều tra quận Gò Vấp, TP.HCM hôm 30/1/2022 về việc tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự đối với hai vị mục sư của Hội Truyền Giáo Phục Hưng (MS Phương Văn Tân và Võ Xuân Loan). Ảnh: FB Manh Dang

Thông tin tốt lành về vụ án Hội Truyền Giáo Phục Hưng

Ngày 30/01/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra quận Gò Vấp đã gởi cho luật sư thông báo về việc tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự đối với ông bà Phương Văn Tân và Võ Xuân Loan, là hai mục sư của Hội Truyền Giáo Phục Hưng.

Bến xe tấp nập người về quê ăn Tết. Năm nay, bà con về quê với niềm vui không trọn vẹn vì khi trở về ai cũng mang trong lòng nỗi lo sợ về các thủ tục chống dịch bệnh của từng địa phương. Ảnh: Báo Thanh Niên

Phép vua thua lệ làng

Chỉ con non một tuần nữa người dân sẽ đón Tết Nhâm Dần. Theo thông lệ hàng năm, đây là quãng thời gian mà những người đi làm ăn xa quê, nay trở về nhà đón tết trong niềm vui sum họp gia đình. Nhưng năm nay, niềm vui ấy không trọn vẹn vì khi trở về ai cũng mang trong lòng nỗi lo sợ về các thủ tục chống dịch bệnh của từng địa phương.

Tờ Lao Động vừa công bố file ghi âm phát biểu của ông Lê Minh Tấn, Giám Đốc Sở Lao Động-Thương Binh và Xã Hội TP.HCM (trong hình), vào ngày 18/10/2021, tại kỳ họp thứ ba của HĐND TP.HCM Khóa 10, đồng thời nhấn mạnh, chính ông Tấn tuyên bố, trong đợt dịch thứ tư vừa qua, tại TP.HCM... chưa có ai thiếu ăn, thiếu mặc, chưa ai khốn khổ. Ảnh: Báo Lao Động

Sự lươn lẹo của Thành Hồ

Trong tình trạng đất nước ngày càng tụt hậu do sự bất tài của cán bộ, dư luận phải lên tiếng mạnh mẽ phản đối phát ngôn lươn lẹo của Lê Minh Tấn. Và buộc Tấn không những xin lỗi mà còn phải từ chức vì Tấn là người chịu trách nhiệm tham mưu cho thành phố nhưng không kịp thời cứu giúp bà con lao động nghèo trong mùa dịch.

Chủ trương "chống dịch như chống giặc," phong tỏa cực đoan kéo dài khiến người dân lâm vào cảnh vô cùng khó khăn túng thiếu. Hàng triệu người đã bỏ thành phố, các trung tâm sản xuất công nghiệp về quê vào đầu tháng Mười, khi thành phố Sài Gòn và một số nơi nới lỏng biện pháp phong tỏa. Ảnh: Chi Pi/ AFP via Getty Images

CSVN lại giở trò “ba que xỏ lá” đối với công tác “Chút Quà Yêu Thương” của Việt Tân  

Sự kiện trang mạng An Ninh Thủ Đô có bài viết “xach mé” công tác “Chút Quà Yêu Thương” của đảng Việt Tân không chỉ biểu hiện sự tiểu tâm của chế độ, mà còn cho thấy sự lo sợ của bộ máy an ninh trước những nỗ lực của đảng Việt Tân trong việc góp phần xoa dịu những thống khổ của bà con lao động, nghèo khổ. Đơn giản là vì sự giúp đỡ này đã nói lên sự bất tài, bất lực của đảng và nhà nước CSVN trước đại dịch Covid-19.

Công an, CSCĐ đứng chặn tại một chốt ở TP.HCM đêm 30/9/2021 khi người lao động bắt đầu rời thành phố trước khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ vào sáng hôm sau 1/10/2021. Ảnh: Reuters

Lập lờ trong quy định xử lý ‘đưa tin chống phá công tác chống dịch Covid-19’

Chính phủ Việt Nam hôm 14/10/2021 vừa yêu cầu Bộ Công An và Bộ Thông Tin và Truyền Thông phải xử lý nghiêm những người đưa tin lên mạng xã hội bị cho là xuyên tạc, tin giả, tin xấu, chống phá công tác phòng chống dịch, gây nghi ngờ, mất đoàn kết, ảnh hưởng đến tâm lý của các lực lượng tham gia phòng, chống dịch…

Như thế nào là đưa tin chống phá công tác phòng, chống dịch Covid-19? Liệu đã có những quy định rõ ràng về vấn đế này?

Đàn chó theo chủ về Cà Mau tránh dịch nhưng bị chính quyền địa phương tiêu hủy, tháng 10/2021 Ảnh: MXH

Chó quan, chó dân

Những tấn thảm kịch ở xứ “thiên đường CS” ngập tràn khắp mọi hang cùng ngõ hẻm, nó cho thấy một bức tranh xã hội đang tan rã. Triệu kiếp lầm than cùng khổ bỏ chạy khỏi “thiên đường.” Nhưng họ chạy đi đâu cho thoát khỏi bi kịch này, xã hội này, thể chế này?

