Toàn văn bản hiệu triệu Cách Mạng Hoa Lài Trung Quốc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trần Đông Đức chuyển ngữ

Giới Thiệu: Tác giả của văn bản hiệu triệu cuộc “Cách Mạng Hoa Lài” ở Trung Quốc vẫn còn là một bí mật. Các nguồn thông tin Hoa Ngữ ở Đài Loan đặt ra nghi vấn có sự tham dự của Pháp Luân Công vì trong lời kêu gọi có nhắc đến tổ chức này.

Trong lúc đó “Thế Giới Nhật Báo” lấy nguồn tin khác cho rằng do lãnh tụ phong trào sinh viên Thiên An Môn, Vương Đán viết ra. Gần đây BBC Hoa Ngữ liên tiếp đưa bài về Vương Đán với lời nhận xét của anh phong trào kêu gọi như vậy là đã thành công. Trung Quốc bị một bản tin trên mạng mà trở nên lo sợ báo động toàn quốc.

Trong lúc đó, Pháp Luân Công đã phủ nhận nguồn tin nói rằng chính họ kêu gọi phong trào. Pháp Luân Công cho rằng họ là những người tu hành, không tham dự chính trị, quản chi chuyện thế gian…

Do đó, bản văn kêu gọi này vẫn nằm ở dạng khuyết danh, không thủ lãnh, không tác giả, không tổ chức đảng phái nào chịu trách nhiệm.
Văn bản hiệu triệu phát đi vào ngày 17 tháng 2, và nằm trên facebook nhà Vương Đán vào ngày 18 tháng 2. Không loại trừ múi giờ chênh lệnh của giờ Trung Quốc và giờ Mỹ.

Dù thế nào đi nữa, bản văn hiệu triệu này trở nên hấp dẫn và quan trọng bởi tinh thần bao dung và ôn hòa, ứng xử với các tình huống qua lời gọi.

Đứng trên một góc độ xã hội, chính nó đã buộc nhà cầm quyền Trung Quốc, Hồ Cẩm Đào tuy quyết đàn áp phong trào nhưng phải trả lời về những bức xúc của người dân trong cuộc họp vào ngay đêm hôm trước khi Hoa Lài xuống phố.

Bản Việt Ngữ:

Địa điểm tụ tập tại các thành phố lớn cho cách mạng Hoa Lài ở Trung Quốc

中国“茉莉花革命”各大城市集会地点

Trung Quốc “Lai Lợi Hoa Cách Mạng” Các Đại Thành Thị Tập Hội Địa Điểm

Dù bạn là người có con bị sỏi thận (do nhiễm sữa độc), căn hộ bị dỡ bỏ, người mướn chung phòng, quân nhân thối chuyển, nhà giáo dạy tư, nhân viên thâm niên của ngân hàng bị bán, nhân viên vừa mất việc, hay người đang xin việc làm.

Dù bạn hoặc là có sự bất mãn đối với kết luận của “bản án Tiền Vận Hội”, không thích có người nói, “có bố là Lý Cương”, không thích bị người đòi “đối xử hợp lý, xã hội công bằng”, hay là không thích xem ảnh đế Ôn (Gia Bảo) diễn xuất. (Đoạn này liên quan đến những câu chuyện thời sự chính trị tham nhũng tiêu cực ở Trung Quốc)

Dù bạn là người từng ký tên vào Hiến Chương 08, người tu hành theo Pháp Luân Công, hay là đảng viên cộng sản, nhân sĩ các đảng phái dân chủ.

Thậm chí bạn là người chỉ là người đứng xem. Ngay từ phút giây này, bạn và tôi đều là người Trung Quốc. Bạn và tôi đối với tương lai đều là những người Trung Quốc có ước mơ. Mỗi chúng ta đều có trách nhiệm với tương lai vì con cháu của chúng ta sau này.

Chúng ta chỉ cần đi đến một địa điểm đã định trước, xa xa nhìn xem, chầm chậm tuỳ chân, thuận thế mà làm, dũng cảm mà hô lên những khẩu hiệu. Có lẽ, lịch sử từ thời khắc này bắt đầu lay chuyển.

Hãy cùng nhau đến, tất cả đều là anh chị em, hãy cùng kề vai tương trợ. Nếu lỡ phát sinh nên cảnh những người tham dự có hành động bất lương xin hãy ứng xử hết sức nhẫn nại, xin sự ủng hộ của người qua đường. Sau khi tụ tập kết thúc, đừng để lại rác. Người Trung Quốc có tố chất cao, có điều kiện để truy cầu tự do dân chủ.

Nếu như lần chiêu tập này tại các đô thị chưa được thành công, thì có thể vào mỗi Chủ Nhật vào lúc 2 giờ chiều sẽ tiếp tục cuộc hành trình. Kiên trì sẽ dẫn đến thắng lợi.

Thống nhất về các khẩu hiệu

Chúng tôi cần cơm ăn
Chúng tôi cần việc làm
Chúng tôi cần chốn ở
Chúng tôi cần công bình
Chúng tôi cần công nghĩa
Bảo vệ quyền tư hữu tài sản
Duy trì độc lập tư pháp
Vận động cải cách chính trị
Chấm dứt chuyên chính độc đảng
Trả quyền báo chí
Tự do thông tin
Tự do muôn năm
Dân chủ muôn năm

Thời Gian

2:00 Giờ chiều, ngày 20/2/2011

Địa điểm

Bắc kinh: Vương Phủ Tỉnh, trước cửa McDonald

Thượng Hải: Quảng trường nhân dân, cửa trước Ảnh Đô

Thiên Tân: dưới Cổ Lâu

Nam Kinh: Quảng trường Cổ Lâu, Cổng bách hóa trên đường Tú Thủy

Tây An: Đường Bắc Đại, Cổng Gia Lạc Phúc

Thành Đô: Quảng trường Thiên phủ dưới tượng Mao chủ tịch

Trường Sa: Quảng trường Ngũ Nhất, Cổng Tân đại hạ Tân đại

Hàng Châu: Quảng trường Vũ lâm, Cổng Hàng Châu bách hóa đại lâu

Quảng Châu: Công viên nhân dân, Cổng Tinh Ba Khắc

Thẩm Dương: Nam Kinh bắc giai, Khẳng Đức Cơ môn khẩu

Trường Xuân: Quảng trường văn hóa, Đại lộ Tây dân chủ, Cửa siêu thị khoái lạc cấu

Cáp Nhĩ Tân: Cáp Nhĩ Tân cổng viện điện ảnh

Vũ Hán: Đại đạo giải phóng, Quảng trường Thế Mậu cổng McDonald
Những thành phố nào không có trong danh sách này, xin bạn hãy đến tập trung ở những quảng trường trung tâm của thành phố đó.

Trần Đông Đức dịch Hoa Ngữ từ facebook nhà Vương Đán (Wang Dan)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.