Thư Ngỏ Gửi Nguyễn Minh Triết Và Nguyễn Tấn Dũng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

“Bỏ điều 4 mà chết tức là phải sống nhờ vào điều 4!.
Sống nhờ vào điều 4 tức là không còn sức sống tự thân!”

(Hà Sĩ Phu)

JPEG - 22.9 kb
Ts. Hà Sĩ Phu.

Vua chúa và các nguyên thủ quốc gia xưa nay thường có những cuộc vi hành để biết tình hình thật của đất nước và dân chúng, mặc dù các vị ấy vẫn được các thuộc cấp của mình báo cáo tình hình thường xuyên. Những cuộc vi hành thường không nhằm vào những vụ việc lớn (vì việc lớn thường đã có báo cáo) mà là sự tiếp xúc trực tiếp với những mẩu đời thật, những mẩu sinh hoạt có thể rất bình thường, nhưng không có sự bố trí hay tháp tùng của các cấp dưới nên là hơi thở thật của cuộc sống. Nếu không có hơi thở ấy, cái ghế của quý vị cùng với những đống giấy tờ báo cáo kia sẽ trở nên khô cứng và có thể rất xa sự thật.

Để thay cho một cuộc vi hành, tôi xin gửi tặng quý vị một mẩu sinh hoạt “thường ngày ở huyện”, một buổi “giao lưu” thông thường, giữa lực lượng công an với tôi, là một trí thức thông thường (nghĩa là có tư duy độc lập, có tư cách riêng, thể hiện trên các bài viết, nhưng không thuộc tổ chức nào hay có hành vi đặc biệt nào).

Tin từ Đà Lạt: Hà Sĩ Phu lại bị thẩm vấn

Sáng 8/9/08 tôi (tức Hà Sĩ Phu) lại được “mời đi làm việc”.

Cũng như những lần trước, việc mở những cuộc “thẩm vấn trá hình” vẫn được thực hiện một cách rất có mẹo, để cho đúng với tinh thần “dân chủ ở cơ sở”:

8 giờ kém 5 phút một công an khu vực đến nhà đưa “giấy mời”, mời rằng đúng 8 giờ (tức là 5 phút sau) phải có mặt!. Người mời là Trưởng công an phường (cho có vẻ hợp lệ hành chính), mời đến để làm việc về những việc có liên quan (không biết cụ thể là việc gì). Cuộc mời đạt được hai yếu tố của một “trận đánh” là bí mật và bất ngờ. Nhưng khi tôi đến nơi thì đã túc trực một bộ máy “làm việc” hoàn toàn khác, gồm an ninh đủ 3 cấp, tỉnh- thành phố và phường sở tại.

Có ghi biên bản “làm việc”, công an chất vấn từng câu, đương sự trả lời từng câu, cuối cùng ký vào cuối biên bản và những chỗ giáp lai. Tôi đã bị thẩm vấn nhiều, tôi thấy việc này cũng chẳng khác gì một buổi hỏi cung. Dưới lớp vỏ bình thường (lại có phần lịch sự và dân chủ), nhưng chứa đựng những nội dung rất vi phạm dân chủ.

Mở đầu, viên Trung tá an ninh tỉnh tuyên bố “Nội dung làm việc hôm nay là những bài viết và việc làm của ông Hà Sĩ Phu từ sau chuyến thăm của Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ. Cụ thể là bài Công Nông Trí và nguyên khí quốc gia, là Thư ngỏ gửi Phạm Hồng Sơn, là 2 văn bản gửi Quốc hội và gửi Nhân dân Trung Quốc về Hoàng Sa-Trường Sa, là quan hệ với Hội Tù nhân Chính trị và Tôn giáo VN, và quan hệ với các dân oan”.

- Về bài “Công Nông Trí và nguyên khí quốc gia” phía công an nhận định đây là bài chống điều 4 Hiến pháp, chống sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, như vậy là phạm luật, là vi hiến.

HSP trả lời: Bài viết ấy chỉ là một bài nghị luận chung về trí thức, tuy có phê phán một số quan điểm sai về trí thức, nhưng nói chống điều 4 là suy diễn. Tôi rất phê phán điều 4, nhưng không phải ở bài này. Điều 4 Hiến pháp không phải điều gì tốt đẹp đâu, vì khi Đảng không còn đủ uy tín thì mới phải dùng luật để gò vào, tôi tin không chóng thì chầy nhất định điều 4 sẽ được xóa bỏ. Quan điểm của tôi chống lại điều 4 đấy, tôi thách các anh dám đưa tôi ra Tòa vì tội chống điều 4 đi! Đảng và Nhà nước đã “vi hiến” nhiều, bao nhiêu thứ quyền đã được hiến định mà vẫn bị cản trở, chứ chúng tôi mới có ý nghĩ “vi hiến” một chút đã ăn thua gì?

(Viên Trung tá phản ứng: Anh nổi nóng như vậy là xúc phạm chúng tôi.
HSP đáp: Vì các anh đặt ra những vấn đề quá nghiêm trọng!).

- Về hai Thư ngỏ khẳng định chủ quyền Việt nam ở Hoàng Sa-Trường Sa (gửi Quốc hội, và gửi Nhân dân Trung quốc, có nhiều người cùng ký tên), câu hỏi xoay quanh việc hỏi có phải HSP và “nhóm Đà Lạt” khởi thảo văn bản không?

HSP trả lời: tôi không phải người khởi thảo văn bản đáng trân trọng này, nhưng chúng tôi có trao đổi với nhau về một số câu chữ cụ thể, chúng tôi không biết và cũng không cần hỏi ai là người khởi thảo.

- Về Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt nam: Phía công an nhắc lại lời khuyến cáo : Đây là một Hội chưa được phép thành lập nên không hợp pháp, mà anh là một cố vấn.

