Tìm Dân Mà Học

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 10.2 kb
“Chúng tôi sẽ giữ nguyên hướng đi hiện nay…”

Chỉ mới vài tháng trước, Tổng Thống Bush còn mạnh mẽ khẳng định “Chúng tôi sẽ giữ nguyên hướng đi hiện nay” — nghĩa là bất kể những tổn thất cứ tăng dần theo mỗi tháng, quân đội Mỹ sẽ tiếp tục chiếm đóng các thành phố lớn tại Iraq cho đến khi nào chính phủ và quân đội nước này đủ lớn mạnh để đứng ra nắm quyền. Nhưng tại thời điểm cuối năm 2006, kế sách này hầu như rơi vào tình trạng bế tắc vì nạn tranh chấp giữa những phe cánh Hồi Giáo trong chính phủ và bắn giết nhau trên đường phố ngày càng trở nên trầm trọng. Thêm vào đó, 2 nước láng giềng vừa độc tài vừa cực đoan, là Syria và Iran, tiếp tục đổ tiền và vũ khí cho 2 hệ phái lớn nhất. Syria ủng hộ hệ phái Sunni và Iran bảo trợ hệ phái Shiite.

Trước tình trạng bế tắc đó, Tổng Thống Bush đã làm gì ? Ông tìm những công dân hiện không nằm trong chính quyền nhưng từng có nhiều kinh nghiệm điều hành đất nước để thành lập một ban khảo sát tình hình và đề nghị biện pháp giải quyết. Ban này gồm 10 thành viên từng phục vụ trong nhiều ngành khác nhau, trong đó có 1 cựu bộ trưởng Ngoại Giao, 1 cựu thẩm phán Tối Cao Pháp Viện, 2 cựu thượng nghị sĩ, 1 cựu dân biểu, 1 cựu bộ trưởng Quốc Phòng, 2 cựu Chánh Văn Phòng tòa Bạch Ốc, 1 cựu Cố Vấn Tổng Thống, và 1 thứ trưởng Ngoại Giao. Ban Khảo Sát này bao gồm 5 thành viên thuộc đảng Cộng Hòa, tức đảng cầm quyền của tổng thống Bush, và 5 thành viên thuộc đảng Dân Chủ, tức đảng đối lập. Trong số 5 thành viên thuộc đảng đối lập, có cả một vài vị mà nhiều đảng viên Cộng Hòa ghét cay ghét đắng trong nhiều năm qua.

JPEG - 9.8 kb
Georges W. Bush và ban khảo sát tình hình Iraq

Với thành phần của Ban Khảo Sát như vậy, ông Bush hẳn đã biết ngay từ đầu sẽ có nhiều nhận xét và đề nghị “chói tai” mà ông sẽ phải lắng nghe và ông vẫn giữ ý định chọn những thành viên đó. Ðiều này càng cho thấy tinh thần trách nhiệm của những người cầm đầu quốc gia khi đất nước lâm vào cảnh bế tắc.

Với các kết quả thống kê dân tình, hẳn nhiên ông Bush biết rõ từ nhiều tháng trước về sự không hài lòng của đại khối dân chúng về cách giải quyết vấn đề Iraq của chính phủ ông. Tuy nhiên tiếng nói công thẳng và dứt khoát của cử tri Hoa Kỳ qua cuộc bầu cử quốc hội tháng 11 năm nay vẫn làm đảng cầm quyền choáng váng. Quyền kiểm soát và điều hành tại cả Thượng Viện và Hạ Viện Quốc Hội bị tước khỏi tay đảng Cộng Hòa và giao cho đảng Dân Chủ.

Không lâu sau kết quả bầu cử đó, bộ trưởng Quốc Phòng Rumsfeld phải từ chức và tổng thống Bush bắt đầu ngỏ ý sẽ xét đến những cách giải quyết khác, đặc biệt là những giải pháp do Ban Khảo Sát đề nghị. Có thể nói con người hiện mang quyền lực lớn nhất thế giới vẫn phải làm theo ý của “cấp trên”, đó là ý nguyện của dân chúng.

