Tình Cảm Yêu Nước Bị Xúc Phạm

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Là một nước nhỏ nhưng chúng ta là một quốc gia có đất đai bờ cõi đã được lịch sử phân định từ lâu, có nền văn hiến đã trở thành hồn cốt, thành khí phách dân tộc bảo đảm cho dân tộc ta tồn tại bền vững trước sự xâm lăng đô hộ hàng ngàn năm của nước ngoài. Đó là niềm tự hào Việt Nam.

Cận kề với một nước lớn từ trong lịch sử sâu xa đã bộc lộ rất rõ tham vọng lấn đất, lấn biển, tham vọng khống chế cả khu vực để vươn lên chi phối cả thế giới, chúng ta cần có sự uyển chuyển, mềm dẻo trong giao hảo nhưng cũng rất cần dứt khoát, cương quyết, không nhân nhượng trước tham vọng lấn chiếm, thôn tính của nước lớn kia.. Nhưng thái độ cương quyết, mạnh mẽ, không nhân nhượng của chúng ta đã không có trước những động thái, những việc làm của nước lớn kia xâm phạm, gặm nhấm lãnh thổ thiêng liêng của chúng ta.

Thôi, khỏi bàn chuyện buồn của mấy chục năm trước khi nước lớn kia công bố bản đồ vùng biển của họ, trong đó có cả hai quần đảo san hô đã mạng nặng mồ hôi xương máu ông cha ta, đã rành rành ghi trong sử sách nước ta từ triều Lê, triều Nguyễn nhưng một lãnh đạo nước ta liền nhanh nhảu ra văn bản ủng hộ việc công bố bản đồ của họ!

Thôi, khỏi nhắc lại nỗi đau khi đất nước chia cắt, hai miền hùng hổ dồn sức quần thảo nhau đến kiệt sức, hụt hơi, nước lớn kia liền nhẩy vào cướp trắng của ta cả một quần đảo dài rộng hàng trăm cây số, án ngữ ngay của ngõ ra biển lớn, ra thế giới của ta!

Thôi, khỏi nhắc lại nỗi ê chề chỉ vài tháng trước, dân ta đánh cá ở khu vực quần đảo Trường Sa của ta, bị tầu nước lớn kia bắn nát tầu, bắn chết dân, bắt tầu và dân đánh cá của ta áp giải về nước họ rồi bắt dân ta phải nộp tiền chuộc! Biển bị cướp, dân bị chết, thế mà cả một hệ thống thông tấn báo chí khổng lồ và cần mẫn của ta phải ngậm miệng thin thít vì không được phép thông tin, sợ làm phật ý nước lớn!

Chỉ cần nhắc đến một việc vừa xẩy ra tức thì, đã bộc lộ rõ sự không ổn trong đối sách giũ nước của ta.

Để khẳng định chủ quyền, hoàn tất việc lấn chiếm lãnh thổ của ta, nhà nước lớn kia liền thành lập một đơn vị hành chính mới trong đó có hai quần đảo ruột thịt của ta. Đấy là việc làm xâm phạm nghiêm trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta, là vấn đề đại sự quốc gia. Việc làm của họ là việc làm quyết liệt và ngang ngược ở cấp nhà nước, vì thế chúng ta cần có phản ứng quýet liệt, mạnh mẽ ở cấp nhà nước. Nhưng cũng như những lần họ tổ chức các tua du lịch, họ tập trận trên hòn đảo của ta bị họ chiếm, lần này cũng chỉ có người phát ngôn Bộ Ngoại giao lên tiếng với thái độ bình thản, với câu chữ quen thuộc xưa cũ ! Rồi sau đấy là tiếng nói thì thào, yếu ớt của Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh xác nhận hai quần đảo đó là đơn vị hành chính của tỉnh mình! Tiếng nói cấp tỉnh chỉ là tiếng nói trong nội bộ quốc gia!

Phản ứng yếu ớt vả nhu nhược của chính quyền Nhà nước trước việc đất đai lãnh thổ bị xâm phạm làm cho người ta không thể đành lòng im lặng. Lòng yêu nước, sự trân trọng với đất đai thiêng liêng của tổ tiên để lại đã tập hợp họ lại thành tổ chức, thành lực lượng bộc lộ sự phản đối, bất bình với cơ quan đại diện của nhà nước đã xâm chiếm lãnh thổ nước ta.. Đó là cuộc tập hợp cần thiết, chính đáng của tình cảm dân tộc, của tinh thần yêu nước, của đạo lý, của lẽ phải. Cuộc tập hợp có tổ chức thể hiện ý chí quyết bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân cần được thông tin kịp thời và biểu dương rộng rãi.

Nhưng, trên các phương tiện thông tin quốc gia, cuộc tập hợp của lòng yêu nước đó chỉ được thông tin gián tiếp qua sự nhìn nhận của người phát ngôn Bộ Ngoại giao và người phát ngôn Bộ Ngoại giao đã gọi cuộc tập hợp của lòng yêu nước, cuộc biểu tình của ý chí bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ là cuộc “tụ tập” , hạ thấp ý nghĩa sự việc, không nhìn nhận tình cảm và mục đích cao cả chính đáng của những người làm nên sự việc đó ! “Tụ tập” là cách gọi miệt thị, rẻ rúng một cuộc tụ tập ô hợp. Tụ tập là tự phát bất chính. Người ta thường chỉ nói đến “sự tụ tập của cánh giang hồ tứ chiếng …” ! Sự tập hợp, ở đây, của lòng yêu nước biểu thị sự phẫn nộ trước việc đất đai thiêng liêng của tổ quốc bị xâm phạm, sao lại gọi là “tụ tập”. Gọi như thế là xúc phạm lòng yêu nước của nhân dân! Không ai có thể đồng tình!

Hồ Tây 10 tháng 12 năm 2007
Nhà văn – Cựu chiến binh
Phạm Đình Trọng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.