rời bỏ TP.HCM về quê

Còn hơn 3 tháng mới đế Tết, nhiều công nhân nhập cư trả phòng trọ về quê vì thất nghiệp

Còn hơn 3 tháng mới đến Tết, nhiều công nhân nhập cư đã rục rịch trả phòng trọ về quê vì thất nghiệp

Vợ chồng chị Nhàn quê ở Bình Phước đang bắt đầu dọn dẹp để đầu tháng 12 trả phòng trọ tại TP.HCM về quê ăn Tết sớm. “Lần này về là về hẳn, không lên lại thành phố nữa vì dạo này khó tìm việc quá,” chị Nhàn nói.

Còn gia đình chị Nhi quê ở Nghệ An cũng dự định về quê ăn Tết sớm vì cuối năm công ty không có đơn hàng. Nếu ở quê kiếm được việc thì vợ chồng chị ở lại luôn.

Hội Nghị Trung Ương 4 của đảng CSVN chỉ tập trung tìm cách cứu đảng, củng cố quyền cai trị của đảng trong khi cả nước đang bấn loạn tột cùng vì đại dịch Covid; kinh tế sụp đổ, hàng trăm ngàn doanh nghiệp phá sản, đời sống hàng triệu người dân rơi vào cảnh khốn cùng. Ảnh: Internet

Xã hội tan rã, quốc gia sụp đổ, liệu đảng có trường tồn?

Tại buổi bế mạc Hội Nghị Trung Ương đảng Cộng sản lần 4 vào sáng 7 tháng Mười, năm 2021, Nguyễn Phú Trọng tuyên bố, nhà cầm quyền đã tỉnh táo giải quyết kịp thời những vấn đề mới, chống đại dịch Covid-19, cũng như việc hỗ trợ cho người dân và các công ty vượt qua khó khăn… Trong khi đó, hàng trăm ngàn người lao động đang lũ lượt tháo chạy khỏi thành Hồ từ ngày nới lỏng phong tỏa 1/10. Bất chấp quãng đường ngược Bắc, xuôi Nam hàng ngàn km gian khổ, bất chấp những rủi ro tai nạn, mưa gió, nắng nóng. Thậm chí, có những đoàn người đã đi bộ từ thành Hồ về những tỉnh phía Bắc xa tới 1800 km.

Đàn chó theo chủ về Cà Mau tránh dịch nhưng bị chính quyền địa phương tiêu hủy, tháng 10/2021 Ảnh: MXH

Chó quan, chó dân

Những tấn thảm kịch ở xứ “thiên đường CS” ngập tràn khắp mọi hang cùng ngõ hẻm, nó cho thấy một bức tranh xã hội đang tan rã. Triệu kiếp lầm than cùng khổ bỏ chạy khỏi “thiên đường.” Nhưng họ chạy đi đâu cho thoát khỏi bi kịch này, xã hội này, thể chế này?

Không thể chạy đi đâu được cả! Trừ khi chính họ tỉnh thức, nhận ra “quyền lực của những kẻ không quyền lực” – đó chính là quyền lực của Nhân Dân, của đám đông có tri thức và dũng khí, dám lật đổ những hàng rào thép gai hôm nay của những kẻ cường bạo, dám lên tiếng và tự định đoạt lấy số phận của mình.

Đàn chó theo chủ về Cà Mau tránh dịch nhưng bị chính quyền địa phương tiêu hủy. Ảnh: MXH

Không hẳn chuyện đàn chó! Đó là chuyện đàn người…

Câu chuyện về hành trình của bầy cún là nơi để ngươi ta gửi chút yêu thương, gửi thêm thông điệp và hy vọng thức dậy niềm trắc ẩn trong những người lẽ ra phải lo cho lê dân của họ!

Bởi thế khi đàn chó chết tức tưởi thì không phải người ta căm hận bà trưởng trạm xá máy móc đâu. Người ta căm hận bởi chút yêu thương họ bám níu vào đã bị giết chết. Thông điệp họ muốn gửi gắm bị giết chết.

Và đau hơn cả là chút hy vọng thức tỉnh niềm trắc ẩn cho ai kia được ký thác vào câu chuyện đàn chó cũng bị giết chết!

Ông Hùng chở đàn chó về Cà Mau tránh dịch. Ảnh được lan truyền trên mạng xã hội. Đồ họa: Luật Khoa

Mạng chó hay mạng người? Sự khốn cùng của tư duy chống dịch

Nghĩ cho chó không chỉ là yêu thương động vật. Nó cho thấy ta liệu có thực sự là người.

Khi quyết định rời bỏ thành phố, chấp nhận mọi rủi ro trên chặng đường đầy hiểm trở để về quê, hàng chục nghìn người lao động nghèo đã lâm vào bước đường cùng. Họ mang theo trên chiếc xe máy cọc cạch những gì quý giá nhất, thiết thân nhất. Với vợ chồng ông Hùng, danh sách đó bao gồm 15 con chó.