Không thể chạy đi đâu được cả! Trừ khi chính họ tỉnh thức, nhận ra “quyền lực của những kẻ không quyền lực” – đó chính là quyền lực của Nhân Dân, của đám đông có tri thức và dũng khí, dám lật đổ những hàng rào thép gai hôm nay của những kẻ cường bạo, dám lên tiếng và tự định đoạt lấy số phận của mình.

Ảnh chụp báo Thanh Niên đăng về vụ chính quyền huyện Trần Văn Thời, Cà Mau tiêu hủy 15 con chó theo chủ đưa về quê để trốn dịch. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Phải có người chịu trách nhiệm trong vụ tiêu diệt 15 con chó

Đọc lời giải thích của viên cán bộ huyện Trần Văn Thời, nói theo dân miền Tây là ‘tức cành hông.’ Tức không chịu được vì sự lấp liếm và nguỵ biện của anh ta. Trong vụ giết mấy con chó của anh Hùng và chị Mai phải có người chịu trách nhiệm, chớ không thể nói là ‘tiêu hủy nhầm’ được.

…Xã hội Việt Nam đã bước vào thế kỷ 21 hơn 20 năm rồi, và một xã hội văn minh không thể nào dung túng cho sự tàn bạo đó được. Phải có người chịu trách nhiệm và bị trừng phạt vì hành động man rợ đó.

Ông Hùng chở đàn chó về Cà Mau tránh dịch. Ảnh được lan truyền trên mạng xã hội. Đồ họa: Luật Khoa

Mạng chó hay mạng người? Sự khốn cùng của tư duy chống dịch

Nghĩ cho chó không chỉ là yêu thương động vật. Nó cho thấy ta liệu có thực sự là người.

Khi quyết định rời bỏ thành phố, chấp nhận mọi rủi ro trên chặng đường đầy hiểm trở để về quê, hàng chục nghìn người lao động nghèo đã lâm vào bước đường cùng. Họ mang theo trên chiếc xe máy cọc cạch những gì quý giá nhất, thiết thân nhất. Với vợ chồng ông Hùng, danh sách đó bao gồm 15 con chó.

Dân "nhập cư" chờ tại một chốt chặn để bỏ Sài Gòn về quê khi lệnh phong tỏa về các quy định nghiêm ngặt do Covid-19 được áp dụng trong ba tháng qua bị hủy bỏ hôm 1/10/2021. Ảnh: Chi Pi/ AFP via Getty Images

Khi đảng CSVN quay lưng với nỗi đau đồng loại

Tai họa vì dịch chỉ một phần, tai họa lớn hơn là từ biện pháp chống dịch bằng bạo lực của nhà cầm quyền CSVN biến cả nước thành nhà tù, guồng máy kinh tế tê liệt với hàng trăm ngàn công ty nhà máy đóng cửa, đầu tư nước ngoài tháo chạy, đẩy hàng triệu người lao động vào cảnh thất nghiệp và đói.

Hình ảnh hàng chục ngàn người lao động tha hương khăn gói bồng bế nhau chạy khỏi miền đất hứa ở miền Nam, vượt cả ngàn cây số về miền Trung miền Bắc mấy ngày qua đã thật sự gây chấn động không chỉ cho người dân trong nước mà cả cộng đồng quốc tế.

Chốt chặn khắp các ngã đường ngăn cản người dân rời bỏ Sài Gòn đêm 30/9/2021. Ảnh: AFP

Cuộc tháo chạy của người dân

Đây là lần thứ ba có đợt tháo chạy của người dân nhập cư Sài Gòn, không chỉ ở Miền Tây mà cả Miền Trung xa xôi. Câu hỏi đặt ra là tại sao khi thành phố mở cửa, người dân không ở lại mưu sinh mà phải chạy trốn?

Họ là những công nhân nhập cư nghèo của các khu công nghiệp sau 4 tháng chịu đựng đói khổ vì thất nghiệp, hết đường sinh sống. Họ không chạy trốn dịch bệnh mà chạy trốn cái đói, cái cơ cực suốt một thời gian dài bị giam lỏng mà không được nhà nước hỗ trợ, hoặc chỉ là nhỏ giọt.

Hàng ngàn người đi qua Bình Phước để về quê sau khi rời bỏ các trung tâm sản xuất lớn, tháng 10/2021.

Việt Nam/Đại dịch: Hàng vạn người tiếp tục rời các trung tâm kinh tế, về quê

“TP.HCM và những nơi cần những người lao động nên xem xét lại để thay đổi chính sách cho rõ ràng hơn, có chính sách tốt hơn, đảm bảo hơn cho người lao động, đây là thời điểm để thay đổi mức lương và chất lượng người lao động, các chính sách bảo hiểm thất nghiệp, an sinh xã hội phải cải thiện. Lời hứa và hành động phải đảm bảo một cách rõ ràng.” [bà Ngô Thị Oanh Phương, một nhà hoạt động xã hội]

Lúc này, chính quyền trung ương cần phải đổ tiền về để cứu các trung tâm kinh tế gồm TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai…, bà Phương đề xuất.