Chó quan, chó dân

Đàn chó theo chủ về Cà Mau tránh dịch nhưng bị chính quyền địa phương tiêu hủy, tháng 10/2021 Ảnh: MXH
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hồi còn đi học, tôi có đứa bạn thân là “cậu ấm,” con một quan to ở một tỉnh ngoài Bắc. Cậu ta thích nuôi chó. Ông bố thì không thích chó nhưng chiều lòng cậu con quí tử nên cũng chấp nhận nuôi mấy con chó kiểng và một con berger thuần chủng to như con bê trong nhà. Chó của quan nó cũng khác chó của dân lắm. Để chăm sóc đàn chó 5 con phải mất hai người chăm nom, nấu ăn, vệ sinh và dắt đi dạo. Chi phí mỗi tháng kể cũng sơ sơ vài chục triệu đồng với thời giá 20 năm trước.

Người viết đến nhà cậu bạn chơi, thấy khẩu phần ăn của mấy con chó toàn thịt bò và xúc xích nhập khẩu. Ông bố cậu bạn sau một hồi cũng mê chó, nhất là con bẹc-giê to lớn, được huấn luyện cẩn thận ở trại K9 – do chính tay giám đốc trại chó lựa chọn để làm quà tặng cho con ông ấy. Nó khiến cho ông thêm hãnh diện khi đám bạn bè, khách khứa thi nhau khen tặng con chó khôn, đẹp, oai phong… Đúng là “nhân sao, vật vậy!”

Sau này, học hết cấp 3, cậu bạn đi du học, tình cảm xa cách dần. Người viết cũng không qua lại nhà cậu nữa dù hai đứa thân thiết suốt thời đi học. Có lần nghe chuyện nhà cậu ấy bị trộm cây kiểng quí ở sân, đám trộm ăn gan trời, còn dí điện giết chết con berger; nhưng chỉ 10 ngày sau cả đám trộm bị bắt, một đứa bị đánh chết trong đồn công an, hai đứa còn lại đi tù mọt gông mười mấy năm. Thế mới thấy cái giá của một con chó nhà quan nó lớn nhường nào!

Hơn 10 ngày qua lại thấy câu chuyện một người đàn ông nghèo khổ, cả “gia tài” yêu quí của ông ta là một đàn chó 14 con và một con mèo mà ông ta chăm sóc, bế bồng chạy trốn khỏi “thành phố HCM rực rỡ tên vàng,” bị đám công bộc nhân dân ở Cà Mau đem đi “tiêu hủy” với lý do là “phòng dịch.” Dù chẳng có một cơ sở khoa học hay một qui định hay hướng dẫn của Bộ Y Tế “rằng thì là mà” phải giết chó, giết mèo. Tổ chức Y Tế Thế Giới cũng chưa từng nói rằng Cúm Tàu lây từ chó mèo. Thế mà ở xứ này, lời nói một chủ tịch xã, huyện có khi lại còn to hơn Giời.

Đám cán bộ với lòng “nhiệt tình cách mạng,” cứ đè nghiến mấy mấy cậu Vàng ra đập chết hết lượt. Nghĩ tới mà rùng mình. Công nhận người cộng sản có khác, họ rất giỏi những việc này. Chợt nhớ bác tổng xứ Đông Lào là Đỗ Mười thủa hàn vi cũng xuất thân từ thiến heo. Thế mới thấy, không thể coi thường nghề dao thớt, giết chó, mổ lợn được.

Không rõ cách thức “tiêu hủy” đàn chó mèo ở Cà Mau đó là bỏ hố vôi hay làm món thịt cầy ưa thích cho đám “đày tớ nhân dân”? Ở xứ này, thịt chó được coi là “quốc hồn quốc túy.” Thậm chí, tôi còn nhớ một ông trưởng ban tuyên giáo ở tỉnh nhà ví von miếng thịt chó chấm mắm tôm nó rất “đậm đà bản sắc dân tộc.” Nhiều lần, người viết cũng biết, sau hàng loạt những chiến dịch đi bắt chó chạy rông ngoài phố ầm ĩ của đám phường xã với lý do phòng bệnh dại, thì đám “chó không chính chủ” ấy đều được “tiêu hủy” trên bàn nhậu ở ủy ban, công an hoặc được đám “hội phụ nữ” đem ra bán lại cho đám lái chó. Chứ đem bỏ hố vôi thì “phí của Giời.”

