Trả lại cho dân tôi

Cánh đồng lúa. Ảnh: Kinh Tế Saigon Online
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hai ngày qua đi thăm bạn ở huyện Thanh Bình, Đồng Tháp. Tôi mới ngớ ra, người dân đã cơ giới hóa hoàn toàn nông nghiệp từ hơn hai năm rồi. Làm đất hoàn toàn dùng máy. Gieo sạ lúa, phun thuốc thuê máy bay, gặt đập bằng máy liên hợp (thuê của dân). Lúa xuống tàu sắt chuyển về nhà máy có ống hút vào kho, tự sấy bảo quản. Xay xát ra gạo đóng bao tự tiêu thụ. Những việc làm này không liên quan gì đến Nhà máy cơ khí nông nghiệp trung ương, không liên quan gì đến chỉ đạo. Dân tự sắm công cụ, tự liên kết nhau mà làm. Dân có nhóm cafe sáng, định kỳ gặp trao đổi nhau kinh nghiệm, cái mới được học hỏi, áp dụng và phổ biến cho nhau, giúp nhau cùng làm.

Nhìn lại quá khứ, từ 1975 – đảng chỉ đạo hợp tác hóa nông nghiệp theo kiểu Miền Bắc trước 1975, cả nước bị đói triền miên năm này năm khác, phải ngửa tay xin viện trợ bo bo, rất xấu hổ. Năm 1986 với Nghị quyết 6, xã cảng giao lại cho dân tự lo tự sống, cho lưu thông không ngăn sông cấm chợ.

Năm 1989 – sau 3 năm trả cho dân cái quyền được làm, được sống – Việt Nam xuất khẩu được 1,4 triệu tấn gạo với trị giá 320 triệu đô la Mỹ, điều chưa từng có từ khi đảng dành phần lo.

Năm 1999 xuất khẩu vượt 1 tỷ USD với 4,6 triệu tấn.

Năm 2023 đến tháng 11, tỷ trọng gạo chất lượng cao đạt tới 85%, khối lượng đạt mức 6 triệu tấn, giá trị trên 3 tỷ USD. Sản lượng cả nước ước đạt 43,4 triệu tấn.

Sản xuất nông nghiệp (về gạo) đã đi xa những gì đảng chỉ đạo (mơ ước đạt 21 triệu tấn lương thực, tức bao gồm cả khoai, sắn, bắp mì, gạo… bất cứ cái gì ăn được).

Cái gì đã tạo ra bước thần kỳ này về kỹ thuật nông nghiệp, sản lượng nông nghiệp, vai trò vị thế nông nghiệp VN trên thế giới (kể cả gạo ngon nhất thế giới)(?) Đó là, đảng đừng xía vào để dân tự làm và dân đóng thuế nuôi nhà nước . Nhà nước rớ vào nông nghiệp là dân không có ăn, nhà nước ôm xuất khẩu là tham nhũng là oán thán của dân dậy trời dậy đất…

Cái gì đã tạo ra bước thần kỳ này về nông nghiệp, cả sản lượng và giá trị khiến vai trò vị thế nông nghiệp VN nổi bật trên thế giới (có gạo ngon nhất thế giới)?

Câu trả lời từ thực tiễn hàng chục năm qua ai cũng thấy, đó là: đảng đừng xía vào, để dân tự làm và dân đóng thuế nuôi Nhà nước. Nhà nước rớ vào nông nghiệp là dân không có ăn, nhà nước ôm xuất khẩu là tham nhũng là oán thán của dân dậy trời dậy đất (bài học đau đớn với lệnh cấm xuất gạo năm 2010 khiến giá lúa gạo trong nước sụt thê thảm, nông dân đau đớn khi giá gạo thế giới đang cao).

Bài học nông nghiệp cũng là bài học chung về quản lý và phát triển đất nước. Nhà nước hãy để dân làm, hãy buông bỏ những gì dân làm được…

Nguồn: FB Sơn Long

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.