Thư gửi Quốc hội của ông Nguyễn Trọng Vĩnh về vấn đề khai thác bốc-xít ở Tây Nguyên

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Để gia tăng tối đa khối kiến thức từ nhiều góc cạnh về vấn nạn Bô-xít Trung Nguyên hiện nay, chúng tôi đang và sẽ tiếp tục cố gắng thu thập ý kiến của các chuyên gia ngoại quốc cũng như Việt Nam về các hậu quả lên môi sinh và con người quanh vấn đề này.

Ban Biên Tập Web Việt Tân


JPEG - 4.1 kb
Nguồn hình: blog Tạ Phong Tần

Kính gởi Chủ tịch và các Đại biểu Quốc hội.

Kính thưa các vị,

Về vấn đề khai thác bốc-xít ở Tây Nguyên, nhiều nhà khoa học đã phân tích rất kỹ về nhiều mặt cho thấy rằng không những đã không mang lại hiệu quả mà lại gây tác hại vô cùng to lớn về mọi mặt: kinh tế, xã hội, đời sống và an ninh quốc phòng lâu dài không thể cứu vãn được như sau:

Trên đất ba-zan rất quí của Tây Nguyên, chúng ta đương có những vùng rộng lớn về cà phê, chè và nhiều loại cây trồng khác, vừa là nguồn xuất khẩu quan trọng, vừa là nguồn sinh sống của hàng triệu đồng bào Kinh, Thượng và còn có cơ phát triển nữa, mặc dầu nguồn nước khan hiếm. Nay nếu đào bới hàng vạn ha đất ba-zan, xâm hại cả rừng nguyên sinh khai thác bốc-xít để luyện thành a-luy-mi-na, sẽ hút cạn hết nguồn nước (60 m3 cho một tấn a-luy-mi-na), tiêu thụ một lượng điện rất lớn, đầu tư kinh phí rất lớn cho quãng đường 270 km để chuyên chở a-luy-mi-na xuống cảng biển bán giá rẻ, vừa là cách làm kinh tế không hiệu quả, vừa là một sự phá hoại không tiền khoáng hậu! Hết nước, thì cà phê có tồn tại và phát triển được không? Các loại cây trồng khác có phát triển được không? Sẽ không còn nguồn xuất khẩu cà phê, chè, cao su… Cuộc sống của hàng triệu đồng bào bị đảo lộn sẽ vô cùng khốn khó.

Từ trên cao, hàng vạn khối bùn đỏ chứa hóa chất độc hại sẽ theo sông, theo mưa trút xuống hạ du, hàng triệu đồng bào miền Nam Trung Bộ và miền Đông Nam Bộ là người hứng chịu thì sẽ ra sao?! Nghiêm trọng nữa là về an ninh quốc phòng, chúng ta sẽ thường xuyên chịu sức ép giữa hai căn cứ quân sự của nước ngoài như tôi đã trình bày với Bộ Chính Trị và Chính Phủ trong thư trước.

Khai thác bốc-xít, tàn phá môi trường sinh thái Tây Nguyên và môi trường sống của hàng triệu đồng bào, là đại hiểm họa đối với dân với Nước, là tội lỗi. Các thế hệ mai sau sẽ nghĩ gì về thế hệ cầm quyền hiện nay.

Thưa Chủ tịch và các Đại biểu Quốc hội,

Tôi tin rằng, với lương tâm và trách nhiệm với Đất nước các vị sẽ không thể đồng tình với chủ trương sai trái trên đây. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nước, tôi tha thiết mong Chủ tịch và các vị Đại biểu Quốc hội có quyết định sáng suốt, dừng ngay dự án khai thác bốc-xít Tây Nguyên để tránh cho dân tộc một tai họa khôn lường.

Kính chào (đã ký)

Nguyễn Trọng Vĩnh
Cán bộ lão thành cách mạng 93 tuổi,
72 năm theo Đảng làm cách mạng

Địa chỉ: Nhà 23, Ngõ 5
Phố Hoàng Tích Trí, Kim Liên,
Đống Đa, Hà Nội
ĐT: 04.35770135

Ông Nguyễn Trọng Vĩnh tác giả lá thư này là cựu Thiếu tướng, chính ủy Quân khu 4 miền Bắc trước 1975 và là cựu Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh giai đoạn 1974 -1989.


Xin giới thiệu đến quý độc giả trang blog Bauxite Việt Nam của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi để theo dõi các thông tin về vấn đề Bauxite ở Việt Nam. http://vn.myblog.yahoo.com/huechivn2009

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.