Tô Lâm: Tinh gọn nhưng sợ đảng viên “tâm tư,” tự diễn biến, tự chuyển hoá

Tinh gọn? Biếm họa: Khều
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

CSVN vốn đã không được lòng dân, bây giờ mà tinh gọn thật sự thì sợ mất lòng đảng viên, dẫn tới nguy cơ mất chế độ

Sau cuộc đại sáp nhập và tinh gọn, hiện Việt Nam có: 6 phó chủ tịch Quốc hội, 7 phó thủ tướng, 8 thứ trưởng Bộ Xây dựng, 9 thứ trưởng Bộ Tài chính, 10 thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường. 12 phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận, 12 phó chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương…

“Lạm phát” sếp phó

Ở Chính phủ, hai phó thủ tướng mới vốn là bộ trưởng và trưởng ban cũ. Theo đó, giải tán Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) thì bộ trưởng bộ này được tinh gọn lên làm phó thủ tướng (ông Nguyễn Chí Dũng). Ban Dân vận bị bãi bỏ để hợp nhất với Ban Tuyên giáo thành Ban Tuyên giáo và Dân vận, thì trưởng ban Dân vận được tinh gọn lên phó thủ tướng (ông Mai Văn Chính).

Ở Quốc hội cũng vậy. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) sáp nhập với Bộ Tài nguyên Môi trường (TN-MT) thành bộ Nông nghiệp và Môi Trường, thì ông Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan được tinh gọn lên làm phó chủ tịch Quốc hội. Ông Vũ Hồng Thanh, vốn là chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội; sau khi Uỷ ban Kinh tế sáp nhập với Uỷ ban Tài chính – Ngân sách, thành Uỷ ban Kinh tế – Tài Chính; ông Thanh được tinh gọn lên làm phó chủ tịch Quốc hội.

Trên phình thì dưới cũng phình, bộ trưởng được tinh gọn lên làm phó thủ tướng, phó chủ tịch Quốc hội, thì thứ trưởng các bộ này cũng được tinh gọn sang làm thứ trưởng bộ kia. Hai bộ có nhiều thứ trưởng nhất sau sáp nhập là Bộ Xây Dựng cùng với Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

Cụ thể, ngày 19/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký các quyết định về việc điều động, bổ nhiệm 10 thứ trưởng cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Trong đó, 6 thứ trưởng từ Bộ NN&PTNT, 4 thứ trưởng từ Bộ TN-MT được điều qua. Thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.

Bộ Tài chính thì sáp nhập với Bộ KH&ĐT, thành Bộ Tài Chính với 9 thứ trưởng. Gồm 4 thứ trưởng cũ, cùng 4 thứ trưởng bộ KH&ĐT chuyển qua, cộng với ông Hồ Sỹ Hùng, vốn là phó chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Tương tự, sau sáp nhập với Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng có 8 thứ trưởng (gộp lại từ hai bộ cũ). Bộ Nội vụ có 7 thứ trưởng (gồm 3 thứ trưởng cũ gộp lại với 4 thứ trưởng từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chuyển qua).

Nhiều ban, bộ khác cũng được bổ nhiệm thêm nhiều thứ trưởng, phó ban sau khi sáp nhập… Điển hình là Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương hiện có 7 sếp phó; Ban Tuyên giáo và Dân vận có 12 phó trưởng ban, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương có 12 phó chủ nhiệm…

Sợ anh em “tâm tư”

Việc sáp nhập, tinh gọn nhưng vẫn giữ nguyên nhân sự này làm dư luận nhớ tới tuyên bố bất hủ của Đại tướng Phùng Quang Thanh: “Không phong tướng, anh em tâm tư.” Thời điểm ông Thanh phát biểu câu này là ngày 06/11/2014, khi Quốc hội đặt vấn đề về việc “lạm phát” tướng lãnh trong thời bình, khi cả nước có tới 480 tướng quân đội (năm 2014).

Lúc đó quân đội cũng đang tiến hành sáp nhập, và Đại tướng Phùng Quang Thanh (khi đó là bộ trưởng Bộ Quốc phòng) phân trần trước Quốc hội: “Học viện Kỹ thuật Quân sự đào tạo kỹ sư cho toàn quân, cả dân sự, nghiên cứu khoa học nên đề nghị cho giữ. Cả toàn quân chỉ có trường này to nhất. Học viện Hậu cần trước đây là 3 trường sỹ quan, trung cấp hậu cần, giờ là ba trong một. Như vậy có từ lâu rồi, giờ hạ xuống, anh em rất tâm tư.”

Đồng thời Tướng Thanh diễn giải thêm rằng trước đây có Khoa Phòng không, Khoa Hải quân, Khoa Pháo binh, Khoa Công binh, Khoa Đặc công… bây giờ tất cả nhập thành Khoa Quân chủng. “Sáu binh chủng hợp thành quân chủng, có mỗi chủ nhiệm khoa trước đây là thiếu tướng bây giờ cắt đi rất khó, tâm tư lắm các đồng chí ạ,” người đứng đầu quân đội thời điểm đó trần tình trước Quốc hội. (1)

Từ phát biểu hơn 10 năm trước của cố Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh thì có thể hiểu cho cái “tâm tư” của những cán bộ cộng sản trong giai đoạn sáp nhập rầm rộ hiện nay. Rất nhiều quan chức CSVN tỏ ra lo lắng, hoang mang vì có nguy cơ mất ghế.

