Trách ai đắp núi nợ công!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(Phản ảnh đến Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam)

Ngay trên con đường Nguyễn Trãi gần nhà tôi ở đang xây dựng một đường sắt trên cao mà chúng tôi quen gọi là “đường sắt trên trời Cát Linh-Yên Nghĩa” chạy từ phố Cát Linh, quận Đóng Đa đến bễn xe Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội. Con đường này dài trên 13 km do Trung Quốc thắng thầu năm 2011 với giá thầu trọn gói là nửa tỷ đô la Mỹ.

Bí thư TU Hà Nội đã từng ca ngợi “Đây là con đường thắm tình hữu nghị Việt-Hoa”(!?) do Trung Quốc cho vay với lãi suất thương mại nghe nói chỉ thấp khoảng 10% năm, nghĩa là chỉ gấp chừng 10 lần tiền USD gửi tiết kiệm ngân hàng hiện nay của dân mà thôi! Điều kỳ cục đáng nói ở đây là, lẽ ra công trình này đã được bàn giao cho Hà Nội sử dụng vào cuối năm 2014 thì đầu năm nay, nhà thầu đã cho tạm dừng thi công để đòi tăng vốn vay lên 365 triệu đô la Mỹ nữa. Đề nghị “nhỏ” đó đã được chính phủ nhanh chóng phê chuẩn nhưng nay vẫn đang thi công nhát gừng chưa biết đến lúc nào mới hoàn thành và sẽ còn thêm bao nhiêu lần đòi tăng vốn vay lên nữa?

Đó là một ví dụ sinh động về “Nợ Công vay vốn ngắn hạn của các nhà thầu Trung Quốc” đang diễn ra khắp nơi trên đất nước ta. Họ đã mang theo “16 chữ vàng” và “Tình hữu nghị bốn tốt” tới cổng sau các nhà quan từ trung ương đến các tỉnh thành trong cả nước. Những nơi họ đến không những chỉ gieo rắc món nợ công cắt cổ mà còn làm phức tạp thêm tình hình an ninh chính trị và dân sinh nghiêm trọng. Đặc biệt ở nhiều nơi như Sơn Dương Vũng Áng, Hà Tĩnh, Cửa Việt, Quảng Trị, Bô Xít Tân Rai, Lâm Đồng, Bô Xít Đắk Nông, Tây Nguyên đã và đang mọc lên những làng Con Lai Tàu quần cư khép kín để chuẩn bị bổ sung cho lực lượng “Hồng Vệ Binh” trong tương lai của bọn cộng sản Trung Hoa cướp nước!

Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam hiện nay đang sôi nổi thảo luận về NỢ CÔNG, mà không thấy đề cập tới “nợ công vay của Tàu”? Không biết các đại biểu QH vì quá sợ hãi giặc Tàu, hay vì Quốc Hội đang cố tình dấu giếm các cử tri một hiểm họa đang cận kề, hiểm họa vỡ nợ công sẽ có thể phải đem gán cả non sông cho giặc Tàu xâm lược, nên không thấy công khai điều đó?

Vậy nên:

“Nợ công” là nợ công nào?
Nợ công vay của giặc Tàu xâm lăng
Nợ công đánh đổi Trường-Hoàng
Nợ công ô nhục quê hương giống nòi!

Hãy xem “đường sắt trên trời”(1)
Cát Linh-Yên Nghĩa một thời ngợi ca
“Thắm tình hữu nghị Việt-Hoa”
Trung Quốc nửa tỷ đô la thắng thầu
Tưởng là tình nghĩa bạn bầu
Xây nhanh để khánh thành vào năm nay
Ai ngờ chúng giở bàn tay
Đang làm dừng lại đòi vay tăng tiền
Hơn ba trăm triệu đô thêm
Mà chắc còn muốn vòi tiền lần hai
Nợ công thành núi mặc ai
Tớ thầy tiền Mỹ đút đầy túi tham!

Tàu quen mua chuộc tham quan
Trúng thầu giá thấp khi làm giá cao
Không từ một thủ đoạn nào
Cửa quan từ thấp tới cao tung hoành
Thấp thì chén chú chén anh
Cao chờ tài khoản China-Bank hẹn hò
“Bác Mao” hết, có “bác Hồ”
Bôi trơn, lại quả chăm lo tận tình
Nhà thầu luôn sẵn gái xinh
Mời vào lầu biếc tâm tình “đến nơi”
Nợ công quan đã ký rồi
Mai kia vỡ nợ, giặc đòi núi sông!

Từ Tân Rai đến Đắc Nông
Sơn Dương, Cửa Việt…thành vùng Tàu lai
Tây Nguyên đã sắp tới ngày
Nhiều nơi treo biển “Tại đây làng Tàu!”
Nhà rông của đồng bào đâu?
Mà nay thấp thoáng nhà Tàu mọc lên
Đến Gạc Ma trước chèo thuyền
Giờ máy bay giặc bay trên bầu trời
Sân bay Tàu đã xây rồi(2)
Mà sao ông Tổng vẫn cười hồn nhiên?
Hoàng Sa đau đớn triền miên
Bởi phường ác quỷ núp bên cờ hồng!

Trách ai đắp Núi Nợ Công
Rắp tâm gán cả núi sông cho Tàu
Đồng bào ơi tỉnh lại mau!
Đứng lên đánh đuổi giặc Tàu xâm lăng!

Hà Nội, 5/11/2014

Đặng Huy Văn danghuyvan@gmail.com

Nguồn: Blog Bùi Văn Bồng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…