HSP nói: Về thủ tục xin lập hội thế nào các anh hãy làm việc với những người chịu trách nhiệm ấy. Nhưng luật pháp của ta còn cần sửa đổi nhiều, rất nhiều việc tuy chưa hợp với pháp lý hiện hành nhưng lại rất chính đáng. Có 2 cách để tiến tới việc sửa luật: cách thứ nhất là đề đạt kiến nghị, nhưng không được thì phải có cách thứ hai là “xé rào” bằng tất cả thiện chí tấm lòng trong sáng của mình!. Chủ trương “khoán hộ” của Cố Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc và hàng trăm cuộc biểu tình đình công của công nhân đòi tăng lương và chống ngược đãi là những ví dụ, Hội Tù nhân cũng vậy.

- Về sự trò chuyện với một số đại diện dân oan đến thăm, công an hỏi ai đến thăm, với nội dung gì?

HSP nói: Việc khiếu kiện của dân oan, những dân oan chân chính, là yêu cầu chính đáng của người dân, nhưng tôi không có liên quan trực tiếp gì nên cũng chẳng giúp được gì cho họ. Họ đến thăm, hỏi thăm bệnh tật, và chúc mừng thì tôi tiếp thôi.

Công an nói: Đúng rồi, cũng như chúng tôi đến nhà anh chơi thì anh cũng phải tiếp thôi, nhưng nếu anh tỏ ý không mặn mà thì người ta sẽ không đến nữa. Họ đến mãi sẽ rất phiền cho anh đấy.

HSP: Đến hay không là do thực tâm của người chủ, nhưng còn phụ thuộc vào sự nhạy cảm của người đến thăm: nhiều khi mình đã tỏ ý không muốn tiếp mà có người vẫn cứ đến đấy thì biết làm sao?

Biên bản ghi rằng khi tiếp các dân oan HSP đã phản đối việc biểu tình gây rối trật tự an ninh. HSP đã viết lại: Tôi không phản đối biểu tình, mà còn ủng hộ, tôi chỉ khuyên dân oan không nên sa vào những hành động quá khích.

- Trong buổi “làm việc” đã có những lời “khuyên khéo” mang tính đe dọa. Công an nói: Cơ quan Bưu chính Viễn thông đã theo rõi việc ông dùng chiếc điện thoại mới được phục hồi để đưa lên mạng những bài viết xấu, nếu ông tiếp tục họ sẽ lại cắt điện thoại.

HSP nói: Đơn giản quá, các anh bảo họ cứ cắt ngay đi để thiên hạ họ chửi các anh. Tôi bị “tạm cắt” điện thoại suốt 11 năm rồi, nay mới được nối lại đấy! chỉ vì bài viết về Trí thức rất trong sáng ấy mà bị cắt à?

Công an cũng khuyên HSP: “Tôi thấy ông vẫn bực dọc, chưa thanh thản được, ông đã có tuổi, khuyên ông nên giữ lấy sinh mạng là hơn!”.

(Lời cảnh báo này khiến tôi liên tưởng đến năm 1995, sau khi viết bài “Chia tay Ý thức hệ”, đang đi trên đường bỗng bị tông xe để giật túi tạo cớ đưa vào tù một năm. Một người đã có tuổi và ôn hòa như Hà Sĩ Phu mà còn phải lo “giữ lấy sinh mạng” thì tình hình quả là khó… thật. Hay chính sự ôn hòa là cái cần phải trừng trị?).

HSP: Tôi chẳng có nỗi bực dọc nào vì cá nhân tôi cả, nhưng Đảng và Nhà nước cần phải giải quyết được những vấn nạn lớn của xã hội thì mọi người dân mới yên được. Chính quyền mình còn nợ nhân dân nhiều lắm. Còn tôi, tôi trả nợ nhân dân đã nuôi dưỡng tôi bằng những bài viết ấy. Nếu không tiếp tục viết những bài như thế thì tôi không thể nào thanh thản được, thì có chết cũng không nhắm mắt được.

Khi ra về, người sĩ quan an ninh còn nói nhỏ: Anh viết bài về Trí thức làm nhiều Trí thức phản đối đấy, họ có thể “đấu tố” anh.

HSP vui vẻ : Những Trí thức bồi bút và chuyên theo lời cấp trên thì dứt khoát là họ ghét tôi rồi.

Đà Lạt ngày 9/9/2008
Hà Sĩ Phu tường thuật

Thưa ông Chủ tịch nước và ông Thủ tướng Chính phủ.

Như đã nói từ đầu, tôi muốn các ông nhìn thấy nguyên hình một đoản khúc của đời sống xã hội, mảng liên quan đến Trí thức, nên tôi cố gắng tường thuật đúng như sự thật, kể cả những câu chữ “bỗ bã” và những tình tiết có thể rất bất lợi cho tôi (*). Dù cái mảnh nhỏ của sự thật này có thể khiến các ông vừa lòng hay không vừa lòng nhưng tôi vẫn hy vọng nó giúp ích được phần nào cho trọng trách lãnh đạo quốc gia của các quý ông. Bởi không gì quý hơn… Sự Thật.

Kính thư,
Công dân Hà Sĩ Phu

(*) Viết đến đây tôi không thể quên một câu nói rất thật của ông Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã gây phiền cho ông: “Đảng mà bỏ điều 4 là tự sát!”. Bỏ điều 4 mà chết tức là phải sống nhờ vào điều 4!. Sống nhờ vào điều 4 tức là không còn sức sống tự thân! Cái lô gích kiểu Tam đoạn luận ấy không ai chối cãi được. Lời nói thật thường gây bất lợi cho người sở hữu nó. Nhưng nhân dân sẽ nhớ mãi lời nói thật quý báu ấy của ông.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.