Tình hình báo chí Việt Nam – Báo cáo thế giới 2009

Reporters sans frontières

Ngoại trừ những ấn bản chống đối được bí mật truyền tay nhau và trên mạng internet, không có truyền thông độc lập nào trong nước. Báo in, truyền hình và đài phát thanh đều nằm trong sự kiểm soát của chính quyền Hà Nội. Dầu vậy, báo chí cũng đang trên đà hiện đại hóa và đang tìm cách đẩy lùi các giới hạn kiểm duyệt. Có khoảng một chục ký giả và những nhà đối kháng trên mạng hiện đang ngồi tù.

Năm 2008, chính phủ đã chặn đứng sự giải phóng tiệm tiến của nền báo chí canh tân. Hai phóng viên điều tra của hai tờ báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ đã bị đưa ra xét xử vì đã vạch trần một vụ tham nhũng nổi tiếng. Một trong 2 người đã bị kết án 2 năm tù vì tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ, vi phạm quyền lợi quốc gia”. Ông ta mới được thả hồi đầu năm 2009 chỉ vì những phản đối quốc tế mạnh mẽ.

Vụ xử án này đã kèm theo một đợt thanh trừng nội bộ các cơ quan truyền thông có chiều hướng cởi mở nhất. Kết quả theo đánh giá của một ký giả Việt Nam là: “Các cơ quan truyền thông này đã mất đi tông điệu cứng rắn. Chúng tôi đã thụt lùi mất 10 năm”.

Sự cạnh tranh đang ngày càng ráo riết giữa các ban biên tập, mặc dù tất cả các cơ quan truyền thông đều vẫn bị đặt dưới quyền của cơ chế lãnh đạo là Đảng Cộng Sản, quân đội, cơ quan báo chí Nhà Nước hay các Ủy Ban Nhân Dân. Nhưng các ký giả, nhất là những người xuất thân từ thế hệ trẻ, ngày càng có nhiều thông tin, đã thỉnh thoảng làm ngơ đối với những chỉ thị biên tập của đảng duy nhất. Có lẽ cơ quan truyền thông phóng khoáng nhất, không ai ngoài website VietnamNet, vẫn còn dám nêu lên những vấn đề bức xúc.

Các đài phát thanh quốc gia, kiểm soát bởi văn phòng Thủ Tướng và bởi Trung Ương Đảng Cộng Sản, rất được dân chúng bắt nghe, cũng như các chương trình Việt ngữ của các đài phát thanh quốc tế như BBC, RFI. Khốn thay, các đài này chỉ bắt được trên các làn sóng ngắn hoặc trung bình, vì chính phủ từ chối cung cấp cho họ giấy phép phát trên các tần số FM. Chắc chắn, lý do là để hạn chế số người nghe.

Ngoài ra, công an tiến hành cuộc chiến không khoan nhượng đối với các phong trào đối lập và những báo chí đối kháng. Đầu năm 2009, hai ký giả và 7 nhà đối kháng trên mạng đã bị bắt cầm tù. Vì thế, linh mục Nguyễn Văn Lý, trách nhiệm tờ báo đối kháng Tự Do Ngôn Luận đã bị kết án 8 năm tù vì tội danh “tuyên truyền chống nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam”.

Công an cũng sử dụng các “tòa án nhân dân” để uy hiếp những nhà đối kháng. Dân phố được tập trung và được yêu cầu phát biểu trước phiên tòa nhằm đấu tố bị cáo. Đây là thứ công lý thời quá vãng. Nó bất chấp quyền biện hộ chứ đừng nói đến công bằng.

Từ năm 2002, có khoảng 3 chục nhà đối kháng trên mạng đã bị bắt.

Nhà cầm quyền kiểm soát hệ thống internet rất phổ thông trong nước. Họ chặn đứng không cho vào các site mệnh danh là “phản động”, đặc biệt là những site của những người chống đối hiện tỵ nạn ở nước ngoài. Từ năm 2002, có khoảng 3 chục nhà đối kháng trên mạng đã bị bắt. Một trong những người này đã bị kết án 12 năm tù. Tháng 1 năm 2009, chính phủ đã ban hành “thông tư số 7” cấm các blogs không được có nội dung chính trị. Công an mạng có nhiệm vụ tăng cường kiểm soát. Nhà tranh đấu Nhân Quyền Nguyễn Hoàng Hải, biệt danh Điếu Cày đã phải trả giá. Ông bị kết án tù 2 năm rưỡi, sau khi thành lập Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, qui tụ những người làm blog độc lập.

Ngoài các “báo Nhà Nước”, nhất là là tờ Nhân Dân, nhật báo của Đảng Cộng Sản, tính ra có đến hơn 600 tờ. Nhưng tất cả đều có thể bị khiển phạt vì “vi phạm trầm trọng luật báo chí”. Đó là trường hợp tờ bào Du Lịch, thuộc Tổng Cục Du Lịch, bị đình bản 3 tháng vì đã đăng những bài đề cập đến các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hiện đang là đề tài tranh chấp quan trọng với Trung Quốc.

Trả lời câu hỏi của một phóng viên Âu Châu về tình trạng Nhân Quyền, chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã tuyên bố vào tháng 5/2008 rằng: “Có thể khó cho các ông để hiểu được lòng yêu thương của chúng tôi đối với người ta, và lòng yêu thương của chúng tôi đối với Nhân Quyền. Nhưng những người vi phạm pháp luật, bắt buộc phải bị truy tố”.

Ký Giả Không Biên Giới