Chiến lược tinh gọn nhưng “giữ nguyên kết hợp đền bù tiền tỷ” của Tô Lâm

Thừa nhận về tình trạng “tâm tư” này, ngày 5/11/2024, Tô Lâm có bài viết về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: “Tinh – Gọn – Mạnh – Hiệu năng – Hiệu lực – Hiệu quả.” Trong đó, ông tổng bí thư viết: “Cán bộ, đảng viên, kể cả lãnh đạo các cấp, cũng là con người nên việc họ ‘có tâm tư’ khi lợi ích bị ảnh hưởng là điều dễ hiểu. Không ai vui khi đơn vị của mình bị giải thể, sáp nhập, hợp nhất, bản thân không giữ được vị trí chủ chốt như trước, thậm chí phải chuyển sang làm chuyên viên hay ra khỏi biên chế…” (2)

Tình trạng “tâm tư” này rất dễ dẫn tới bất mãn chế độ. Nên Tô Lâm và đảng CSVN đã đưa ra song song hai phương án giữ nguyên kết hợp đền bù tiền tỷ. Một mặt là giữ lại toàn bộ các sếp phó, các sếp trưởng thì được nâng chức lên cấp cao hơn, nhân sự chuyên viên thì vẫn ngồi yên vị trí cũ, chỉ đổi tên các bộ, ngành, phòng ban. Một mặt ban hành Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định mức trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi cho quan chức cộng sản, những đền bù cho các quan chức tự nguyện xin nghỉ hưu sớm với số tiền rất lớn, có người nhận được tới 2,7 tỷ đồng.

Sắp tới đây sẽ là câu chuyện sáp nhập tỉnh thành, phường xã; bỏ quận huyện… Chắc chắn sẽ lại đi theo lối mòn trên, quan huyện lên quan tỉnh, lính ở huyện thì về làm lãnh đạo xã. Trước mắt thì Bộ Công an đã “làm gương” khi giải tán công an cấp quận/huyện, và đưa những người này lên làm công an tỉnh/thành, hoặc về làm trưởng công an xã/phường.

Có thể nói việc giữ lại các cấp phó… cho thấy Tô Lâm chỉ giỏi hô hào, nhưng không muốn mất lòng đảng viên, lo sợ đảng viên “tự diễn biến tự chuyển hoá.” Những quan chức này vốn đã quen với những đặc quyền đặc lợi dành riêng cho cán bộ nhà nước, bây giờ đột ngột tước đi thì chắc chắn sẽ gây ra bất mãn trầm trọng ở quy mô lớn. CSVN vốn đã không được lòng dân, bây giờ mà tinh gọn thật sự thì lại sợ mất lòng chính những đảng viên của mình, dẫn tới bất mãn và nguy cơ mất chế độ. Cho nên Tô Lâm không thể “tinh gọn” bộ máy nhà nước CSVN theo đúng nghĩa của từ này được. Thực tế thì tinh gọn chỉ là chiêu trò hô hào xảo trá để lấy lòng dân mà thôi.

Chánh Thành

Tham khảo:

(1) https://giaoduc.net.vn/dai-tuong-phung-quang-thanh-khong-phong-tuong-anh-em-tam-tu-post151969.gd

(2) https://moha.gov.vn/chuyen-doi-so/tin-tong-hop/tinh-gon-bo-may-co-tam-tu-nhung-khong-ban-lui-d611-t56728.html

Nguồn: Việt Nam Thời Báo

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lê Đức Anh và lệnh ‘không được nổ súng’

“Không được nổ súng,” là mệnh lệnh từ thượng cấp và là nguyên nhân dẫn đến cái chết chóng vánh của 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam trong trận Hải chiến Trường Sa năm 1988. Gạc Ma, 14/3/1988, là ngày giỗ chung của 64 gia đình liệt sĩ nhưng còn là ngày mà lịch sử Việt Nam sẽ phải làm rõ ai là thủ phạm chính trong cuộc tàn sát này.

Gạc Ma 1988: Ai đã ra lệnh không nổ súng? Ảnh chụp màn hình youtube RFA

Gạc Ma 1988: Ai đã ra lệnh không nổ súng?

Tuy nhiên những bộ đội công binh và chiến sĩ Hải quân Việt Nam khi đó nhận được lệnh không được nổ súng chống trả phía Trung Quốc. Vậy ai trực tiếp đã ra lệnh cho binh sĩ Việt Nam không được nổ súng chống trả quân Trung Quốc trong cuộc chiến dù không cân sức đó?

18 tháng 3 - người dân không quên! Ảnh: FB Phuc Dinh Kim

Gạc Ma 14 tháng Ba: Dân Việt không thể quên*

Phần lớn xương cốt của các anh đã nằm lại vĩnh viễn trong lòng Biển Đông.

Nhớ đến các anh, những người anh hùng trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, chúng tôi thề bằng bất cứ giá nào cũng không đánh đổi chủ quyền lấy tình hữu nghị viển vông đối với Trung Quốc!