Tô Lâm phá vỡ thông lệ, quyết liệt tranh giành quyền lực

Ông Tô Lâm được cho là đang tranh giành quyền lực để kiêm luôn cả ghế tổng bí thư đảng CSVN. Ảnh: Dang Anh/ AFP via Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau nhiều ngày im lặng, cuối cùng nhà cầm quyền Việt Nam đã công bố thông tin về việc bắt giữ và truy tố nhà báo Huy Đức, tên thật là Trương Huy San và có biệt danh là Osin, và Luật Sư Trần Đình Triển.

Truyền thông trong nước dẫn nguồn từ Bộ Công An đưa tin ngày 7 Tháng Sáu, Cơ Quan An Ninh Điều Tra đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can hai nhân vật nổi tiếng này và cáo buộc họ “tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ Luật Hình Sự.” Căn cứ của lời cáo buộc này được cho là các bài viết gần đây của hai ông đăng trên trang Facebook cá nhân của họ. Nếu bị kết tội theo Khoản 2 của Điều 331, các ông này có thể phải chịu bản án tới bảy năm tù.

Đây là một điều luật quái đản, không thấy ở luật lệ của bất cứ quốc gia nào ngoài khối cộng sản. Nó buộc người dân vào tội lợi dụng những thứ không hề có – là các quyền tự do dân chủ – mà cũng không xác định nạn nhân bị lợi dụng là ai, ai là kẻ có lợi ích bị xâm phạm. Chung quy, đây là một thứ luật rừng do guồng máy cai trị đặt ra để trừng phạt những ai có tiếng nói mà họ nghe không thuận tai. Trước hai ông này, đã có rất nhiều nhà báo, luật sư bị tống vô tù vì điều luật mơ hồ và phản động này, có người chỉ vì vô tình viết một vài ý kiến trái chiều trên mạng xã hội.

Đáng chú ý là việc tống giam nhà báo Huy Đức và Luật Sư Trần Đình Triển xảy ra ngay sau khi ông Tô Lâm giành được ghế chủ tịch nước và hoàn thành bước đầu kế hoạch cài những đàn em thân tín, cùng quê Hưng Yên, từ Bộ Công An vào chức vụ điều hành những cơ quan quan trọng nhất của guồng máy cai trị. Theo sự sắp xếp của ông Tô Lâm, Tướng Nguyễn Duy Ngọc, thứ trưởng Bộ Công An, ngồi vào ghế chánh Văn Phòng Trung Ương đảng, giữ tay hòm chìa khóa của Ban Bí Thư và Bộ Chính Trị; Tướng Lương Tam Quang, thứ trưởng, làm bộ trưởng Công An.

Phá vỡ thông lệ

Vài nhà quan sát quốc tế tỏ ra ngạc nhiên khi thấy trường hợp thăng tiến của Tướng Quang và Tướng Ngọc đã “phá vỡ thông lệ:” Tướng Quang lên bộ trưởng Công An khi chưa là ủy viên Bộ Chính Trị, tương tự Tướng Ngọc làm chánh Văn Phòng Trung Ương đảng khi chưa là thành viên Ban Bí Thư. Họ nói đây là “ngoại lệ chưa từng có kể từ năm 1975” và thêm rằng hai ông tướng này không đủ “tiêu chuẩn” về tuổi tác và quá trình công tác để vào Bộ Chính Trị nên sẽ không sớm được đề bạt như sắp xếp của ông Tô Lâm.

Chúng tôi cho rằng, những ý kiến như vậy không sai nhưng không thực tế: các quy tắc, tiêu chuẩn mà đảng CSVN đặt ra, kể cả điều lệ đảng, hoàn toàn có thể bị vứt vào sọt rác khi lợi ích của các cá nhân hoặc nhóm quyền lực bị cản trở. Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư, chẳng hạn, đã từng đặt ra cái gọi là “trường hợp đặc biệt” để ngồi đến ba nhiệm kỳ, bất chấp quy định “tối đa hai nhiệm kỳ” ghi trong điều lệ đảng.

Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp Hành Trung Ương đảng hồi giữa Tháng Năm bầu bổ sung ủy viên Bộ Chính Trị đã xét trường hợp Tướng Lương Tam Quang nhưng khi ấy ông Quang không đạt đủ số phiếu cần thiết. Nhưng không sao! Ngay sau đó ông Tô Lâm đã nhân danh bí thư Đảng Ủy Công An Trung Ương triệu tập hội nghị đảng ủy và lãnh đạo công an 63 tỉnh thành, ra nghị quyết “đề nghị” Bộ Chính Trị bổ nhiệm Tướng Quang làm bộ trưởng Công An thay vì cử một ủy viên Bộ Chính Trị đảm nhiệm chức vụ này.

“Đề nghị” chỉ là cách nói, hình ảnh rò rỉ từ hội nghị cho thấy tấm bảng tên “Thượng Tướng Lương Tam Quang – bộ trưởng” đã có từ trước khi Bộ Chính Trị và Quốc Hội có ý kiến phê chuẩn chính thức, nghĩa là ông Lâm tin chắc không ai cản trở được sự sắp xếp của ông. Có thể nói, đây là lần đầu tiên trong lịch sử đảng CSVN một bộ trong chính phủ dám vượt qua thẩm quyền tối hậu của Bộ Chính Trị để đưa người vào ghế bộ trưởng. Với quyền lực gần như tuyệt đối trong tay, ông Tô Lâm không chỉ phá vỡ thông lệ mà còn coi những quy định, luật lệ chẳng có giá trị gì.