Dân "nhập cư" chờ tại một chốt chặn để bỏ Sài Gòn về quê khi lệnh phong tỏa về các quy định nghiêm ngặt do Covid-19 được áp dụng trong ba tháng qua bị hủy bỏ hôm 1/10/2021. Ảnh: Chi Pi/ AFP via Getty Images

Khi đảng CSVN quay lưng với nỗi đau đồng loại

Tai họa vì dịch chỉ một phần, tai họa lớn hơn là từ biện pháp chống dịch bằng bạo lực của nhà cầm quyền CSVN biến cả nước thành nhà tù, guồng máy kinh tế tê liệt với hàng trăm ngàn công ty nhà máy đóng cửa, đầu tư nước ngoài tháo chạy, đẩy hàng triệu người lao động vào cảnh thất nghiệp và đói.

Hình ảnh hàng chục ngàn người lao động tha hương khăn gói bồng bế nhau chạy khỏi miền đất hứa ở miền Nam, vượt cả ngàn cây số về miền Trung miền Bắc mấy ngày qua đã thật sự gây chấn động không chỉ cho người dân trong nước mà cả cộng đồng quốc tế.

Trên 30.000 người dân Sóc Trăng về quê bằng xe gắn máy, phải vào khu văn hóa Hồ Nước Ngọt để khám sàng lọc trước khi đưa về các huyện cách ly. Ảnh: Khắc Tâm/Tuổi Trẻ

Triển vọng u ám của kinh tế Việt Nam

Người lao động bỏ về quê sau hơn bốn tháng vật vã trong vòng vây phong tỏa ở đô thị, không việc làm, không thu nhập chắc cũng sẽ không sớm tính tới chuyện quay trở lại thành phố sống cuộc sống bần hàn và bấp bênh của người tha phương cầu thực. Nhìn từ phía chủ hay phía thợ, triển vọng của việc làm ăn ở Việt Nam đều bế tắc.

Xem ra, nỗ lực suốt ba chục năm mời gọi đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động đã bị chính phủ của ông Phạm Minh Chính hủy hoại chỉ trong vài tháng do những quyết định chống dịch sai lầm và thiên về bạo lực.

Những điểm đáng lưu ý trong cuộc nói chuyện giữa giám đốc công an và cựu bí thư An Giang

Đoạn ghi âm giữa Đại Tá Đinh Văn Nơi – Giám Đốc Công An An Giang với một người được cho là cựu bí thư An Giang được phát tán trên mạng xã hội cho thấy sự bất đồng trong giới lãnh đạo tỉnh, ảnh hưởng đến việc giải quyết tình trạng người dân kéo về quê.

Trong cuộc nói chuyện này, có vài yếu tố rất đáng chú ý.

Người lao động rời bỏ TP.HCM để về quê hôm 1/10/2021. Ảnh: Reuters

Covid-19: Vì sao người lao động ngoại tỉnh tháo chạy khỏi TP.HCM?

Từ tối ngày 30/9, đã có hàng ngàn người dân rời khỏi TP.HCM về quê ngay sau khi có thông tin thành phố này gỡ bỏ chốt chặn và rào chắn. Khi đó, đa số những người này đã bị quân đội, công an chặn lại tại khu vực giáp ranh giữa TP.HCM với các tỉnh lân cận.

Đến nay đã gần một tuần, chính quyền đã cho phép người dân về quê có kiểm soát, hạn chế một phần, nhưng số người bỏ phố về quê vẫn tăng lên cả trăm ngàn người. Dòng người trở về quê này được cho là những người nghèo, những người không còn chịu đựng nổi sau nhiều tháng bị phong tỏa ở Sài Gòn.

Chốt chặn khắp các ngã đường ngăn cản người dân rời bỏ Sài Gòn đêm 30/9/2021. Ảnh: AFP

Cuộc tháo chạy của người dân

Đây là lần thứ ba có đợt tháo chạy của người dân nhập cư Sài Gòn, không chỉ ở Miền Tây mà cả Miền Trung xa xôi. Câu hỏi đặt ra là tại sao khi thành phố mở cửa, người dân không ở lại mưu sinh mà phải chạy trốn?

Họ là những công nhân nhập cư nghèo của các khu công nghiệp sau 4 tháng chịu đựng đói khổ vì thất nghiệp, hết đường sinh sống. Họ không chạy trốn dịch bệnh mà chạy trốn cái đói, cái cơ cực suốt một thời gian dài bị giam lỏng mà không được nhà nước hỗ trợ, hoặc chỉ là nhỏ giọt.

Hàng ngàn người đi qua Bình Phước để về quê sau khi rời bỏ các trung tâm sản xuất lớn, tháng 10/2021.

Việt Nam/Đại dịch: Hàng vạn người tiếp tục rời các trung tâm kinh tế, về quê

“TP.HCM và những nơi cần những người lao động nên xem xét lại để thay đổi chính sách cho rõ ràng hơn, có chính sách tốt hơn, đảm bảo hơn cho người lao động, đây là thời điểm để thay đổi mức lương và chất lượng người lao động, các chính sách bảo hiểm thất nghiệp, an sinh xã hội phải cải thiện. Lời hứa và hành động phải đảm bảo một cách rõ ràng.” [bà Ngô Thị Oanh Phương, một nhà hoạt động xã hội]

Lúc này, chính quyền trung ương cần phải đổ tiền về để cứu các trung tâm kinh tế gồm TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai…, bà Phương đề xuất.