Tổ chức Ân Xá Quốc Tế: Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền trong Luật An Ninh Mạng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tổ chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) trong thư ngỏ đề ngày 18/10/2018 gửi đến các Đại biểu quốc hội Việt Nam nhóm họp quốc hội kỳ 6 ở Hà Nội nêu lên quan ngại rằng Luật An Ninh Mạng không tuân thủ luật pháp quốc tế và chính Hiến Pháp năm 2013 của Việt Nam và thúc giục Quốc Hội Việt Nam có những biện pháp có hiệu lực tức thì để ngăn ngừa những nguy hại đến nhân quyền mà  luật này có thể gây ra.

Dưới đây là nội dung Thư Ngỏ của tổ chức Ân Xá Quốc Tế do BBT Web Việt Tân chuyển ngữ. (Nguyên bản Anh ngữ ở dưới cùng)

***

18 tháng Mười, 2018

Kính gởi các Đại biểu Quốc Hội Việt Nam,

THƯ NGỎ: VIỆT NAM PHẢI TÔN TRỌNG NHÂN QUYỀN TRONG LUẬT AN NINH MẠNG

Amnesty International xin bày tỏ mối quan ngại nghiêm trọng về Luật An Ninh Mạng và kêu gọi Quốc Hội Việt Nam có những biện pháp có hiệu lực tức thì để ngăn ngừa những nguy hại đến nhân quyền mà Luật này có thể gây ra.

Hiện nay, hơn 60 triệu người dân tại Việt Nam dùng internet làm nơi chính yếu để biểu đạt ý kiến, quan điểm và tiếp cận thông tin. Mạng internet đóng vai trò then chốt đối với Việt Nam về mặt phát triển kinh tế và xã hội. Vì vậy chúng tôi rất quan ngại nếu được áp dụng như hiện nay thì luật này sẽ đưa đến những giới hạn và vi phạm đến quyền biểu đạt, quyền riêng tư và quyền tự do thông tin cũng như những quyền con người cơ bản khác. Là một thành viên của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), Việt Nam có nghĩa vụ pháp lý phải bảo đảm quyền tự do biểu đạt và quyền riêng tư, cả trên mạng lẫn ngoài đời thực. Luật nhân quyền quốc tế cho phép có thể hạn chế phần nào quyền thực thi quyền biểu đạt. Tuy nhiên, những hạn chế nếu có chỉ có thể áp dụng được nếu, thứ nhất, luật pháp cho phép; thứ nhì, với mục đích bảo vệ an ninh quốc gia hoặc an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức hoặc quyền hạn và uy tín của người khác; và thứ ba, cần thiết và tương xứng với mục đích vừa nêu. Mọi hạn chế áp đặt mà không thoả đáng với tất cả yếu tố của “phép thử ba vế” này trở thành vi phạm của những quyền hạn này.

Amnesty International quan ngại rằng Luật An Ninh Mạng không tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến Pháp năm 2013 của Việt Nam. Chúng tôi quan tâm đặc biệt đến một số điều khoản được dùng để giới hạn và hình sự hóa quyền biểu đạt trên mạng trong Bộ luật Hình sự năm 2015. Điển hình là Điều 8 liệt kê các hành vi và hoạt động như “xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc”, và “thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế-xã hội”. Điều khoản này được viết một cách mơ hồ và cho phép giới chức trách quyền hạn quá mức và tùy tiện khi quyết định hành vi nào được cho là ngăn cấm. Điều 16 quy định một cách bao quát về những gì cấu thành hành vi tuyên truyền chống nhà nước, bao gồm “Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc”. Điều khoản này không đủ chính xác để một cá nhân có thể điều chỉnh hành vi của mình.

Chúng tôi cũng rất quan ngại về Dự thảo Nghị định Hướng dẫn thi hành Luật An Ninh Mạng sẽ áp đặt thêm nhiều giới hạn về tự do trên mạng và có thể gây tác động mạnh đến nhân quyền trên mạng tại Việt Nam. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến Điều 58, khoản 5 trong Dự thảo, buộc các công ty internet hoạt động tại Việt Nam phải lưu trữ và cung cấp thông tin cá nhân của người dùng cho Cục An Ninh Mạng khi được yêu cầu. Các công ty này có lẽ sẽ bị phạt nặng nếu không tuân thủ và ngoài ra không có sự minh bạch về việc sử dụng các thông tin này bởi chính quyền.

Trước phiên họp cuối của Quốc Hội trong năm 2018, chúng tôi kêu gọi quý vị có biện pháp có hiệu lực ngay lập tức để bảo đảm Luật An Ninh Mạng và Nghị định Hướng dẫn thi hành phải tôn trọng và bảo vệ quyền hạn của tất cả người dân Việt Nam. Để đạt những điều này, chúng tôi kêu gọi tất cả dân biểu Quốc Hội Việt Nam hãy:

– Hoãn ngay lập tức việc thực hiện Luật An Ninh Mạng trong khi chờ duyệt xét lại để điều chỉnh cho phù hợp với chuẩn mực và luật pháp nhân quyền quốc tế.

