Tổ Chức CPJ Phản Đối CSVN Và Đòi Thả Phóng Viên Thái Gốc Việt Somsak Khunmi

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 40.6 kb

JPEG - 18.8 kb
Ông Somsak Khunmi.

Tổ chức Bảo Vệ Ký Giả (Committee to Protect Journalists viết tắt là CPJ) hôm 11-1-2008 đã gửi thư phản đối đến chủ tịch nước CSVN Nguyễn Minh Triết về việc bắt giữ ông Samsak Khunmi, nhà báo Thái đã bị bắt cùng với các thành viên Việt Tân, và kêu gọi nhà cầm quyền CSVN phải thả nhà báo này cũng như phải bảo vệ quyền tự do báo chí và ngôn luận.

Bức thư ký gửi bời Giám Đốc Điều Hành tổ chức, ông Joel Simon, nói rằng tổ chức Bảo Vệ Ký Giả CPJ đang rất quan ngại tới việc nhà báo Somsak Khunmi bị bắt từ ngày 17 tháng 11 năm 2007 và tới nay vẫn còn bị cầm tù.

Ông Somsak Khunmi, năm nay 58 tuổi, bị bắt cùng với nhà báo người Pháp Nguyễn Thị Thanh Vân của đài phát thanh Chân Trời Mới, cùng lúc với việc bắt giữ các thành viên Việt Tân. Trước đó ông Somsak Khunmi đã giúp bà Nguyễn Thị Thanh Vân thực hiện nhiều phóng sự về nông dân biểu tình chống nhà cầm quyền địa phương cướp đất của họ, cũng như giới thiệu phỏng vấn nhựng người dân oan trong nước.

Qua lá thhư, Tổ chức Bảo Vệ Ký Giả CPJ cũng cho biết là nhà cầm quyền CSVN đã giới hạn không cho ông Somsak Khunmi, được gặp nhân viên lãnh sự Thái Lan như luật quốc tế đòi hỏi. Lá thư viết rằng chính quyền Thái Lan cũng không hiểu tại sao mà Hà Nội giới hạn không cho gặp ông Somsak, chỉ để nhân viên lãnh sự Thái Lan gặp một lần trong suốt thời gian 55 ngày ông Somsak bị cầm tù. Trong một bức thư đề ngày 12 tháng 12 gửi cho vợ ông Somsak là bà Janta Kantinat, Bộ Ngoại Giao Thái Lan có biết ông đang bị đau lưng nặng nề và bước đi bị khập khiễng vì không ngồi được đàng hoàng trong tù.

Mặc dù Việt Nam đã giam ông Somsak trong thời gian rất lâu, và báo chí trong nước đăng cả hình ông Somsak bị hỏi cung, bức thư này viết “chính quyền của ông đã không đưa ra được bằng chứng nào để chính thức truy tố ông.”

Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả kêu gọi thả ông Somsak “ngay lập tức và vô điều kiện” và đồng thời kêu gọi nhà cầm quyền CSVN thực thi việc bảo vệ và khuyến khích thay gì bóp nghệt những nguyên tắc căn bản của nền dân chủ là tự do báo chí và tự do ngôn luận. Theo CPJ, mặc dù Điều 69 Hiến Pháp Việt Nam bảo vệ tự do báo chí và tự do ngôn luận, “liên tiếp nhiều nhiệm kỳ chính quyền do đảng Cộng Sản lãnh đạo đã dùng luật hình sự và luật an ninh quốc gia để tùy tiện bóp nghẹt những quyền tự do quan trọng đó.”

****

Thai journalist jailed without charge in Vietnam

January 11, 2008

President Nguyen Minh Triet
Socialist Republic of Vietnam
Office of the State
1 Bach Thao
Hanoi, Vietnam
Via facsimile: +84 4 823-1872

Dear President Nguyen:

The Committee to Protect Journalists is gravely concerned about the November 17 arrest and continued imprisonment of Somsak Khunmi, a long-time news assistant with the Japan- and U.S.-based Chan Troi Moi (Radio New Horizon) radio program.

Somsak, a Thai citizen, was jailed along with Chan Troi Moi journalist Nguyen Thi Thanh Van and a group of political activists associated with the exile-run Viet Tan pro-democracy party. Before their arrests, Thanh Van and Somsak worked together reporting on a protest held in Ho Chi Minh City by aggrieved farmers who had been pushed off their land by state authorities. Nguyen was released on December 12, after the intercession of the French Embassy in Hanoi and an international outcry of protest.

Both journalists were apprehended by security officials at a private residence and taken to Ho Chi Minh City’s main detention facility at 1 Nguyen Van Cu Road, where the 58-year-old Somsak is still being held. Thanh Van, a French national, was accused in the state media of terrorism and released from prison after serving 25 days in detention. CPJ met with her in Bangkok to discuss Somsak’s condition.

Despite detaining Somsak for nearly two months and running photographs of his interrogation sessions in the state media, your government has failed to lodge any formal, evidence-based charges against him. It is our understanding that he is being held under Article 84 of Vietnam’s Penal Code, which allows for a four-month detention period of suspects without charge.

Your administration has also inexplicably restricted access to Somsak, allowing Thailand consular staff only one visit over the 55 days he has served so far in detention. In a December 12 letter addressed to Somsak’s wife, Janta Kantinat, Thailand’s Foreign Ministry wrote that he suffers from severe back pain and is walking with a limp due to the lack of proper seating in his jail cell.

Prison officials acknowledged Somsak’s health complications when they allowed him a hospital visit for medical treatment on December 4, according to the Thai Foreign Ministry letter. Since his arrest, his wife has suffered from severe depression, a condition that has required her to seek out psychiatric treatment. She plans to travel to Vietnam later this month to visit her husband, and we would strongly encourage your government to extend her normal visitation rights.

Article 69 of your country’s constitution broadly protects press freedom and freedom of expression. In practice, however, successive Communist Party-led administrations have applied criminal and national security laws to arbitrarily stifle these essential democratic freedoms.

Not only does the imprisonment of Somsak raise disturbing questions about your government’s commitment to upholding the national constitution, but the broader crackdown now under way on freedom of expression in Vietnam greatly undermines your government’s reform credentials in the wider world. Regrettably, the repression comes at a time when your country has achieved prominence on the world stage, both with last year’s accession to the World Trade Organization and this year’s assumption of a temporary seat on the United Nations’ Security Council.

CPJ therefore calls upon you to immediately and unconditionally release Somsak Khunmi from prison and suggests that your administration works with a commitment and vigor similar to its widely lauded and successful economic reform program to promote and protect—rather than undermine—the basic democratic principles of press freedom and freedom of expression.

Thank you for your attention. We anticipate your prompt reply.

Sincerely,

Joel Simon
Executive Director

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.