Chỉ một sự kiện này đã cho thấy nhiều đặc điểm của một thể chế dân chủ đúng nghĩa. Không một cá nhân hay đảng phái nào có thể nhận mình có thẩm quyền lãnh đạo vĩnh viễn. Kế đến, lãnh đạo thực chất là tìm cách hữu hiệu nhất để thực hiện ý nguyện của toàn dân. Và nếu không thực hiện được thì sự thưởng phạt qua lá phiếu của người dân sẽ rất rõ ràng. Riêng đối với Hoa Kỳ, người dân “tính sổ” chính phủ mỗi 2 năm.

Có thể nói cốt lõi sự tiến bộ tại các xã hội dân chủ nằm ở sự liên tục chọn lựa chính phủ của người dân, và sự tranh đua đúng nghĩa giữa các đảng phái để đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhất cho các vấn nạn của đất nước.

Tiếc thay, tại Việt Nam, tình trạng suy thoái mọi mặt của đất nước đã kéo dài hơn 30 năm kể từ ngày đảng CSVN nắm quyền kiểm soát cả nước, những người cầm quyền vẫn nhất định không “tìm dân mà học”. Hiện tượng này đến từ nhiều nguyên do và một vài nguyên do chính có thể được liệt kê như sau:

- Trong thâm tâm và tự bản chất của cách tổ chức xã hội suốt từ thời Lênin, các đảng Cộng Sản đều coi dân chỉ là đám thừa hành, đem toàn bộ sức lực, tài sản, và tính mạng để thực thi ý định của nhóm người trong Bộ Chính Trị Ðảng mà thôi.

- Về bề ngoài, Ðảng thường xuyên viện dẫn lý do “vì tình trạng dân trí còn thấp” tuy đã hơn 3 thập niên Ðảng nắm trọn hệ thống giáo dục. Nói cách khác, đảng CSVN góp phần rất lớn trong việc duy trì tình trạng dân trí thấp … rồi lại dùng dân trí thấp để biện minh cho vai trò lãnh đạo độc tài và độc đoán của mình.

- Tuy nhiên, còn những thành phần trí thức được đào tạo trước khi đảng CS lên nắm quyền thì sao ? Một lần nữa, tự bản chất ý thức hệ, trong nhiều thập niên, đảng CSVN xem thành phần trí thức là giai cấp tiểu tư sản, là không đáng tin tưởng, không vững lập trường cách mạng, và cần phải được cải tạo trước khi có thể trở thành công nông.

- Còn thành phần trí thức được đào tạo bởi chính chế độ thì sao ? Nay Ðảng CSVN đã nhận ra rằng nếu không có thành phần trí thức thì không thể điều hành đất nước, chứ chưa nói tới phát triển và bắt kịp thế giới. Tuy vậy, thành phần trí thức ngày nay vẫn chỉ được phép đứng sau và đứng dưới sự lãnh đạo của Ðảng. Nói cách khác là vẫn chỉ làm những gì Ðảng giao và nói những gì Ðảng cho nói. Những đề nghị sâu sắc và kêu gọi tha thiết của một số nhà trí thức đầy tâm huyết trước tình trạng đất nước tiếp tục bị ném vào quên lãng. Tệ hơn nữa, những kêu gọi hãy mở cửa dân chủ, tôn trọng con người để đất nước có điều kiện đi lên, còn bị xem là phản động và phải bị trừng phạt.

