Thư ngỏ gửi bác Kami về vì sao tôi phải yêu nước lén lút

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ban biên tập web Việt Tân: Tiết mục “Làng Dân Báo” sẽ giới thiệu thường xuyên đến quý độc giả những bài viết đa dạng từ các cây viết bloggers. Đây là những trăn trở chân thực và “ngoài luồng” của quần chúng Việt Nam.

Trong mục tiêu vừa nêu, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc bài của tác giả Thanh nhan đề “Thư ngỏ gửi bác Kami về vì sao tôi phải yêu nước lén lút” (Nguồn http://danluan.org/node/5224)

— –

Kính gởi Ban Biên Tập Dân Luận và kính thưa bác Kami,

Trong hơn hai tuần lễ, tôi không biết tại sao mà ở khu nhà tôi, không có cách nào vào được trang Dân Luận, mặc dù tôi đã làm hết cách mà bạn bè chỉ để qua tường lửa. Tôi đi nơi khác thì vào được. Khi vào được, tôi đọc được bài của bác Kami. tôi không biết bác Kami bao nhiêu tuổi, nhưng qua bài viết thì tôi đoán là bác Kami phải lớn tuổi, mới viết được bài hay như vậy, nên tôi xin phép được gọi là bác. Tôi muốn qua mấy dòng này để nói với bác Kami vài lời và xin bác bỏ qua nếu tui có nói điều chi không phải.

Bác Kami thắc mắc là tại sao những người Việt Nam viết HS.TS.VN như tôi lại không dám viết công khai giữa thanh thiên bạch nhật, không dám viết đầy đủ nguyên câu khẩu hiệu “Quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam” mà chỉ dám viết “trộm” và viết tắt cho nhanh vì sợ bị bắt.

Bác Kami nói sợ bị bắt là đúng một phần. Nhưng cái đáng sợ hơn không phải là bị bắt, mà là bị chiếu tướng suốt đời, suốt kiếp, không sao ngoi lên được. Mà sự chiếu tướng này không chỉ có mình, mà còn những người khác như cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh em. Đó mới là cái ám ảnh lớn nhất của người Việt Nam mình. Tôi có một trường hợp để kể về cái này. tôi có thằng em bà con. Thằng này học hành đàng hoàng, có bằng cấp và ra đi làm lương cũng cao. Nhưng vào năm 2008, nó như tôi đều tức giận bọn Trung Quốc làm huyện Tam Sa, nó được bạn bè cho cái áo màu đen có vẻ mấy cái còng và hàng chữ “Pekin 2008”. Nó nói là để phản đối Bắc Kinh tổ chức Thế vận hội và tin là mặc áo này không ai dám làm gì nó, vì có vi phạm luật lệ gì đâu. Nhưng sau khi mặc chừng 1 tuần hay 10 ngày gì đó, thì công an khu vực mời nó lên nói với nó là đây là áo của bọn phản động nước ngoài, muốn gây hiềm khích giữa nước ta và Trung Quốc, khuyên nó không nên tiếp tục mặc nữa. Nó nghe vậy cũng sợ, nên lập tức cất luôn cái áo này, không dám nhơn nhơn mặc như lúc trước. Nhưng vậy mà nó có yên đâu. Chừng một tuần sau nữa, thì nó phát giác ra là nó đi đâu cũng có người kè kè theo. Rồi lại có người đến sở làm của nó hỏi về nó đủ điều. Ba má nó ở dưới quê cũng có người đến hỏi về việc làm của nó, quen ai, đi chơi với ai. Rồi chừng vài tuần sau đó, công an thành phố lại mời nó lên nói là để hợp tác làm sáng tỏ một số vụ việc. Làm sáng tỏ vụ việc gì thì không rõ, nhưng sau đó nó như con thằn lằn đứt đuôi, trốn tránh bà con, bạn bè, rồi sở làm cũng cho nó nghỉ và nó phải đi làm nơi khác. Hiện giờ thì nó đã trở lại bình thường, nhưng nó không còn là nó của năm 2008.

Tôi kể dài dòng như vậy là để bác Kami thấy tại sao những người Việt Nam như tôi cứ phải lén lút nói lên lòng yêu nước. Tôi cũng muốn làm công khai lắm chứ. Tôi cũng muốn viết rõ hàng chử “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam” chứ. Nhưng bác phải thông cảm cho tôi là sự lo sợ cá nhân bị chiếu tưởng đả đành, còn thân nhân mình nữa và đây mới là sự ám ảnh lớn nhất. Vì vậy mà tôi mới phải làm âm thầm, viết tắt cho nhanh, chứ nếu cà kê viết dài, viết rõ thì chưa làm được bao lâu là bị chiếu tướng rồi. Mặc dù là viết tắt, nhưng tôi tin là người nào xem cũng hiểu. Mới đây, khi tôi làm ở trước cửa trường Chu Văn An ở quận 5. Hai hôm sau trở lại thì thấy chữ “HS.TS.VN” còn nguyên. Tôi lân la nói chuyện với đám học sinh đang đứng ngó mấy chữ này và hỏi là gì, thì có mấy đứa nói liền “thì là Hoàng sa Trường sa Việt Nam đó”. Tôi thấy tụi nó không có vẻ ngạc nhiên, hình như là đã biết mấy chữ viết tắt này từ trước. Người Việt nam chúng ta nhạy lắm. Chỉ nhá một cái là họ hiểu liền. Do đó, xin bác Kami đừng trách sao tôi viết tắt, mà nên khuyến khích càng nhiều người viết trên tường, trên sách báo, trên mọi phương tiện, thì càng tốt. Vì không lẽ chính quyền chiếu tướng hết cả nước sao, nếu cả nước cùng viết?

Tôi tuy vẫn sợ, nhưng vẫn muốn tiếp tục làm. Tôi xin gởi ban biên tâp mấy tấm hình chụp hành động yêu nước lén lút của tôi trong hơn 2 tuần qua. Viết tới đây, tôi muốn khóc. Yêu nước mà lại lén lút sao trời? Nhưng đành vậy chứ sao, vì tôi biết nếu mình có bị gì, thì sẽ không ai giúp được. Thôi đành nuốt hận yêu nước lén lút vậy.

Thanh

JPEG - 103.7 kb

JPEG - 69.2 kb

JPEG - 105.5 kb

JPEG - 75.5 kb

JPEG - 84.8 kb

JPEG - 68 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.