chống dịch COVID-19

Thủ Tướng Phạm Minh Chính yêu cầu “ai ở đâu thì ở yên đó ” tại TP.HCM. Ảnh chụp báo Tiền Phong

Sài Gòn ‘toang’

Trước tình hình ca nhiễm F0 ngày một gia tăng dù đã ba lần gia hạn cách ly theo tinh thần của Nghị Quyết 15, 16 và 16+ từ ngày mồng 9 tháng Bảy đến nay, cuối cùng UBND thành phố HCM đã phải ra lệnh “giới nghiêm” kể từ ngày 23/8 đến ngày 15/9 theo chỉ thị “ai ở đâu ở yên đó;” nhà cách ly với nhà, tổ dân phố cách ly tổ dân phố, khu phố, ấp… đều cách ly. Nói cách khác, Sài Gòn rơi vào tình trạng “giới nghiêm” mà người phương Tây hay gọi là “lockdown.”

Một xí nghiệp may trang phục thể thao tại Nam Định, Việt Nam. Ảnh tư liệu chụp ngày 08/06/2020. Ảnh: AP - Hau Dinh

Covid: Việt Nam từ bỏ mô hình “ba tại chỗ” với doanh nghiệp phía Nam

Mô hình “ăn, ở và làm việc tại chỗ” được áp dụng tại hai tỉnh phía Bắc, Bắc Giang và Bắc Ninh, trong đợt dịch mùa xuân năm nay đã được mở rộng ra các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên, giải pháp này không phù hợp với địa bàn mới. Hàng loạt lý do được báo chí trong nước điểm mặt: Các doanh nghiệp phía Nam lớn hơn nhiều so với các khu công nghiệp ở Bắc Giang, Bắc Ninh, thời gian áp dụng biện pháp này quá dài, gây quá tải về chi phí cho các doanh nghiệp…

Việc các chuỗi cung ứng nguyên liệu, vận tải bị đứt gẫy nặng nề trong thời gian qua, trong bối cảnh dịch bệnh, cũng là nguyên nhân chính đến tình trạng các doanh nghiệp khó kéo dài tình trạng này.

Quan điểm của Việt Tân về giải pháp chống dịch Covid-19

Phản ứng mạnh mẽ của người dân trước sự bất công của vụ việc “bánh mì không phải thực phẩm” và “tiêm vắc-xin không cần đăng ký” là một sự lên tiếng đòi hỏi chính đáng yêu cầu nhà nước phải thay đổi cách thức chống dịch. Nhà nước CSVN tuyệt đối không thể làm ngơ trước sự lên tiếng của người dân, nếu không muốn đất nước bị thiệt hại nhiều hơn nữa bởi đại dịch Covid-19.

Một khu vực ở TP.HCM bị phong tỏa hôm 12/7/2021. Ảnh: Netnews

Nghịch lý chống dịch

Đóng chợ đã là điều sai lầm. Đóng luôn quán ăn, vốn dĩ có thể chia lửa cho bao nhiêu gia đình, lại là quyết định khó hiểu. Đóng luôn các lò bánh mì, bánh bao thì không thể hiểu nổi.

Ai đời, dân chuyên thì ngồi ở nhà, dân không chuyên như bưu điện, nhà thuốc, cửa hàng mỹ phẩm… này nọ thì lại đi bán rau. Tiểu thương rành sáu câu về bán chợ, vỉa hè, lề đường thì bị cấm, lôi xềnh xệch về phường như tội đồ, còn mấy anh máy lạnh bày rau củ quả ra vỉa hè bán thì lại được phong anh hùng giải cứu.

Chuyện bao tử của hơn 10 triệu dân Sài Gòn phồn vinh bị thách thức, chưa nói đến những sang chấn tinh thần của biết bao người đang trong khu cách ly, phong tỏa…

Vaccine Moderna do Mỹ trao tặng đến Việt Nam ngày 10/7/2021. Ảnh: Tòa Đại Sứ Mỹ tại Việt Nam

Việt Nam trông chờ vaccine để thoát dịch

Việt Nam đang tìm mua vaccine trên toàn cầu với hy vọng ngăn chặn đợt bùng phát COVID-19 leo thang mà không phải phong tỏa thêm nữa như các đợt lockdown hiện nay vốn đã kéo lùi kinh tế và khiến công chúng bất mãn.

Như nhiều nước láng giềng Đông Á khác, Việt Nam đang trải qua tỷ lệ lây nhiễm cao nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu vào năm ngoái, lần đầu tiên ghi nhận hơn 2.000 ca mới trong một ngày vào đầu tuần này… Dân chúng đang mất dần kiên nhẫn với các biện pháp hạn chế vốn đã giúp kiểm soát được ba đợt lây nhiễm trước đây. Sau gần 50 ngày phong tỏa TP.HCM, ngay cả những người từng ủng hộ chính phủ vô điều kiện cũng đã bắt đầu nghi ngờ về cách thức Việt Nam chống đại dịch.

5 câu hỏi đối với quyết định tiếp tục phong tỏa của chính quyền TP.HCM

Tối 7/7/2021, các tờ báo trong nước đồng loạt đăng thông tin chính quyền TP.HCM “quyết định giãn cách xã hội toàn thành phố 15 ngày theo Chỉ Thị 16 từ 0h ngày 9/7 để phòng chống Covid-19.”

Quyết định này không làm bao nhiêu người bất ngờ. Nhưng như các chỉ thị và chính sách chống dịch lâu nay, nó tiếp tục tạo ra nhiều dấu hỏi hơn là đưa ra câu trả lời.

