Trận chiến khác của TPP bắt đầu

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Shawn Donnan
5/10/ 2015

Sau 5 năm thương thảo, các Bộ trưởng giao thương đã đồng ý với các điều khoản của TPP. Đây là một chiến thắng lớn cho Tổng thống Obama trong lãnh vực kinh tế. Tuy nhiên trận chiến vẫn chưa đến hồi kết thúc. Trước mặt là một trận đấu đá chính trị để TPP được quốc hội Hoa Kỳ thông qua. Một số đồng minh bên đảng Cộng Hòa mà ông Obama nhờ cậy đã bực bội với một số nhượng bộ mà Hoa Kỳ bị buộc làm để đạt được thỏa thuận.

Ngoài ra đây còn là mùa tranh cử tổng thống. Bên phía đảng Cộng Hòa, ứng viên đang dẫn đầu Donald Trump có khuynh hướng bảo hộ kinh tế. Ông Trump từng lên tiếng cho rằng “TPP đả phá doanh nghiệp Hoa Kỳ. Đây là một hiệp ước tồi tệ”.

Không riêng gì Obama gặp khó khăn, Thủ tướng Canada Stephen Harper cũng đang tái tranh cử vào ngày 19 tháng 10 mà hiện thời cả ba ứng viên đều ngang ngửa. Một đối thủ của ông hứa là sẽ xé bỏ TPP nếu đắc cử. Tại Nhật Bản, Thủ tướng Shinzo Abe đang không được lòng dân cho lắm mà lại phải tìm cách để quốc hội Nhật thông qua TPP. Ngay cả ở Việt Nam với chế độ độc đảng, việc thay đổi nhân sự lãnh đạo vào năm 2016 có nghĩa là sẽ phải đối diện với những khó khăn chính trị về TPP.

Hoa Kỳ gặp một số khó khăn về thủ tục cũng như về phương diện chính trị. Tổng thống Obama phải thông báo cho Quốc Hội biết trước 90 ngày ý định ký kết hiệp ước giao dịch, có nghĩa là ông không thể làm thế trước tháng Giêng. Một số đòi hỏi khác khiến cho đạo luật này có thể qua đến giữa năm sau thì Quốc Hội mới cứu xét.

Tổng thống Obama cần dựa vào hậu thuẫn của đảng Cộng Hòa để vượt qua sự chống đối của phe Dân Chủ thì mới mong TPP được Quốc Hội thông qua. Vấn đề mà Ông Obama đối diện là phía Cộng Hòa bực mình với một số tương nhượng mà phái đoàn đàm phán Hoa Kỳ đã làm như loại bỏ kỹ nghệ thuốc lá ra khỏi hệ thống giải quyết tranh chấp đầu tư, đồng ý loại trừ độc quyền ngắn hạn trên các loại thuốc “sinh học”. Phía Cộng Hòa cũng khó chịu với một số đòi hỏi của chính quyền Obama – chẳng hạn như tiêu chuẩn lao động khắc khe hơn cho Việt Nam – đến từ một số dân biểu phe Dân Chủ mà đã từng đòi phế bỏ TPP. Điều này đưa đến xác suất Tổng thống Obama không còn có thể cậy nhờ vào phía đảng Cộng Hòa để thông qua TPP trong Quốc Hội mà đảng Cộng Hòa đang nắm đa số.

Giới lãnh đạo Cộng Hòa cho rằng hiệp ước TPP phải đem lại lợi ích cho người dân Hoa Kỳ. TPP là một hiệp ước quan trọng lâu lắm mới diễn ra và do đó Hoa Kỳ không nên tương nhượng để có một hiệp ước xoàng không thiết lập được các quy luật giao thương tiêu chuẩn cao cho vùng Châu Á Thái Bình Dương.

Các giới chức trong chính quyền thì tin rằng một khi toàn bộ hiệp ước TPP được trình bày ra thì sự ngần ngại của phía Cộng Hòa sẽ tan biến đi. Cũng như cộng đồng doanh nghiệp đã bày tỏ sự hỗ trợ cho TPP mặc dầu ngành dược phẩm có phàn nàn về một số điều khoản.

Họ cũng tin rằng một số điều khoản trong TPP như luật lao động và môi trường chặt chẽ, có thể chinh phục được giới Dân Chủ đã từng chống đối.

Nhưng không ai phủ nhận là Ông Obama nhiều phần không có đủ số phiếu hậu thuẫn đến từ chính đảng của ông để thông qua TPP mà phải dựa vào phiếu của phe Cộng Hòa. Đây là tình huống éo le. Rất có thể phe Cộng Hòa sẽ câu giờ để mong cuộc bầu cử 2016 sẽ cho ra được một vị tổng thống Cộng Hòa mới và chính quyền mới sẽ thương thuyết lại hiệp ước này để điều chỉnh những điều khoản mà họ cho là bất cập.

Hiệp ước TPP tuy đã được thương thảo xong rồi nhưng trận chiến để thông qua TPP tại các quốc gia vẫn còn nguyên đó.

Radio Chân Trời Mới – Hoàng Thuyên tóm lược

Nguồn: Financial Times

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.