Tôn Giáo Và Chính Quyền

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong sinh hoạt của một quốc gia, sự quan hệ giữa tôn giáo và chính quyền là mối quan hệ mang tính hợp tác nhưng độc lập nhau. Chính quyền dù giỏi đến đâu cũng không thễ nào giải quyết nổi mọi vấn đề của con người trong xã hội, nhất là về các mặt tinh thần và tâm linh. Hai yếu tố này thường phải nhờ sự hợp tác giải quyết của các tôn giáo. Bởi vì qua nhiều thời đại, tôn giáo luôn luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người. Đối với từng cá nhân, tôn giáo giúp con người vươn lên ở những giá trị cao đẹp qua lý tưởng phục vụ tha nhân. Đối với quốc gia, tôn giáo giúp giải quyết những tệ nạn và các mặt tiêu cực của xã hội, giữ vững giềng mối luân thường đạo lý và nhất là góp phần xoa dịu những khổ đau, thiệt thòi cho những người kém may mắn. Chính những nỗ lực này, tôn giáo đã hợp tác với chính quyền để làm cho xã hội vượt qua những tiêu cực của đời sống, nhất là trong bối cảnh đổi thay những nếp sinh hoạt kinh tế của quốc gia.

Nhưng sự hợp tác nói trên chỉ có thể phát triển và giúp cho xã hội ổn định khi luật pháp của quốc gia bảo đảm tính độc lập giữa tôn giáo và chính quyền. Nghĩa là chính quyền không ảnh hưởng vào nội bộ, chi phối các sinh hoạt tôn giáo, ngược lại tôn giáo không tạo những áp lực hay khuynh loát các sinh hoạt điều hành quốc gia. Tính độc lập này còn biểu hiện ngay trong sự giao tiếp và đối thoại giữa tôn giáo và chính quyền, đặt trên nền tảng bình đẳng và tương kính. Các hoạt động của tôn giáo phải hành xử theo đúng luật pháp quy định; ngược lại, chính quyền cũng phải ứng xử theo đúng những quy định của luật pháp để luôn luôn coi tôn giáo là đối tác bình đẳng chứ không là một phương tiện phụ thuộc, bắt làm theo ý của chính quyền. Do đó, khi chính quyền bày vẽ ra nhiều luật lệ để chi phối lên những sinh hoạt bình thường của các tôn giáo, kiểm soát nơi thờ phương, theo dõi việc tu học và nhất là can thiệp vào việc phong chức, phong phẩm hay suy cử của các tôn giáo… đã không chỉ vi phạm tính độc lập mà còn làm cho sinh hoạt tôn giáo trở nên nghèo nàn. Đây là hiện trạng của những quốc gia cộng sản cuồng tín trong đó có Việt Nam.

Ngay từ năm 1955, sau khi đảng Cộng sản Việt Nam chính thức cai trị Miền Bắc, ông Hồ Chí Minh với tư cách chủ tịch nước đã ra Sắc Lệnh quy định về những sinh hoạt tôn giáo. Lúc đó, trong bối cảnh cần sự hợp tác của các tôn giáo để ổn định tình hình sau khi ký hiệp định Genève, nhất là giữ người để không ào ạt xin tỵ nạn ở miền Nam, Sắc Lệnh đã có một số bỏ ngỏ cho các hoạt động tôn giáo; nhưng chỉ vài năm sau thì mọi tôn giáo ở miên Bắc bị san bằng và phá hủy hầu như chỉ còn trên hình thức. Sau năm 1975, khi đảng Cộng sản Việt Nam kiểm soát toàn thể đất nước, họ đã ra một Nghị Định của chính phủ về các hoạt động tôn giáo, dưới chữ ký của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (Thủ Tướng) Phạm Văn Đồng, bắt đầu cưỡng bức mạnh mẽ các hoạt động tôn giáo. Cụ thể là hõ đã buộc các Giáo hội, các Ban trị sự Trung ương của các tôn giáo phải tham gia làm thành viên trong Mặt trận tổ quốc, một tổ chức ngoại vi của đảng Cộng sản trong nỗ lực đoàn ngũ hóa mọi đoàn thể quần chúng, tôn giáo, xã hội phải nằm trong gọng kềm của đảng. Nghị Định đã quy định là mọi sinh hoạt lễ tiết, họp hành, phong chức, tu học, xuất bản kinh sách đều phải xin phép chính quyền liên hệ có cho phép thì mới tiến hành. Từ lúc này nguyên tắc “Xin và Cho” đã bắt đầu được lưu truyền trong các sinh hoạt tôn giáo và người ta gọi đây là vòng kim cô của Ủy ban tôn giáo chính phủ để bức bách những đoàn thể tôn giáo nào không theo nguyên tắc trên.

