Tổ chức quốc tế lên tiếng vụ chuyên gia luật Trương Thị Hà bị tịch thu hộ chiếu

Chuyên gia luật Trương Thị Hà (giữa) và ông Clement Nyaletsossi Voule (trái), Báo cáo viên đặc biệt về quyền tự do hội họp ôn hoà của LHQ, và một nữ luật sư ở Geneva. Ảnh: Facebook Truong Thi Ha
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hiệp hội Luật sư quốc tế (IBA) và Hội đồng luật sư Geneva (GBA) vừa lên tiếng tố cáo chính quyền Việt Nam lợi dụng những biện pháp cách ly dịch bệnh Covid-19 hà khắc, đã thẩm vấn, và tịch thu hộ chiếu cùng tài sản của nhà hoạt động nhân quyền, chuyên gia luật Trương Thị Hà.

Ông Michael Kirby, đồng chủ tịch Viện Nhân quyền của Hội Luật sư Quốc tế (IBAHRI), phát biểu trong một thông cáo: “IBAHRI hiểu và khen ngợi các biện pháp ngăn chặn sự lây lan Covid-19 của chính quyền Việt Nam. Tuy nhiên, việc ngăn cản bà Trương Thị Hà, không cho bà liên lạc với bất kỳ ai bên ngoài khu vực cách ly là lạm dụng quyền lực và vi phạm quyền cơ bản của con người.”

Chuyên gia luật Trương Thị Hà cho VOA biết bà trở về nước vào ngày 26/03 và bị cách ly tại Quảng Bình cho đến ngày 13/04 như bao người khác khi nhập cảnh Việt Nam. Nhưng điều đáng nói, theo bà Hà, là bà đã bị chính quyền sách nhiễu, thẩm vấn trong ba tiếng đồng hồ và tịch thu hộ chiếu.

Hiệp Hội Luật Sư Quốc Tế (IBA) và Hội Đồng Luật Sư Geneva (GBA) vừa lên tiếng trường hợp của chuyên gia luật Trương Thị Hà hôm 21/04/2020. Ảnh: IBA
Hiệp Hội Luật Sư Quốc Tế (IBA) và Hội Đồng Luật Sư Geneva (GBA) vừa lên tiếng trường hợp của chuyên gia luật Trương Thị Hà hôm 21/04/2020. Ảnh: IBA

 

Từ Hà Nội, nhà hoạt động Trương Thị Hà, 26 tuổi, nói với VOA:

“Họ gọi tôi vào để thẩm vấn và họ tịch thu hộ chiếu, điện thoại, chứng minh thư nhân dân, giấy phép làm việc và một vài giấy tờ khác của tôi.”

“Sau đó họ đưa tôi vào khu cách ly cùng với những người khác. Trong khu cách ly tôi có mua thêm một cái điện thoại khác nhưng họ lại tịch thu tiếp.”

“Một người bạn trẻ trong khu cách ly cho tôi mượn điện thoại thì họ lại gọi bạn đó lên thẩm vấn, kiểu như để dằn mặt.”

Với cáo buộc như trên diễn ra trong thời gian bà Hà bị cách ly tại Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Quảng Bình, VOA đã liên lạc với chính quyền tỉnh để tìm hiểu thêm sự việc nhưng chưa được phản hồi.

Bà Anne Ramberg, đồng Chủ tịch IBAHRI, nêu nhận định: “Việc tịch thu giấy tờ cá nhân và điện thoại di động của bà Trương Thị Hà, là hành động cố ý xâm phạm và gây nên các hạn chế, trái với nguyên tắc Siracuasa – [quy định về giới hạn và đình chỉ trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị].”

Được hỏi liệu chính quyền có nêu ra lý do và có lập biên bản việc thu giữ giấy tờ cá nhân hay không, bà Hà cho biết:

“Họ có lập biên bản và đưa ra lý do nói rõ là từ một chỉ thị của Bộ Công an, cho rằng trường hợp của tôi không được xuất nhập cảnh, vì vậy họ tịch thu hộ chiếu của tôi.”

“Lúc đó họ có hứa sẽ giao một biên bản cho tôi nhưng về sau thì họ không giao.”