Tô Lâm chưa dừng lại

Để hoàn thành kế hoạch của mình, ông Tô Lâm chắc chắn sẽ buộc Trung Ương đảng Cộng Sản Việt Nam sớm bổ sung Tướng Quang – và có thể cả Tướng Ngọc – vào Bộ Chính Trị đầy quyền lực tại Hội Nghị Trung Ương đảng lần thứ 10 vào Tháng Mười sắp tới mà không chờ tới đại hội đảng lần thứ 14 sẽ diễn ra sau 19 tháng nữa. Sau những vụ thanh trừng gần đây, Bộ Chính Trị khóa 13 đã mất sáu ủy viên, mới bổ sung được bốn người, vẫn còn hai ghế trống, có thể dành cho Tướng Quang và Tướng Ngọc hoặc ít nhất một trong hai ông tướng này. Trong hoàn cảnh Bộ Chính Trị đảng CSVN đã trở thành con tin trong tay thế lực công an, sẽ không ai cản được tham vọng của Tô Lâm.

Cách sắp xếp nhân sự như vậy trước tiên là để bảo đảm “hậu cứ” vững chắc cho quyền lực của ông Tô Lâm, bảo đảm cho những bước tiến xa hơn của ông ta trong thời gian tới, tránh vết xe đổ mà tiền bối của ông là Đại Tướng Trần Đại Quang để lại. Ông Lâm đang đi vào con đường của ông Trần Đại Quang, nhảy thẳng từ ghế bộ trưởng Công An sang ghế chủ tịch nước, song do không duy trì được thế lực ở Bộ Công An, ông Quang đã chết bất đắc kỳ tử vì “bệnh lạ” chỉ hai năm sau đó.

Thứ đến, thành công của kế hoạch cho thấy ông Tô Lâm đã tước gần hết quyền lực của Tổng Bí Thư Trọng, biến ông chủ lò nắm quyền sinh sát nhiều năm qua thành một ông già bệnh hoạn và cô độc giữa chiến trường gió tanh mưa máu. Trong những ngày tới, không chỉ các thuộc hạ thân tín mà cả bản thân ông Trọng – và ông Thủ Tướng Phạm Minh Chính – có thể lâm nguy khi ông Tô Lâm giật nốt chiếc ghế tổng bí thư.

Hồ sơ mật về những vi phạm của ông Trọng khi còn làm bí thư Thành Ủy Hà Nội với dự án khu đô thị Ciputra, của ông Chính khi làm bí thư Tỉnh Ủy Quảng Ninh bảo kê cho tập đoàn AIC của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, vẫn đang được cất giữ trong két sắt của Bộ Công An, chưa biết lúc nào sẽ được ông Tô Lâm “khui ra” như ông ta đã làm với ông Võ Văn Thưởng, cựu chủ tịch nước, hoặc ông Vương Đình Huệ, cựu chủ tịch Quốc Hội.

Cuộc tranh giành quyền lực ở thượng tầng chính trị Ba Đình vẫn tiếp tục và quyết liệt hơn nữa cho đến khi ông Tô Lâm kiêm luôn cả ghế tổng bí thư đảng CSVN, thực hiện “nhất thể hóa” hai chức vụ lãnh đạo đảng và nhà nước, hoàn toàn theo mô hình thể chế của Trung Quốc trong đó ông Tô Lâm sẽ là một bản sao thu nhỏ của ông Tập Cận Bình, tổng bí thư đảng kiêm chủ tịch nước Trung Quốc, quyền uy ngang ngửa với nhà độc tài Mao Trạch Đông.

Ảnh hưởng chính trị

Ông Tô Lâm trở thành một Tập Cận Bình của Việt Nam thì đó là điều tốt hay không tốt? Dựa trên lịch sử hành động của ông Tô Lâm, chúng tôi thấy khả năng tốt khó xảy ra được mà ngược lại, tình trạng đàn áp dân chủ, nhân quyền sẽ ngày càng quyết liệt, do đó con đường dân chủ hóa Việt Nam chắc chắn sẽ đi vào ngõ cụt. Vụ bắt giam và truy tố nhà báo Huy Đức, Luật Sư Trần Đình Triển – những tiếng nói phản biện từ trong hệ thống của đảng và nhà nước – chứng tỏ tình hình dân chủ nhân quyền ngày càng bi thảm.

Về chính sách đối ngoại, giai đoạn cầm quyền sắp tới của ông Tô Lâm và bộ máy công an trị sẽ làm cho “cây tre Việt Nam” ngả hẳn về phía Trung Quốc và bị cô lập trên trường quốc tế. Đã gần nửa tháng từ khi ông Tô Lâm tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước hôm 22 Tháng Năm mà nguyên thủ các quốc gia dân chủ – kể cả nhiều đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam như Mỹ – vẫn chưa gửi lời chúc mừng, một hiện tượng hiếm thấy. Và dường như ông Tô Lâm cũng chẳng quan tâm nhiều đến dư luận bên ngoài, nhất là sau khi ông thực hiện thành công các chiến dịch bắt cóc người ở Đức, ở Thái Lan, đưa về nước trừng trị, bất chấp luật pháp quốc tế, mà không bị phản ứng đáng kể.

Nhiều tổ chức báo chí, nhân quyền quốc tế như Phóng Viên Không Biên Giới (RSF), Bảo Vệ Ký Giả (CPJ), Quan Sát Nhân Quyền (HRW), Ân Xá Quốc Tế (A.I.) và Văn Bút Hoa Kỳ (Pen America) đã đồng loạt lên tiếng phản đối và kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do ngay cho nhà báo Huy Đức, nhưng xem ra những lời kêu gọi ấy đang rơi vào những lỗ tai điếc.

Hiếu Chân

Nguồn: Người Việt

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.