Tiến trình dân chủ hóa Việt Nam gồm 4 giai đoạn, 8 bước do Khối 8406 công bố

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

TIẾN TRÌNH DÂN CHỦ HÓA VIỆT NAM GỒM 4 GIAI ĐOẠN, 8 BƯỚC DO KHỐI 8406 CÔNG BỐ

Việt Nam, ngày 22 tháng 8 năm 2006

GIAI ĐOẠN I
THỰC HIỆN QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN, TỰ DO BÁO CHÍ ĐẶT NỀN TẢNG CHO CÁC NHÂN QUYỀN & DÂN QUYỀN KHÁC

1- Bước 1 : Từ vài chục năm nay, nhiều Công dân Việt Nam, kể cả nhiều đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam, cũng như các nhà đấu tranh dân chủ, đã lên tiếng – bằng nhiều cách – mạnh mẽ đòi nhân quyền, dân chủ, tự do, tự do thông tin ngôn luận, tự do thành lập công đoàn, hội đoàn, đảng phái, tự do tôn giáo,…cho toàn Dân. Ngày 20-2-2006, 4 Linh mục công bố Lời Kêu Gọi Cho Quyền Tự Do Thông Tin Ngôn Luận “Chúng Ta Không Sợ Hãi Nữa. Chúng Tôi Phải Biết Sự Thật”, thì đến ngày 23-2-2006 lần đầu tiên hàng trăm Công dân quốc nội Việt Nam đã đồng loạt ký tên vào bản Tuyên Bố về Quyền Tự do Thông tin Ngôn luận của người Dân Việt Nam.

2- Bước 2 : Ngày 8-4-2006, Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006 được long trọng công bố trước Quốc dân Việt Nam và Cộng đồng Quốc tế. Trên cơ sở Tuyên ngôn ấy, Khối 8406 được hình thành, ngày càng phát triển nhanh chóng và được Đồng bào quốc nội, hải ngoại cũng như Cộng đồng Quốc tế ủng hộ mạnh mẽ.

- Ngày 15-4-2006, Bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận ra số đầu tiên đồng loạt tại nhiều thành phố ở Việt Nam.
- Ngày 15-8-2006, Đặc san Tự Do Dân Chủ quyết tâm ra số đầu tiên tại Hà Nội.
- Tăng cường đấu tranh để toàn Dân Việt Nam tự giành lại quyền Tự do Thông tin Ngôn luận đã bị mất hẳn dưới chế độ Cộng sản Việt Nam từ hơn 50 năm qua ; khuyến khích các Cá nhân, Tổ chức mạnh dạn công khai sử dụng báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng phổ cập khác ; nỗ lực để các tài liệu thông tin được bày bán công khai trong các sạp báo – tiệm sách.

GIAI ĐOẠN II
PHỤC HOẠT, THÀNH LẬP & PHÁT TRIỂN CÁC CHÍNH ĐẢNG DÂN CHỦ KHÔNG CỘNG SẢN.

3- Bước 3 : Không kể các Chính đảng Dân chủ không Cộng sản từ lâu đã âm thầm hoạt động ngay tại Việt Nam, sự lớn mạnh của phong trào đấu tranh cho nhân quyền, dân quyền, dân chủ trong Nước và sự ra đời của Khối 8406 đã thúc đẩy một số các Đảng Dân chủ không Cộng sản phục hoạt và các Đảng Dân chủ không Cộng sản khác lần lượt công khai xuất hiện với trụ sở, văn phòng, cơ quan ngôn luận và các phương tiện truyền thông đại chúng bình thường khác.

4- Bước 4 : Các Chính đảng phục hoạt và các Chính đảng mới được thành lập đưa ra cương lĩnh, đường lối, mục tiêu của mình với Quốc dân, thu phục Quần chúng ủng hộ, kết nạp đảng viên, gây dựng cơ sở, phát triển và kiện toàn tổ chức. Khối 8406 sẽ chấm dứt hoạt động và nhường bước cho các Chính đảng.

GIAI ĐOẠN III
SOẠN THẢO HIẾN PHÁP MỚI & TRƯNG CẦU Ý DÂN.

5- Bước 5 : Các Chính Đảng tập hợp thành một hoặc nhiều Liên minh đồng loạt cùng gây sức ép lên Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam để thành lập Hội đồng soạn thảo Hiến pháp Tạm Thời gồm Đại diện của tất cả các Chính đảng, các Tổ chức xã hội và các Tôn giáo nào muốn cử Đại diện tham gia.

6- Bước 6 : Đưa Dự thảo Hiến Pháp Mới ra trưng cầu ý Dân và công bố Hiến Pháp Mới Tạm Thời.

GIAI ĐOẠN IV
HOÀN TẤT TIẾN TRÌNH DÂN CHỦ HÓA VIỆT NAM.

7- Bước 7 : Thành lập Hội đồng thi hành Hiến Pháp Mới Tạm Thời đã được toàn Dân đồng thuận. Thành lập Hội đồng Tổ chức Bầu Cử Quốc Hội Dân Chủ Khoá I, gồm các Uỷ ban : Uỷ ban biên soạn Luật Bầu cử, Ủy ban Tổ chức các Chính đảng đăng ký ứng cử viên, Uỷ ban Tổ chức bầu cử, kiểm phiếu, Uỷ ban Quốc tế giám sát,…Tiến hành cuộc bầu cử Quốc hội công bằng, tự do, văn minh khoá I.

8- Bước 8 : Quốc Hội đầu tiên họp để thông qua Hiến Pháp Chính Thức, chọn Quốc hiệu, Quốc huy, Quốc kỳ, Quốc ca,… ; đưa Hiến Pháp đi vào cuộc sống của toàn Dân.

Đại diện lâm thời Khối 8406 gồm 1.872 Chiến sĩ Dân chủ Hòa bình & hàng vạn Công dân quốc nội :

Đỗ Nam Hải, Kỹ sư, Sài Gòn. Trần Anh Kim, Cựu Sĩ quan, Thái Bình. Nguyễn Văn Lý, Linh mục Công giáo, Huế. 69 Phan Đình Phùng, Huế, Việt Nam.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.