Tổ chức Quan Sát Nhân Quyền đòi thả bà Trần Thị Nga và những tiếng nói đối kháng khác

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thêm đợt bắt bớ mới những tiếng nói đối kháng tại Việt Nam

Ngày 27 Tháng Giêng, 2017

(New York) – Tổ chức Human Rights Watch (Quan Sát Nhân Quyền) lên tiếng hôm ngay kêu gọi Việt Nam hãy thả ngay lập tức nhà hoạt động Trần Thị Nga và hủy bỏ những cáo buộc có động cơ chính trị đối với bà. Những quốc gia viện trợ cho Việt Nam nên lên tiếng kêu gọi chính quyền Việt Nam chấm dứt việc sách nhiễu và đàn áp các tiếng nói đối kháng và các nhà hoạt động nhân quyền.

Bà Trần Thị Nga (còn được biết dưới tên Thúy Nga), 40 tuổi, bị bắt giữ vào ngày 21 tháng Giêng, 2017 và bị buộc tội tuyên truyền chống phá nhà nước theo Điều 88 luật hình sự. Truyền thông nhà nước đưa tin là bà Trần Thị Nga “truy cập mạng Internet đưa một số video, clip, bài viết tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Ông Brad Adams, Giám đốc Á Châu sự vụ của HRW cho biết, “Thật là lố bịch khi chính quyền Việt Nam cho rằng truy cập mạng và đăng tải quan điểm chỉ trích là một cái tội. Các nhà viện trợ quốc tế và đối tác giao thương với Việt Nam nên lên tiếng mạnh mẽ và rõ ràng với Việt Nam là họ sẽ xét lại mối quan hệ nếu Việt Nam cứ tiếp tục ném các nhà đối kháng ôn hòa vào tù.”

Giới chức trách đã bắt giữ ít nhất hơn chục người blogger và nhà hoạt động trong năm tháng vừa qua và khởi tố họ về những vi phạm an ninh quốc gia mơ hồ.

Bà Trần Thị Nga bấy lâu nay đã bị hăm dọa, sách nhiễu, bị tạm giam, thẩm vấn, và hành hung vì những hoạt động về lao động và các lãnh vực khác. Bà cũng từng tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc và bảo vệ môi trường, tham dự phiên tòa xét xử các blogger và nhà hoạt động nhân quyền, và đến nhà thăm viếng các tù nhân chính trị để bày tỏ tình đoàn kết. Bà từng là thành viên ban điều hành của Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam, được thành lập vào tháng Mười Một 2013.

Vào tháng Năm 2013, bà Trần Thị Nga và hai con trai, lúc đó 3 tuổi và 5 tháng, đi từ Hà Nam đến Hà Nội để tham dự một buổi liên hoan nhân quyền tại công viên Nghĩa Đô vào hôm sau. Công an đã làm áp lực chủ nhân khách sạn để đuổi ba mẹ con ra khỏi khách sạn giữa khuya lúc trời mưa, khiến họ phải ngủ ở vĩa hè chờ bạn bè đến cứu giúp.

Vào tháng Năm 2014, một nhóm năm người đàn ông hành hung bà bằng gậy sắt, đánh gãy tay và chân bà. Vào tháng Ba 2015, nhân viên an ninh Hà Nội bắt giữ và đưa bà trở về lại quê quán ở tỉnh Hà Nam. Trên đường đi, một người kẹp cổ và khóa miệng bà để không thể kêu cứu. Hai người khác giữ chặt tay chân để người thứ tư đánh đấm vào người bà.

Vào tháng Hai 2016, một số người bận thường phục ném mắm tôm vào người bà và hai con khi họ trên đường đi chợ Phủ Lý, Hà Nam về nhà, gây thương tích cho mắt bà và làm Phú, người con trai lớn, bị dị ứng.

Những bắt giữ khác gồm có:

  • Vào ngày 19 tháng Giêng, 2017, công an tỉnh Nghệ An bắt giữ một cựu tù nhân chính trị, anh Nguyễn Văn Oai, cho rằng anh vi phạm lệnh quản chế. Anh bị bắt vào tháng Tám 2011, với cáo buộc là có liên hệ đến đảng chính trị Việt Tân và bị án tù bốn năm. Sau khi mãn hạn tù vào tháng Tám 2015, anh bị quản chế thêm bốn năm. Anh vẫn còn bị giam giữ.
  • Vào ngày 11 tháng Giêng, công an tỉnh Hà Tỉnh bắt giữ một nhà hoạt động nhân quyền, anh Nguyễn Văn Hóa, vì đi vận động phản đối công ty thép Formosa gây ra thảm họa môi trường hồi tháng Tư 2016. Anh bị buộc vào tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước,” theo Điều 258 Bộ luật hình sự.
  • Vào tháng Mười Hai 2016, công an tỉnh Thanh Hóa bắt giữ Nguyễn Danh Dũng vì cho là có liên hệ đến Thiên Ân TV, một kênh YouTube chỉ trích nhà nước, và khởi tố anh về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước,” theo Điều 258 Bộ luật hình sự.
  • Vào tháng Mười Một, công an tp.HCM bắt giữ blogger Hồ Hải, còn được biết đến dưới tên “Bác sĩ Hồ Hải”, vì những chỉ trích nhà nước trên mạng, theo Điều 88 Bộ luật hình sự. Hai nhà hoạt động khác, Lưu Văn Vịnh và Nguyễn Văn Đức Độ, cũng bị bắt giữ tại tp.HCM vào tháng Mười Một vì nỗ lực thành lập một nhóm hoạt động dân chủ mang tên Liên Minh Dân Tộc Việt Nam Tự Quyết và bị buộc tội “có những hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân”, theo Điều 79 Bộ luật hình sự.
  • Vào tháng Mười, công an tỉnh Khánh Hòa bắt giữ một blogger nổi tiếng, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, còn có tên “Mẹ Nấm” vì những bài viết đăng trên mạng và buộc tội bà tuyên truyền chống phá nhà nước theo Điều 88 Bộ luật hình sự.
  • Vào tháng Chín, công an tỉnh Gia Lai bắt giữ bốn người thiểu số Degar (Montagnards) – Puih Bop (còn có tên Ama Phun), Ksor Kam (còn có tên Ama H’Trưm), Dinh Nong (còn có tên Ba Pol), và Ro Lan Kly (còn có tên Ama Blan) – vì có liên hệ đến một nhà thờ tin lành độc lập Degar và buộc tội họ là phá hoại tình đoàn kết dân tộc, theo Điều 87 Bộ luật hình sự.

Việt Nam có ít nhất là 112 bloggers và nhà hoạt động đang bị tù tội chỉ vì thực thi các quyền tự do căn bản như tự do biểu đạt, tụ họp, lập hội, tôn giáo. Tổ chức Human Rights Watch đã kêu gọi từ lâu nay bãi bỏ tất cả những điều luật tại Việt Nam hình sự hóa việc bày tỏ ôn hòa.

Ông Brad Adams kết, “Việt Nam có quá trình lâu dài đàn áp bất cứ ai mà Đảng Cộng Sản cầm quyền cho là đe dọa quyền lực độc tôn của họ. Việt Nam nên bước vào thế kỷ thứ 21 và hủy bỏ những luật lệ hà khắc của thời xa xưa.”

Nguồn: Human Rights Watch

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.