– Làm một cuộc duyệt xét kỹ lưỡng Luật An Ninh Mạng và Nghị định Hướng dẫn thi hành để bảo đảm chúng tuân thủ theo pháp luật nhân quyền quốc tế và đặc biệt là:

  • Hủy bỏ hoặc sửa Điều 8 và 16 để phù hợp với chuẩn mực và luật pháp nhân quyền quốc tế về tự do biểu đạt;
  • Kèm theo những điều khoản đặc biệt để đề phòng việc áp dụng luật tùy tiện và phân biệt đối xử;
  • Bỏ hết những điều khoản buộc các công ty internet hoặc công nghệ phải cung cấp thông tin cá nhân mà không có những điều khoản bảo vệ để ngừa lạm dụng, kể cả, nhưng không giới hạn bởi, yêu cầu có trát lệnh từ cơ quan độc lập dựa vào lý do tình nghi phạm pháp cho từng trường hợp một.

– Duyệt xét lại tất cả các luật bao gồm Điều 109, 117 và 331 của Bộ Luật Hình Sự 2015 giới hạn quyền tự do biểu đạt. Điều chỉnh lại để phù hợp với chuẩn mực và luật pháp nhân quyền quốc tế.

– Kêu gọi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện các tù nhân lương tâm tại Việt Nam.

Chúng tôi mong có cơ hội để cung cấp thêm thông tin về những đề nghị này và những biện pháp khác để cải thiện việc tôn trọng quyền tự do biểu đạt và quyền riêng tư tại Việt Nam. Tôi sẵn sàng để trả lời và cung cấp thêm thông tin nếu quý vị cần.

Trân trọng.

Nicholas Bequelin
Giám Đốc Khu Vực, Đông Nam Á và Thái Bình Dương
Ân Xá Quốc Tế

***

Bản Anh ngữ:

Ref.:ASA 41/9258/2018

National Assembly of Viet Nam
Doc Lap Street,
Quan Thanh, Ba Dinh,
Hanoi
Socialist Republic of Viet Nam

18 October 2018

Dear members of the Vietnamese National Assembly,

OPEN LETTER: VIET NAM MUST RESPECT HUMAN RIGHTS IN THE CYBERSECURITY LAW

Amnesty International would like to express our grave concerns regarding the proposed Cybersecurity Law, and to urge the Vietnamese National Assembly to take immediate and effective steps to protect against the harms to human rights it may cause.

Currently, more than 60 million people in Viet Nam use the internet which is the main platform where people express ideas, opinions and excess information. The internet is central to Viet Nam’s economic and social development. We are therefore deeply concerned that if implemented in its current form, this law would lead to restrictions and violations of the rights to freedom of expression, privacy, and freedom of information as well as other human rights. As a state party to the ICCPR, Viet Nam is legally bound to guarantee the rights to freedom of expression, both online and offline, and to privacy. International human rights law allows for the exercise of the right to freedom of expression to be subject to some restrictions. However, any such restrictions are only permissible if they are, first, provided by law; second, for the purpose of protecting national security or public safety, public order, public health or morals or the rights and reputations of others; and, third, demonstrably necessary for – and proportionate to – that purpose. Any restrictions imposed which do not meet all elements of this “three-part test” constitute a violation of these rights.

Amnesty international is concerned that the Cybersecurity Law does not comply with the international law and the 2013 Constitution. In particular we are concerned with certain articles that would be used to restrict and criminalize protected expression online under the 2015 Penal Code. For example, Article 8 lists prohibited conduct and activities such as “distorting history, denying revolutionary achievements, destroying the national solidarity block,” and “providing false information, causing confusion amongst the Citizens, causing harm to socioeconomic activities”. This provision is vaguely worded and grants the authorities excessive and arbitrary power to decide what constitutes the prohibited conduct. Article 16 provides an overly-broad definition of what constitutes propaganda against the state, including “Insulting the [Vietnamese] people, the national flag, national emblem, national anthem, great men, leaders, famous people or national heroes”. It is not sufficiently precise as to enable an individual to regulate his or her conduct”.

We are also deeply concerned about the draft Decree for implementation of the Cybersecurity Law which would impose further restrictions to online freedoms and could have a chilling impact on human rights online in Viet Nam. We are especially concerned about draft Article 58(5), which would compel all internet companies operating in Viet Nam to save and hand over users’ personal data to the Cybersecurity Department upon request. Companies are likely to be liable for substantial penalties if they fail to do so and there is no transparency about how the data will be used by the authorities.

Ahead of the last meeting of the National Assembly in 2018, we are urging you to take immediate and effective action to ensure that the new Cybersecurity Law and its implementation decree respect and protect the rights of all people in Viet Nam to do this, we urge all members of the Viet Nam national Assembly to:

– Immediately suspend the implementation of the Cybersecurity Law pending a full review to bring it in line with international human right law and standards;

– Undertake a thorough review of the Cybersecurity Law and the implementing Decree to ensure they comply with international human rights law, and in particular:

  • Repeal or amend Articles 8 and 16 so that they are in line with the international human rights law and standards governing freedom of expression;
  • Include specific safeguards against arbitrary and discriminatory application of the law
  • Remove all provisions which would compel internet or tech companies to disclose personal data without adequate safeguards to prevent abuse, including, but not limited to, a requirement for an independently authorized warrant based on individualized reasonable suspicion of criminal wrongdoing.

– Undertake a review of all laws including Articles 109, 117 and 331 of the 2015 Penal Code which restrict the right to freedom of expression to bring them in line with international human rights law and standards.

-Call for the immediate and unconditional release of all prisoners of conscience in Viet Nam.

We would welcome the opportunity provide more information on these recommendations and other measures to improve respect for the rights to freedom of expression and privacy in Viet Nam. I remain at your disposal should you have any questions or require further information.

Sincerely

Nicholas Bequelin
Regional Director, South East Asia and the Pacific
Amnesty International

Nguồn: Amnesty International

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.