Tôi không thách thức, tôi chỉ cần sự công bằng

Luật sư Ngô Anh Tuấn trong một lần tranh luận biện hộ cho thân chủ trước tòa trước đây. Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sự việc tôi bị mời ra khỏi phòng xét xử trong khi chưa thực hiện xong phần tranh luận của mình tại TAND thành phố Đà Nẵng vào trưa ngày 25/5/2023, cho tới nay chưa có kết quả giải quyết cuối cùng dù sự việc đã diễn ra qua ngày thứ 15.

Sau khi có đơn thư kiến nghị của tôi, ngày 02/6/2023, đại diện Ban Hỗ trợ hoạt động luật sư, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội đã mời tôi làm việc để nắm bắt thêm nội dung sự việc. Ngày 06/6/2023, Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cũng đã gửi công văn cho TAND thành phố Đà Nẵng về việc đề nghị giải quyết kiến nghị của luật sư tham gia tố tụng tại TAND thành phố Đà Nẵng. Như vậy, xét về góc độ người người quản lý các hoạt động của luật sư, Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội đã thể hiện đúng, đủ vai trò của mình đối với thành viên, đồng nghiệp.

Trước đây, tôi cũng đã từng bị “gây hấn” ở một cơ quan công quyền và Liên đoàn, Đoàn cũng đã lên tiếng bảo vệ. Phía đơn vị có hành vi thiếu chuẩn mực cũng đã gửi lời xin lỗi nên tôi chấp nhận hoá giải sự việc chứ không làm lớn chuyện nữa. Sự việc xảy ra ngày 25/5 vừa qua, tôi cũng không có ý định làm lớn nhưng nhận thấy sự sai phạm của thẩm phán là rõ ràng nên tôi không thể ngồi im. Tôi không nghĩ rằng, cứ dựa vào tính chất “vụ án chính trị” mà người ta có quyền suy diễn rằng, có làm quá với luật sư hay bị cáo thì cũng không sao cả, điều này là hoàn toàn không thể chấp nhận được.

Tôi cũng có thể hình dung về một kết quả có thể bất lợi cho mình khi người ta sẽ không trích xuất camera tại phòng xét xử theo đề nghị của tôi cũng như đề nghị của Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội mà người ta sẽ tiếp tục dùng lời khai của những người có mặt tại phiên toà hôm đó để quy kết cho tôi là vi phạm nội quy phiên toà. Ở phiên toà này, ngoài 01 thân chủ và 01 luật sư đồng nghiệp, hẳn không ai khác đủ dũng khí đứng về phía tôi.

Tôi sẵn sàng cho một hình thức xử phạt hành chính (cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500k tới 1 triệu đồng), nhưng dù là hình thức xử phạt nào tôi cũng sẽ khiếu nại hoặc khởi kiện vì rõ ràng tôi hoàn toàn không có bất kỳ hành vi nào để người ta kết luận rằng tôi không tuân thủ sự điều khiển của chủ toạ phiên toà. Vấn đề ở đây không phải là tiền mà là tự trọng nghề nghiệp của tôi, tự trọng nghề nghiệp của nghề luật sư.

Tôi chờ một sự thẳng thắn, khách quan, dám đối diện từ những người tham gia giải quyết vụ việc ngày hôm đó. Tôi không thách thức ai vì tôi biết sẽ là đem trứng chọi đá, tôi cần sự công bằng và làm mọi cách trong khuôn khổ của pháp luật để bảo vệ sự công bằng cho tôi, cho nghề nghiệp của tôi dù sự việc có thể sẽ có khó khăn mà bản thân tôi cũng không thể lường trước được.

Một lần nữa, tôi gửi lời cảm ơn Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội và các luật sư đồng nghiệp, bạn bè đã quan tâm tới tôi trong những lúc khó khăn.

LS Ngô Anh Tuấn

Nguồn: FB Tuan Ngo

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt (hàng đầu, giữa) trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về hồ sơ nhân quyền Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ,, ngày 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động

HRW phát biểu rằng chính quyền Việt Nam đang đưa ra các thông tin sai lạc hoặc dễ gây hiểu lầm cho phía Hoa Kỳ và các đối tác kinh tế khác để đạt được hay duy trì các quy chế ưu đãi thương mại.

“Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và người sử dụng lao động là lời tuyên bố sai lạc trắng trợn,… Ở Việt Nam không hề tồn tại bất kỳ một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn hoặc cho người lao động có thể đòi thi hành các quyền của mình.” (ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – HRW)