Ở xứ này miếng ăn nó lớn lắm, miếng thịt chó thì lại càng quí tợn. Bây giờ các quan chức từ lớn tới nhỏ đều thừa mứa, miếng thịt chó nó không còn có giá như hồi trước. Cơ mà cách đây chừng 20 năm, một anh viên chức quèn, nhanh nhảu mồm miệng, giỏi nghề dao thớt, nhất là món thịt cầy 7 món làm ý quan trên, thì có cơ hội phát triển lắm. Chẳng mấy mà làm tới chức chánh văn phòng huyện ủy, rồi cứ thế mà thênh thang quan lộ làm chủ tịch, làm thủ tướng hôm nay không chừng.

Ấy là dông dài nói qua chuyện thịt chó. Còn câu chuyện buồn thảm về đàn chó ở Cà Mau bị “tiêu hủy” và con berger của nhà cậu bạn cũng chỉ là một so sánh nho nhỏ về thân phận chó của quan và chó của dân. Nó cũng giống như việc hàng triệu “ông chủ” ở cái xứ “thiên đường CS” phải tha phương cầu thực, cùng cực đói khát, tuyệt đường sinh nhai, phải chạy trốn khỏi “thành phố mang tên Bác,” “thành phố rực rỡ tên Vàng”… trong cơn hoảng loạn với đám “đày tớ của nhân dân” đang tột cùng xa hoa, dục lạc trong những dinh thự mênh mông, gà gật ngủ trong những hội trường hoành tráng và nghe báo cáo đại hội đảng. Cái “ưu việt” của xã hội ta nó vậy. Nó biến ông chủ thành nô lệ và biến đày tớ thành ông chủ, biến chó thành người và biến người thành chó lúc nào không hay.

Người Việt không biết từ khi nào rất tin vào luật Nhân Quả, cũng rất tin vào tiền kiếp, luân hồi của nhà Phật. Người ta cứ nhẫn nhịn một kiếp đọa đày rồi tự nhủ rằng chắc kiếp trước mình làm nhiều điều xấu, kiếp này mới khổ vậy. Rồi thì chắc cũng tự nhủ rằng mấy con chó xấu số bị đem “tiêu hủy” kia kiếp trước cũng là chó xấu xa nên giờ mới bị đập chết như thế. Còn chó quan nó sướng, nó ăn xúc xích Đức, ăn thịt bò Úc… là vì nó sắp được chuyển kiếp, kiếp sau không chừng sẽ làm quan to cộng sản…

Thú thực là người viết hoang mang lắm, vì cái lý thuyết kiếp trước, kiếp sau, luân hồi của nhà Phật nó như mê cung chẳng biết đâu mà lần. Nếu vậy, thì chắc mấy ông quan cộng sản mặt nọng thịt mỡ, u mê, dục lạc, vô đạo ở xứ này chắc là vì kiếp trước làm nhiều việc phước đức lắm nên kiếp này họ tha hồ hưởng lạc. Cả những con chó họ nuôi cũng thế. Còn triệu triệu kiếp “ông chủ” đang đầu đường xó chợ, còng lưng đóng thuế cho 4 triệu “đày tớ nhân dân,” chết bỏ xác xứ người… cũng là do số phận, là nghiệp chướng luân hồi? Mà có sự chuyển kiếp tùm lum như thế, đúng là không biết kiếp trước, kiếp sau, ai là chó, ai là người nữa?

Những tấn thảm kịch ở xứ “thiên đường CS” ngập tràn khắp mọi hang cùng ngõ hẻm, nó cho thấy một bức tranh xã hội đang tan rã. Triệu kiếp lầm than cùng khổ bỏ chạy khỏi “thiên đường.” Nhưng họ chạy đi đâu cho thoát khỏi bi kịch này, xã hội này, thể chế này?

Không thể chạy đi đâu được cả! Trừ khi chính họ tỉnh thức, nhận ra “quyền lực của những kẻ không quyền lực” – đó chính là quyền lực của Nhân Dân, của đám đông có tri thức và dũng khí, dám lật đổ những hàng rào thép gai hôm nay của những kẻ cường bạo, dám lên tiếng và tự định đoạt lấy số phận của mình. Không một kẻ nào có thể dẫm lên đầu một người, nếu như anh ta không cúi đầu, quì gối.

Và những gì đang diễn ra, cho chúng ta tia hy vọng rằng sự thay đổi là có khả năng. Rằng không một thể chế độc tài nào có thể muôn năm, có thể vinh quang đứng trên núi xác dân lành, lừa gạt nhân tâm mãi như chế độ CS này. Cơn dịch cúm Tàu cũng có một khía cạnh tích cực là nó cho toàn thể dân Việt thấy được hết sự “ưu việt của chế độ” ra sao. Sẽ đến lúc, tấn bi kịch thảm thương của dân tộc này phải chấm dứt và cùng với nó một thể chế vô năng, bất lương, vong bản.

Tân Phong

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?