Mạng chó hay mạng người? Sự khốn cùng của tư duy chống dịch

Ông Hùng chở đàn chó về Cà Mau tránh dịch. Ảnh được lan truyền trên mạng xã hội. Đồ họa: Luật Khoa
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nghĩ cho chó không chỉ là yêu thương động vật. Nó cho thấy ta liệu có thực sự là người.

Khi quyết định rời bỏ thành phố, chấp nhận mọi rủi ro trên chặng đường đầy hiểm trở để về quê, hàng chục nghìn người lao động nghèo đã lâm vào bước đường cùng. Họ mang theo trên chiếc xe máy cọc cạch những gì quý giá nhất, thiết thân nhất. Với vợ chồng ông Hùng, danh sách đó bao gồm 15 con chó.

“Vợ chồng tôi thương chúng như con,” ông Hùng nói với báo Thanh Niên. [1]

Không ai xem đoạn clip ghi lại cảnh hai vợ chồng chở theo 15 con chó từ Long An về Cà Mau mà không thấy thương xót. [2] Tại một trạm dừng chân trên đường, nhiều người còn gửi cho ông Hùng đồ ăn, gửi áo mưa để trùm cho mấy con chó cho khỏi ướt. [3] Một người bạn luôn có ác cảm với động vật của tôi cũng nói rằng câu chuyện khiến bạn ấy thấy lòng ấm lên.

Vậy mà khi về đến ranh giới Cà Mau, lực lượng chống dịch ngay lập tức đưa lũ chó đi giết và thiêu hủy, vì chủ của chúng có xét nghiệm dương tính với COVID-19. Lý do là lo ngại mầm bệnh ở những con chó có thể lây cho người.

Cách ứng xử đó không chỉ là bất nhân. Nó còn thể hiện sự tùy tiện và ngu dốt.

Trên thế giới cho đến nay không ghi nhận bất kỳ vụ việc nào trong đó chó mèo lây virus SARS-CoV-2 sang người. Các kết luận hiện tại chỉ nói được rằng con người có thể lây bệnh cho chó mèo, nhưng nguy cơ xảy ra lây nhiễm theo chiều ngược lại là rất thấp. [4] Một trong những cơ sở của chuyện này là virus corona gây bệnh cho động vật và người là hai loại khác nhau.

Tất nhiên, chuyện hiếm gặp vẫn có khả năng xảy ra, như trường hợp dơi lây truyền virus gây COVID-19 sang người, nhưng đây không phải là tình huống khẩn cấp mà chúng ta cần phải chọn mạng người hay mạng chó, như người được cho là bác sĩ chữa trị cho gia đình ông Hùng lý giải. [5]

Có rất nhiều cách khác nhau để xử lý đàn chó được chủ của chúng coi như con, thay vì tiêu hủy chúng ngay tức khác. Cách ly bầy chó. Tìm người nhận nuôi. Đưa chúng vào một trung tâm cứu trợ chó mèo nào đó. Chuyện này sẽ chẳng khó khăn gì, nếu ta theo dõi sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng trên mạng.

Trong không khí “chống dịch như chống giặc” nhằm “quét sạch F0 ra khỏi cộng đồng”, hành xử tử tế với con người có lẽ đã là đòi hỏi quá sức với lực lượng chấp pháp ở đất nước này, chưa nói tới mèo hay chó. Nhưng nghĩ cho những con chó, trong trường hợp của ông Hùng, không chỉ đơn thuần là biết yêu thương động vật.

Nếu coi đàn chó này là tài sản, chỉ có chủ sở hữu mới có quyền quyết định làm gì với chúng. Ở đây, ngay khi chưa xác minh được những con chó này có thực sự là mầm bệnh hay không, lực lượng chức năng với danh nghĩa chống dịch đã tiêu hủy chúng đi. Từ góc độ nhân quyền, đây còn là hành vi vi phạm quyền tài sản của vợ chồng ông Hùng. Bạn có thể lập luận rằng vợ chồng ông đã đồng thuận cho phép việc này rồi, nhưng có đầy đủ lý do để nghi ngờ rằng nếu có thì đó cũng là một quyết định đưa ra khi không có đủ thông tin và dưới áp lực của lực lượng công quyền.

Nghĩ cho những con chó ở đây còn là biết tôn trọng những gì mà người khác trân quý. Có những người-khác như ông Hùng, dành gần một nửa số tiền còm cõi mà mình kiếm được mỗi ngày để lo cho chó ăn, coi chúng như gia đình, khi bần cùng cũng không bỏ lại chúng bơ vơ. Quyết định giết chúng đi không đắn đo là một hành vi man rợ.

Nguyên Sa

Nguồn: Tạp chí Luật Khoa

Chú thích:

1.  Uyên Ngọc. (2021, October 10). Cà Mau: Địa phương xác nhận đã tiêu hủy đàn chó của gia đình chở xe máy về quê. Báo Thanh Niên. https://thanhnien.vn/ca-mau-dia-phuong-xac-nhan-da-tieu-huy-dan-cho-cua-gia-dinh-cho-xe-may-ve-que-post1389467.html

2.  Facebook Trần Hoàng Thủy Tiên. 7/10/2021. Link lưu trữ: https://drive.google.com/file/d/1_dULZ3JfJ9YpRsMW-RLT1y1zxhO1EV5z/view?usp=sharing

3.  Facebook Đất Nam Kỳ. 9/10/2021. Link lưu trữ: https://drive.google.com/file/d/1_dULZ3JfJ9YpRsMW-RLT1y1zxhO1EV5z/view?usp=sharing

4.  COVID-19 và sức khỏe của quý vị. (2020, February 11). Centers for Disease Control and Prevention. https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/daily-life-coping/animals.html

5.  Group Niềm tin Sài Gòn. 9/10/2021. https://www.facebook.com/groups/niemtinsaigon/permalink/1142489186283217/

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.