Thư gửi ba nhân ngày 14/3

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(Viết tặng Trần Thị Thủy)[1]

JPEG - 42.2 kb
Vợ con liệt sĩ Trần Văn Phương trước nấm mộ anh

Lời dẫn của tác giả: [1]- Trần Thị Thủy là con gái duy nhất của anh hùng liệt sĩ Trần Văn Phương. Khi anh hi sinh tại đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988 thì vợ anh, chị Mai Thị Hoa mới có thai Thủy được hơn một tháng, nên anh chưa được biết. Nay Thủy đã tốt nghiệp ngành Việt Nam Học tại đại học Quảng Bình, nhưng cô nhất quyết xin vào Khánh Hòa làm việc tại đơn vị cũ của cha mình, Lữ Đoàn 146 Vùng 4 Hải Quân để thường xuyên được ra đảo thăm nơi năm xưa cha cô và 63 đồng đội đã hi sinh trong Hải Chiến Trường Sa tại các đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. Đảo Gạc Ma đã bị giặc Tàu cưỡng chiếm kể từ ngày 14/3/1988 đó.

[2]- Sau Hải Chiến Trường Sa 14/3/1988, liệt sĩ Trần Văn Phương và hai đồng đội của anh đã được nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng LLVTND vào ngày 6/1/1989 có khắc lên bia mộ khi anh nằm ở nghĩa trang Trường Sa. Tháng 5/1992, khi mộ anh được chuyển về nghĩa trang xã Quảng Phúc, Quảng Trạch, Quảng Bình thì trên bia mộ vẫn còn khắc danh hiệu anh hùng. Nhưng đến năm 2009 khi xã Quảng Phúc tôn tạo lại nhĩa trang thì có “lệnh từ trên”, do danh hiệu anh hùng chống Tàu của anh quá nhạy cảm nên đã bị đục bỏ. Đồng đội, bạn bè, bà con, gia đình và nhiều nhà văn nhà báo đã thắc mắc lên các cấp chính quyền thì bị trả lời loanh quanh gần 4 năm trời mà không được giải quyết, thậm chí họ còn “chỉ đạo” ngăn cản không cho bà con địa phương đến dâng hương vào ngày 14/3 hàng năm. Trước sự đấu tranh kiên trì của mọi người, thì năm ngoái vào ngày 19/4/ 2012, bia mộ anh Trần Văn Phương mới được khắc lại dòng chữ “anh hùng LLVTND”.

Trường Sa đảo chìm, đảo nổi
Nhấp nhô biển sóng mê hồn
Gạc Ma là đâu mẹ hỡi?
Mà nghe ba mãi gọi con
Từ thuở nằm trong bụng mẹ
Khi con chưa biết khóc cười
Đã hay ba không về nữa
Con thương ba lắm, ba ơi!

Lớn lên con nghe mẹ kể
Ba cầm cờ giữ Gạc Ma
Giặc Tàu nhằm ba xả đạn
Máu loang thắm đỏ Trường Sa

Được phong anh hùng ngày đó
Chào đời con chẳng còn ba!
Tim con hoài thương thao thức
Trong niềm đau nhớ xót xa

Chín hai “ba về” Quảng Phúc[2]
Lúc con mới bốn tuổi đời
Dắt ra nghĩa trang mẹ chỉ
“Ba Phương nằm đó, con ơi!”

Cách nhà chỉ hơn trăm mét
Nên con thường trốn ra đây
Khóc thầm mỗi khi hờn tủi
Đặt hoa trên mộ mỗi ngày

Cách đây bốn năm có chuyện
Tấm Bia mất chữ anh hùng
Trên Bia chỉ ghi liệt sĩ
Biết tin ba có buồn không?

Dần dà không người lai vãng
Viếng thăm bên mộ của ba
Buồn đau nhiều đêm mẹ khóc
Con thương ôm mẹ xót xa

Hóa ra “chống Tàu” là tội?
Nên ba bị tước anh hùng!
Con hỏi mẹ buồn không nói
Nơi xa, ba có đau không?

Hỏi tỉnh, tỉnh hỏi trung ương
Trung ương bặt vô âm tín
Ba năm trời nơi xó xỉnh
Không cấp nào đoái thương ba!

Ba xưa hi sinh vì nước
Mà sao họ lại ghét ba
Hay chống Tàu là chống đảng
Chống đồng chí, chống ruột rà?

Học xong con xin ra đảo
Thả hoa quanh biển Gạc Ma
Nhìn lá cờ Tàu vấy máu
Mà thương đồng đội của ba!

Con vào Khánh Hòa làm việc
Từ năm hai ngàn lẻ mười
Nơi xưa ba từng thân thiết
Chồng con cũng lính, ba ơi!

Ba nay đã thành ông ngoại
Nay con gái chúng con
Đặt tên “Hải Quân” yêu đảo
Để mong trung với nước non

Tam Sa giặc Tàu đã lập
Nối Hoàng Sa với Trường Sa
Nay con thuộc Tàu hay Việt?

Phải chi thời nay đã khác
Kẻ nào vì bạc, vì quyền
Mà đã cam tâm theo giặc
Bán dần Đất Mẹ bình yên?

Hà Nội, 12/3/2013

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.