Thư của Thiếu tướng Nguyễn Hữu Anh gửi quốc hội CSVN về việc 10 tỉnh cho Trung Quốc thuê rừng đầu nguồn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tiếp theo sự lên tiếng của hai tướng Đồng Sĩ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh về việc CSVN cho thuê đất rừng đầu nguồn, Thiếu tướng Nguyễn Hữu Anh, một cán bộ lão thành đảng CSVN, đã gửi đến trang mạng Bauxite Việt Nam thư của ông gửi quốc hội CSVN về vấn đề này. Sau đây là nội dung chính lá thư của tướng Nguyễn Hữu Anh.

— –

Kính gửi: ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Trong một thời gian ngắn, ở một không gian khá rộng trên địa bàn 10 tỉnh, miền Bắc có, miền Trung – Tây Nguyên có, miền Nam có, có cả những địa bàn hiểm yếu về quốc phòng, an ninh, kinh tế, 10 tỉnh đã cho trên 10 doanh nghiệp nước ngoài chủ yếu là Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông thuê dài hạn (50 năm) đất rừng có cả rừng đầu nguồn để họ kinh doanh rừng, với diện tích trên 305.000 hecta = 3050 cây số vuông tương đương diện tích đất một tỉnh như Hà Nam.

Việt Nam đất đã hẹp, người lại đông, vài ba chục năm nữa dân số có thể lên tới 120 triệu người, dân miền núi, dân nông thôn lấy đất ở đâu để canh tác?

Một việc làm động trời vậy mà các ông Chánh văn phòng UBND và Giám đốc sở kế hoạch đầu tư Lạng Sơn còn dám cao giọng nói là không có gì đáng lo ngại! Đã thẩm định kỹ càng! Đã cân nhắc lợi hại! Không vi phạm gì chủ trương chính sách chung.

Vậy xin hỏi hai vị quan chức Lạng Sơn và lãnh đạo 10 tỉnh đã cho thuê đất rừng, các vị có đảm bảo với nhân dân tỉnh mình và nhân dân cả nước Việt Nam là doanh nghiệp nước ngoài họ không chạy theo siêu lợi nhuận? Họ không phá hoại đất rừng gây tác động xấu đến trữ lượng nước các hồ chứa, đến cường độ lũ lụt? Họ không lợi dụng liên kết để đưa lao động nước ngoài vào rồi sinh con đẻ cháu thành làng bản? Họ không làm phát sinh mâu thuẫn với quyền lợi thiết thân về đất rừng của nhân dân địa phương? Họ không làm gì ảnh hưởng tới trật tự, an ninh trước mắt cũng như lâu dài?

Là một công dân già, một cử tri nguyên là sĩ quan quân đội đã trải qua 46 năm trong quân ngũ, tôi hầu như đã dành toàn bộ tâm trí, sức lực của đời mình góp một phần nhỏ bé cùng toàn quân, toàn dân giữ vững từng gốc cây, tấc đất các vùng căn cứ địa, mở rộng các vùng giải phóng tiến tới thu hồi toàn bộ vùng trời vùng biển, đất liền, hải đảo, núi rừng của Tổ quốc Việt Nam yêu dấu.

Tim tôi đau nhói khi nghe tin 10 tỉnh cho thuê dài hạn (50 năm) trên 305.000 hecta đất rừng.

Tôi tha thiết đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội hãy vì lợi ích tối cao của dân tộc, với trách nhiệm của một cơ quan quyền lực cao nhất hãy thành lập một đoàn đặc biệt của Quốc hội tiến hành giám sát khẩn cấp việc cho thuê dài hạn đất rừng của 10 tỉnh, có kết luận đúng sai chuẩn xác, có phương hướng cho Chính phủ và chính quyền 10 tỉnh xử lý nghiêm túc, thỏa đáng sự việc nói trên để hạn chế tối đa những hiểm hoạ cho đất nước.

Xin trân trọng kính chào và đặt niềm tin vào Quốc hội

Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2010
Thiếu tướng Nguyễn Hữu Anh
Lão thành cách mạng, cán bộ hưu trí
tại phường Hàng Mã
ĐT: 38432021

Nguồn: http://boxitvn.blogspot.com

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…