- Kết quả sau cùng, đảng CSVN chẳng học ở dân, dù đó là sự khôn ngoan truyền thống của dân tộc hay những sáng kiến của thành phần trí thức Việt Nam hôm nay, mà chỉ muốn học ở những ông thầy Bắc Kinh. Khốn nỗi, những ông thầy này không thực sự muốn chỉ hết nghề cho đứa học trò mà họ vẫn biết không kém gì mình về khâu lừa đảo, lại càng không muốn học trò qua mặt được mình, và chính các ông cũng chỉ biết giải quyết theo kiểu mua thời gian trước khi xã hội Trung Quốc bùng vỡ với những vấn nạn trầm trọng của riêng họ.

JPEG - 18.5 kb
.

Ðó là lời giải thích ngắn gọn về tình trạng xám xịt đầy hoang mang trong kế sách của các lãnh tụ đảng CSVN hôm nay. Nhưng khổ thay, đó cũng là màu trời đang bao phủ cả nước. Ðể trí tuệ dân tộc có thể áp dụng trực tiếp vào nỗ lực canh tân đất nước, không còn con đường nào khác ngoài việc thay thế những kẻ cầm quyền hiện tại bằng một chính phủ biết “tìm dân mà học”.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bìa sách "Quyền lực và vấn đề kiểm soát Quyền lực trong Xã hội" của tác giả Lê Anh Hùng

Giới thiệu sách mới: “Quyền lực và vấn đề kiểm soát quyền lực trong xã hội”

“Vấn đề quyền lực là vấn đề mấu chốt của chính trị. Và chính trị liên quan đến bất kỳ ai, kể cả những người khăng khăng rằng họ không dính líu gì đến chính trị cả. Như bản thân chính trị, quyền lực là một vấn đề phức tạp, đa chiều, khó hiểu và trong cuốn sách này tác giả giúp chúng ta hiểu dễ hơn, tốt hơn về quyền lực, về tầm quan trọng của quyền lực và vì sao cần kiểm soát quyền lực trong xã hội, cũng như nhiều cách để kiểm soát quyền lực.” (TS Nguyễn Quang A)

Giá tính thuế tài nguyên

Tít bài báo trên nên đổi lại: “UBND tỉnh tăng giá tính thuế tài nguyên, doanh nghiệp xin trả lại mỏ cát.”

Doanh nghiệp đấu giá mỏ cát năm 2023, lúc mà giá tính thuế là 150 ngàn đồng/khối. Cuối 2023, UBND tỉnh Quảng Ngãi tăng giá tính thuế lên 230 ngàn đồng/khối. Doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm 13,9 tỷ đồng nếu tiếp tục khai thác. Họ đã quyết định xin trả lại mỏ.

Ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở hôm 1/7/2024 - Bộ máy phình to, chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh. Ảnh: FB Kim Van Chinh

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh

Bộ máy ăn lương ngân sách nhà nước ở cấp xã, thôn phình to có nguy cơ tăng chi NSNN là tất yếu.

Gần đây ngành công an lại triển khai cán bộ công an chuyên trách xuống các xã. Tổng cộng có gần 10.000 xã, mỗi xã có 3 cán bộ công an thành ra tăng 30.000 biên chế công an ăn lương.

Chưa hết, mới đây nhất (1/7/2024), các địa phương (theo chỉ đạo chung) chính thức ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (thường gọi là dân phòng). Theo con số chưa chính thức… cả nước sẽ có khoảng 300.000 dân phòng chính thức được ăn phụ cấp.

Một căn cứ cưỡng bức lao động lừa đảo qua mạng tại Cambodia năm 2022. Ảnh: Reuters

Đường dây lừa đảo trực tuyến liên quan Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có số người dùng mạng xã hội thuộc hàng đầu trên thế giới và đang dần trở thành một trung tâm lớn về tin giả và lừa đảo tuyển dụng qua không gian mạng.

Đây là nội dung được nêu ra trong buổi hội thảo trực tuyến về nội dung “Lừa đảo qua mạng và buôn người ở Campuchia và Việt Nam,” do Viện Hòa Bình (USIP), có trụ sở tại Hoa Kỳ, tổ chức hôm 2/7/2024.