Sau khi tung ra chính sách đổi mới vào năm 1986, để tìm tài nguyên từ bên ngoài giải quyết những khủng hoảng ở bên trong, đảng Cộng sản Việt Nam mất dần khả năng khống chế toàn diện, khiến cho xã hội Việt Nam bắt đầu nảy nở một số sinh hoạt ra ngoài khuôn khổ của chế độ cho phép. Đặc biệt là những sinh hoạt có liên hệ tín ngưỡng, thờ cúng các bậc tiền nhân, anh hùng, thánh thần đã xuất hiện lôi cuốn cả sự tham gia của những đảng viên, cán bộ cao cấp của đảng. Trong bối cảnh đó, đảng Cộng sản Việt Nam đã phải uyển chuyển thay đổi một số giới hạn trong vấn đề tín ngưỡng bằng một Nghị Định mang số 69, do ông Đỗ Mười, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, lúc đó ký vào tháng 3 năm 1991. Mặc dù vào lúc này, Hà Nội đã nới lỏng một số sinh hoạt tín ngưỡng, cho phép các chùa, nhà thờ, thánh thất được tu bổ hay tổ chức các lớp tu học cho dân chúng nhưng vẫn đều phải có sự cho phép của chính quyền và nhất là sinh hoạt của các giáo hội vẫn còn bị kiểm soát chặt chẽ. Từ năm 1995, khi Cộng sản Việt Nam chính thức bang giao với Hoa Kỳ và bắt đầu đàm phán về Hiệp ước mậu dịch thì do những áp lực của Hoa Kỳ và các nước tự do về việc tôn trọng các quyền tự do tôn giáo, đảng Cộng sản Việt Nam mới bắt đầu bày ra cái gọi là nghiên cứu một Pháp Lệnh Tôn Giáo. Nhưng đến năm 1999 thay vì công bố Pháp Lệnh nói trên, Hà Nội lại cho phổ biến Nghị Định mang số 26 dưới chữ ký của Thủ tướng Phan Văn Khải vào tháng 4 năm 1999.

Trên căn bản, nội dung của Nghị Định năm 1999 không khác gì Nghị Định năm 1991, nhưng từ ngữ dùng có vẻ nhẹ nhàng hơn, đặc biệt là phần quy định về quyền hạn của những tu sĩ lãnh đạo các tôn giáo có thêm sự ban thưởng công lao góp phần bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa và được hưởng những đặc quyền kinh tế ngoài trách vụ , chức vụ đối với tôn giáo mình phụ trách. Sự quy định này đã mở đầu cho chính quyền, qua Ủy ban tôn giáo chính phủ, để chu cấp lương bổng, xe cộ, công tác phí, tiền thưởng… cho các tu sĩ phục vụ chính quyền. Đây là thời kỳ mà đảng Cộng sản đã dùng tiền bạc, bỗng lộc để lôi kéo những tu sĩ của các tôn giáo gắn chặt với chính quyền nhiều hơn. Khi mà những người lãnh đạo tôn giáo nhận tiền cấp pháp từ chính phủ như quy định ở trên cho thấy là tính độc lập giữa tôn giáo và chính quyền đã mất và từ đó đã biến thành công cụ của chế độ. Điều này giải thích lý do vì sao mà khi Quốc Hội Hoa Kỳ hay Nghị Viện Âu Châu ra Nghị quyết tố cáo Hà Nội vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo đã có khá nhiều tu sĩ cán bộ lên tiếng phản đối và bênh vực cho nhà nước Cộng sản Việt Nam.

Cuối năm 2000, ông Lê Quang Vịnh, Trưởng ban tôn giáo vào lúc đó, đồng thời là Chủ tịch uỷ ban soạn thảo pháp lệnh tôn giáo đã bắt đầu gửi thư cho các tôn giáo để tham khảo ý kiến về bảo dự án pháp lệnh nói trên. Những nét chính của dự thảo đều rút ra từ Nghị định về tôn giáo năm 1999, nên đã bị các tôn giáo chống đối rất nhiều, đặc biệt là qua bốn vấn đề:

- 1/ Sự can thiệp của chính quyền vào việc phong chức, suy cử;
- 2/ Sự cưỡng chế học tập lý thuyết Mác lê tại các trường đào tạo tu sĩ;
- 3/ Sự kiểm soát và khống chế các tài sản của Giáo hội;
- 4/ Nguyên tắc xin và cho còn đè nặng lên các sinh hoạt tôn giáo khi ra khỏi khuôn khổ của cơ sở tôn giáo.

Chính những chống đối nói trên, bản dự thảo Pháp lệnh đã bị sửa đi sửa lại mấy chục lần trong gần 4 năm vừa qua. Cuối cùng ngày 18 tháng 6 năm 2004, Ủy ban thường vụ quốc hội Cộng sản Việt Nam đã công bố Pháp Lệnh Tôn Giáo nhưng hơn 5 tháng sau mới cho thi hành, từ ngày 15 tháng 11 năm 2004. Đây là một chuyện lạ.