Nhà hoạt động Trương Thị Hà (áo trắng) tại cuộc biểu tình chống Dự Luật Đặc Khu tháng 6/2018 ở TP.HCM. Ảnh: Facebook
Nhà hoạt động Trương Thị Hà (áo trắng) tại cuộc biểu tình chống Dự Luật Đặc Khu tháng 6/2018 ở TP.HCM. Ảnh: Facebook Truong Thi Ha

 

Ông Horacio Bernardes Neto, Chủ tịch của IBA, nhấn mạnh: “IBA cam kết bảo vệ các luật sư, cũng như các sinh viên luật, trước các nguy cơ và đảm bảo thượng tôn pháp luật được duy trì trong đại dịch toàn cầu này.”

Sau khi học chuyên ngành Luật Hình sự và khóa đào tạo Luật sư, nhà hoạt động Trương Thị Hà đã tham gia một số cuộc biểu tình ôn hòa phản đối Luật đặc khu, Luật An ninh mạng ở TP.HCM vào tháng 6/2018, sang các nước Thái Lan và Philippines để học tiếng Anh và du lịch, cũng như sang Thụy Sỹ để học luật quốc tế, và tham gia các sự kiện của LHQ ở Geneva.

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Nguyễn Phú Trọng trong ngày nhận chức Chủ tịch Quốc Hội, hết đảm nhiệm chức bí thư thành ủy Hà Nội, 26/6/2006. Ảnh: AFP

Vụ Ciputra (dự án Khu đô thị Nam Thăng Long): Khơi lại trách nhiệm người đứng đầu của ông Nguyễn Phú Trọng?

Năm 2006, báo Tuổi Trẻ có bài viết “Nhà nước thiệt hại 3.000 tỉ đồng do quyết định duyệt giá đất của UBND TP Hà Nội.” Theo bài viết, chỉ vì một quyết định của UBND TP Hà Nội ngày 14/12/2004 duyệt giá thu tiền sử dụng đất của Dự án khu đô thị Nam Thăng Long sớm hơn 16 ngày so với việc công bố giá đất theo Luật Đất đai mà ngân sách Nhà nước đã thiệt hại 3.000 tỉ đồng. Được hưởng siêu lợi nhuận này là một nhà đầu tư bất động sản nước ngoài, tập đoàn Ciputra.

Bìa sách "Quyền lực và vấn đề kiểm soát Quyền lực trong Xã hội" của tác giả Lê Anh Hùng

Giới thiệu sách mới: “Quyền lực và vấn đề kiểm soát quyền lực trong xã hội”

“Vấn đề quyền lực là vấn đề mấu chốt của chính trị. Và chính trị liên quan đến bất kỳ ai, kể cả những người khăng khăng rằng họ không dính líu gì đến chính trị cả. Như bản thân chính trị, quyền lực là một vấn đề phức tạp, đa chiều, khó hiểu và trong cuốn sách này tác giả giúp chúng ta hiểu dễ hơn, tốt hơn về quyền lực, về tầm quan trọng của quyền lực và vì sao cần kiểm soát quyền lực trong xã hội, cũng như nhiều cách để kiểm soát quyền lực.” (TS Nguyễn Quang A)

Giá tính thuế tài nguyên

Tít bài báo trên nên đổi lại: “UBND tỉnh tăng giá tính thuế tài nguyên, doanh nghiệp xin trả lại mỏ cát.”

Doanh nghiệp đấu giá mỏ cát năm 2023, lúc mà giá tính thuế là 150 ngàn đồng/khối. Cuối 2023, UBND tỉnh Quảng Ngãi tăng giá tính thuế lên 230 ngàn đồng/khối. Doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm 13,9 tỷ đồng nếu tiếp tục khai thác. Họ đã quyết định xin trả lại mỏ.

Ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở hôm 1/7/2024 - Bộ máy phình to, chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh. Ảnh: FB Kim Van Chinh

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh

Bộ máy ăn lương ngân sách nhà nước ở cấp xã, thôn phình to có nguy cơ tăng chi NSNN là tất yếu.

Gần đây ngành công an lại triển khai cán bộ công an chuyên trách xuống các xã. Tổng cộng có gần 10.000 xã, mỗi xã có 3 cán bộ công an thành ra tăng 30.000 biên chế công an ăn lương.

Chưa hết, mới đây nhất (1/7/2024), các địa phương (theo chỉ đạo chung) chính thức ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (thường gọi là dân phòng). Theo con số chưa chính thức… cả nước sẽ có khoảng 300.000 dân phòng chính thức được ăn phụ cấp.