Tiếp xúc với các Dân biểu QH Âu Châu về đợt đàn áp nhân quyền gần đây tại Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 27 tháng Mười Một, 2017

Vào ngày 22 và 23 tháng Mười Một 2017, một phái đoàn gồm các đại diện của Phóng Viên Không Biên Giới (RSF), Luật Sư cho Luật Sư (L4L) và Việt Tân đã có cuộc gặp gỡ với bảy Dân biểu Quốc Hội Âu Châu. Phái đoàn đến Quốc Hội Âu Châu đại diện cho một liên minh các NGO đang có cuộc vận động để phản đối Việt Nam đàn áp quyền biểu đạt ôn hòa (#StopTheCrackDownVN). Tháp tùng với phái đoàn còn có Đặng Xuân Diệu, một blogger/ký giả dân báo người Việt bị lưu đày qua Pháp vào tháng Giêng 2017 sau khi bị cầm tù 6 năm tại Việt Nam.

Liên minh các NGO nêu quan ngại về tình trạng nhân quyền ngày càng tồi tệ của nhà cầm quyền Việt Nam. Theo các nguồn tin đã kiểm chứng, nhà cầm quyền Việt Nam đã bắt giữ hoặc lưu đày ít nhất là 25 nhà hoạt động và blogger ôn hòa. Nhà cầm quyền đã tiến hành một loạt các vụ xử án dối trá để áp đặt những án tù vô lý và dài hạn với các nhân vật đấu tranh bảo vệ nhân quyền như bà Trần Thị Nga, anh Nguyễn Văn Oai và bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Nhà cầm quyền Việt Nam dùng những lý cớ an ninh quốc gia mơ hồ để biện minh cho việc trù dập quyền tự do ngôn luận và các hoạt động ôn hòa. Theo bảng xếp hạng Tự Do Báo Chí trên thế giới của RSF, Việt Nam đứng hàng thứ 175 trong số 180 quốc gia.

Một trong những luật sư nhân quyền nổi tiếng của Việt Nam là ông Nguyễn Văn Đài, bị bắt giữ vào ngày 16 tháng Mười Hai 2015 trong lúc trên đường đến gặp phái đoàn Liên Âu. Là một luật sư, blogger và người bảo vệ nhân quyền, ông Nguyễn Văn Đài cổ võ cải thiện pháp luật, dân chủ đa đảng và tôn trọng các quyền tự do căn bản được nêu trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Trong một nghị quyết ra ngày 9 tháng Sáu 2016, Quốc Hội Âu Châu đã chỉ trích án tù khắc nghiệt và đòi trả tự do ngay lập tức cho Luật sư Nguyễn Văn Đài. Vào ngày 25 tháng Tư 2017, Ủy Ban Điều Tra Về Bắt Giữ Tùy Tiện của LHQ đã ra phán quyết về việc bắt giữ Ls Đài là tùy tiện và kêu gọi trả tự do ngay lập tức. Việt Nam đã không có phản hồi gì về những lời kêu gọi của quốc tế. Ls Nguyễn Văn Đài vẫn còn trong tù gần hai năm nay mà không được xét xử.

Các Dân biểu của Quốc Hội Âu Châu thuộc nhiều khuynh hướng chính trị khác nhau đã rất quan tâm đến các thông tin mới nhất về tình hình vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Họ đã được trình bày qua thông tin hình ảnh liệt kê chi tiết về 25 ký giả, blogger, luật sư hoạt động ôn hòa bị bắt gần đây. Các Dân biểu Quốc Hội Âu châu còn bày tỏ mối quan ngại về tình hình vi phạm nhân quyền tại Việt Nam và đợt đàn áp tự do ngôn luận gần đây.

Lawyers for Lawyers
Reporters Without Borders
Viet Tan
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.