Chống dịch Covid kiểu Việt Nam khác với thế giới như thế nào?

Giai đoạn đầu kiểm soát được dịch thì “tự sướng” quá lố, “nổ” vang trời, trong khi các quốc gia khác trong khu vực cũng kiểm soát tốt dịch, như Đài Loan chẳng hạn, còn tốt hơn, thì chả ai “ngất ngây” như vậy cả.

Bây giờ dịch bùng phát, thì lại rối loạn, làm toàn những chuyện quẫn, như tiếp tục cho bầu cử, thi cử tụ tập đông người, rồi chích ngừa, đi kiểm tra lấy giấy xét nghiệm âm tính – một cái giấy chỉ có giá trị 3-5 ngày là một việc làm vừa hành dân vừa vô nghĩa, và cũng lại chen lấn đông đúc lây nhiễm thêm…

Vắc-xin NanoCovax do công ty NanoGen đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Ảnh: Báo Khoa Học và Phát Triển

NanoCovax – Những câu hỏi chưa tìm ra lời đáp!

Thực sự những câu hỏi này đối với mình khó như “lên trời” vì cho đến giờ này mình chưa nhìn thấy bất cứ số liệu khoa học nào công bố từ nhóm nghiên cứu này! Vài tuần trước mình thấy báo chí đưa tin là vaccine đã thành công vang dội ở thử nghiệm lâm sàng pha 2 và chuẩn bị sang pha 3. Nhưng cũng vậy, tất cả những thông tin về vaccine này đều vẫn đến từ các trang báo “phổ thông,” và vẫn không có một thông tin khoa học chi tiết nào để một người làm trong ngành nghiên cứu vaccine hoặc một tổ chức y tế nào đó có thể đánh giá một cách khách quan. Đến hôm nay, mình khá bất ngờ khi đọc tin thấy rằng công ty Nanogen trình “Kiến nghị cấp phép khẩn cho vắc xin Việt Nano Covax” chỉ sau hơn 10 ngày bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng!

Cạn kiệt tiền mặt, Hãng Hàng Không Quốc Gia Việt Nam (Vietnam Airlines) xin hỗ trợ 12.000 tỷ đồng. (Ảnh minh họa)

Quân hồi bông phèng

Thành tựu kinh tế là lý do chính danh khả dĩ duy nhất để nhà cầm quyền CSVN bảo vệ chế độ toàn trị sắt máu của họ. Nhìn bề ngoài sẽ khó thấy hết được những vết lở loét, bất công xã hội trầm trọng phía dưới lớp son phấn phù hoa của quá trình đô thị hóa nhanh chóng như Hà Nội, TP.HCM. Nhưng khi có biến cố bất ngờ, tác động đủ lớn đến các cơ cấu nền tảng thì hệ thống vốn đã bị mục ruỗng, một xã hội tràn lan tha hóa, nhũng lạm, đục khoét của công như Việt Nam, thì “tổ kiến nhỏ sụp toang đê vỡ” sẽ diễn ra ở thời điểm rất bất ngờ và nhanh chóng, chỉ sau một vài đổ vỡ tưởng chừng “cục bộ, nhỏ lẻ.”

Quang cảnh một khu vực bị phong tỏa. Ảnh: Báo Công Luận

CSVN thấm đòn đợt Covid-19 lần thứ tư

Đợt dịch lần thứ 4 diễn biến phức tạp, lây nhiễm nhanh hơn và nguy hiểm hơn nhiều so với các đợt dịch trước đó. Điều nghiêm trọng là ổ dịch được phát hiện ngay trong các khu chế xuất công nghiệp lớn và các bệnh viện trung ương, đã nhanh chóng làm ảnh hưởng lên các khu công nghiệp và gây khủng hoảng hệ thống y tế công vốn luôn trong tình trạng quá tải của Việt Nam.

Những con số thống kê đẹp của khối doanh nghiệp vốn nước ngoài (FDI) không đơn thuần có ý nghĩa về kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị đối với nhà cầm quyền.

Việt Nam chỉ khống chế được sự lây lan chứ không thể dập được dịch Covid-19

Trong khi một năm qua, các nước trên thế giới tìm mọi cách để mua vaccine chống dịch, lãnh đạo CSVN quá tự tin với phương pháp chống dịch của mình, bất cần vaccine, để rồi bây giờ tụt xuống cuối bảng so với các nước láng giềng về chiến dịch chích ngừa cho dân.

Giới lãnh đạo CSVN nhận ra điều này muộn màng, nay họ tìm mọi cách để có vaccine, dù là vaccine do Trung Quốc chế tạo. Ngày 3/6, Bộ Y Tế ban hành quyết định “phê duyệt có điều kiện” vaccine của Tập đoàn dược Sinopharm của Trung Quốc cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Phạm Minh Hoàng: Hội Thánh Truyền Giáo Phục Hưng hay lãnh đạo CSVN gây lây nhiễm dịch?

Trong cuộc họp chính phủ vào ngày 28 tháng Năm, Bộ Trưởng Y Tế Nguyễn Thanh Long đã mô tả tốc độ lây lan của đợt bùng phát lần này là “quá sức nhanh và dữ dội!”

Trong chương trình Câu Chuyện Trong Tuần, ông Phạm Minh Hoàng chia sẻ thêm với chúng ta thông tin liên quan với tình hình dịch Covid-19 cũng như đánh giá về những phương cách chống dịch của Việt Nam.