Pháp lệnh Tôn Giáo lần này do quốc hội công bố nên có thể coi là một văn bản có tính pháp lý nhất so với các Nghị định hay Sắc lệnh đã phổ biến trước đây. Nhưng nội dung của Pháp Lệnh, tuy viết đơn giản và tổng quát hơn, nhưng vẫn đặt sinh hoạt các tôn giáo vào trong nguyên tắc Xin và Cho. Trong 4 điều mà các tôn giáo chống mạnh mẽ nói trên, lần này trong Pháp Lệnh, Hà Nội đã bỏ đi phần xin phép chính quyền trước khi phong chức, bổ nhiệm, phong phẩm nhưng lại quy định rằng nếu có yếu tố nước ngoài, ám chỉ Tòa Thánh Vatican, thì phải thỏa thuận truớc với Ủy ban tôn giáo trung ương. Còn lại những phần khác trong Pháp Lệnh không thay đổi bao nhiêu, thậm chí, Pháp Lệnh còn quy định là các trường đào tạo tu sĩ phải dạy môn lịch sử Việt Nam mà ai cũng biết là có phần lịch sử đảng Cộng sản và dạy luật pháp, tức bản Pháp Lệnh Tôn Giáo.

Luợc qua một vài diễn tiến trong việc Hà Nội đã thể chế hóa những ràng buộc các sinh hoạt tôn giáo vào trong tay của đảng từ năm 1955 đến nay, cho thấy là sự quan hệ tôn giáo và chính quyền tại Việt Nam là một sự kiện bất bình thường; nhưng, những ai am tường về bản chất của chủ nghỉa cộng sản thì thấy đây là quy luật để không một đoàn thể hay cá nhân nào có thể ảnh hương lên quần chúng mạnh hơn tư thế của đảng nói chung và của các nhân vật lãnh đạo đảng nói riêng. Tại sao?

Thứ nhất là tuy không nói ra công khai, các đảng Cộng sản đều coi chủ thuyết của họ là một loại ’chân lý’ tuyệt đối, nhiều khi họ còn diễn giải nó đứng cao hơn các loại giáo lý của những tôn giáo khác. Họ tôn sùng ông Mác, ông Lênin, ông Mao Trạch Đông và sau này có thêm ông Hồ Chí Minh là những bậc ’thánh’ đã sản sinh ra và vun bồi chủ nghĩa cộng sản, với điểm đến sau cùng là xây dựng ’thiên đường cộng sản’, nơi đó con người mơ tưởng rằng sống trong xã hội không còn bóc lột nhau với phương châm ’làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu’. Chính vì chủ trương mang màu sắc tôn giáo kiểu hiện thực chủ nghĩa như vậy, họ đã coi các tôn giáo là một cản trở để gieo rắc tư tưởng đại đồng, nên tìm cách tiêu diệt.

Thứ hai là vì không tiêu diệt được các tôn giáo nên các đảng Cộng sản lại rất sợ ảnh hưởng của đảng và của chủ nghĩa cộng sản bị soi mòn, trước đà phát triển tự nhiên của các tôn giáo trong đời sống của loài người. Cụ thể là họ rất sợ uy tín hay tư thế lãnh đạo của các cán bộ đảng không còn bằng những vị tu sĩ lãnh đạo các tôn giáo. Nói cách khác, đảng Cộng sản rất sợ sự nới lỏng các hoạt động tôn giáo, vì đó chính là đầu mối làm cho đảng mất dần sự kiểm soát lên các giáo hội. Vì có kiểm soát, và can thiệp vào nội bộ của các Giáo hội, giới lãnh đạo Hà Nội mới chứng tỏ ’sức mạnh’ của đảng và không lo sợ quyền lực bị cạnh tranh.

Ngoài hai lý do dẫn đến sự khống chế và kiểm soát những hoạt động của các tôn giáo tại Việt Nam nói trên, còn một điều thầm kín khác mà giới lãnh đạo đặt thành một ưu mới sau này là ’diễn biến hòa bình’. Họ đã cho là các thế lực chống cộng từ bên ngoài, khai thác những hoạt động xã hội của các tôn giáo để xé to những mầm mâu thuẫn trong xã hội, tạo ra những tranh chấp giữa tôn giáo và chính quyền. Đây là lối suy luận mang đầy tính hoang tưởng vì nếu chính quyền để cho tôn giáo có một tư thế hợp tác và cùng giải quyết các tiêu cực xã hội thì không bao giờ có sự âu lo nói trên. Trong tinh thần đó, việc nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam công bố Pháp Lệnh Tôn Giáo là một công việc thừa thãi. Cái gì chính quyền cũng muốn kiểm soát, kể cả ’linh hồn’ của con người, cho thấy là tư duy của cấp lãnh đạo hoàn toàn không đổi mới, vẫn còn ở trong khuôn khổ của những năm tháng cai trị kiểu gia trưởng. Rõ ràng là đảng Cộng sản Việt Nam hô hào đổi mới tư duy, hô hào nhìn về phía trước nhưng mọi hành động của họ đều chỉ dựa trên thói quen ’quản lý’, nên Việt Nam sẽ còn lâu mới có thể bước vào xã hội văn minh và hiện đại. Đó cũng là lý do cho thấy sự cần thiết của một lực lượng cách mạng xuất hiện để tạo những chuyển hóa của đất nước được tốt đẹp hơn.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.