Trịnh Văn Bô – “biểu tượng” bi kịch của thời đại

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

“Cướp bóc hợp pháp có nguyên nhân từ hai thứ. Thứ nhất là lòng tham, thứ hai là lòng nhân ái bị đặt sai chỗ” – Claude Frederic Bastiat.

Từ nhà đại tư sản yêu nước trở thành dân oan

Vừa qua, hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã đặt tên một con phố mới ở quận Nam Từ Liêm theo tên người đã từng ủng hộ “chính phủ cụ Hồ” 5.147 lượng vàng. Đây là hành động “vinh danh” một nhà tư sản yêu nước đã có vai trò rất lớn trong việc gầy dựng nền tảng tài chính, ngân hàng của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trong bối cảnh muôn vàn khó khăn, sau khi những người cộng sản vừa mới giành cướp được chính quyền ở miền Bắc Việt Nam.

Câu chuyện về ông Trịnh Văn Bô và gia đình ông không chỉ trở thành huyền thoại về tình yêu nước mà còn gắn liền với những giai thoại cười ra nước mắt về khúc đoạn trường mấy mươi năm gia đình ông trở thành “dân oan” mất nhà, mất đất. Cho đến lúc chết, ông bà Bô vẫn không được trở về ngôi nhà số 34 Hoàng Diệu mà gia đình đã cho những người cộng sản “mượn”. Đã qua 4 đời tổng bí thư và nhiều đời thủ tướng hứa hẹn trả nhà cho gia đình ông bà Bô nhưng cho đến nay cũng chưa giải quyết được.

Ngôi nhà 34 Hoàng Diệu được qua tay lần lượt cho các tướng lãnh cao cấp nhất của chế độ như ông tướng Hoàng Văn Thái, rồi đến người con trai cả của tướng Võ Nguyên Giáp là Võ Điện Biên. Sau này, căn nhà vô giá này đã “chuyển giao” cho nhân vật quyền lực mà ngay cả mấy ông Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải cũng đành chịu bó tay.

Thế rồi, hôm nay, những người cộng sản lại đem tên ông Trịnh Văn Bô đặt tên cho một con phố ở Hà Nội. Không biết, có phải họ nghĩ rằng gia đình ông Bô vẫn còn nhiều tiền vàng và việc làm này có thể làm cho gia đình ông hãnh diện, tự hào đến mức sẽ tiếp tục công cuộc ủng hộ quyên góp tiền vàng cho chính phủ chăng?

Con cháu ông bà Bô có thể vì vui mừng và sĩ diện, không chừng quên luôn căn nhà 34 Hoàng Diệu mà ông tướng Lê Đức Anh trót lấy làm của riêng? Có người thì bảo rằng, đảng ta đang cần huy động 500 tấn vàng trong dân nên việc ca ngợi, vinh danh ông bà Bô giờ đây thật là cần thiết. Thực ra, nếu so với kết cục thảm khốc của những tư sản yêu nước khác như bà Cát Hanh Long Nguyễn Thị Năm, thì ông bà Trịnh Văn Bô còn may mắn lắm. Giờ đây, lại được đảng và nhà nước vinh danh tên tuổi như thế, nhẽ ra, gia tộc họ Trịnh phải biết ơn mới phải. Nếu con cháu ông bà Bô mà không biết ơn đảng, ơn chính phủ thì quả là không biết lý lẽ, không biết thế nào là “đạo đức cách mạng”.

Khi tình yêu, lòng bác ái đặt sai chỗ

Trong tác phẩm “Luật Pháp” lừng danh của Claude Frederic Bastiat, nhà tư tưởng xã hội kiệt xuất người Pháp đã chỉ ra rằng có ba hệ thống xã hội mà ở đó người dân trở thành nạn nhân của một thứ cướp bóc được hợp pháp khi luật pháp bị biến thành công cụ để cướp bóc. Đó là chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Claude Frederic Bastiat viết:

Ở đây không bàn tới lòng chân thành của những người biện hộ cho chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. … Nhưng phải chỉ ra rằng chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản nói chung vẫn chỉ là một cái cây ở ba giai đoạn khác nhau mà thôi. Chỉ có thể nói rằng, trong chủ nghĩa cộng sản, cướp bóc hợp pháp được thể hiện rõ ràng hơn vì đấy là cướp bóc toàn diện, còn chủ nghĩa bảo hộ thì không rõ ràng bằng vì đấy là cướp bóc nhằm vào một nhóm và một số ngành cụ thể.

….

Chúng ta không bàn về dự định của con người dù chân thành hay không chân thành. Trên thực tế, tôi đã nói rằng cướp bóc hợp pháp một phần là do lòng bác ái, dù đấy là lòng bác ái sai lầm. Sau khi đã giải thích như thế rồi, xin xem xét giá trị – nguồn gốc và xu hướng – của khát vọng được nhiều người ngưỡng mộ, tức là tìm cách giải quyết vấn đề phúc lợi của toàn dân bằng cách cướp bóc tất cả mọi người.

Nếu lấy tư tưởng và lý lẽ của Claude Frederic Bastiat để soi rọi cho những tấn bi kịch của xã hội, của những cá nhân tiêu biểu cho một thời đại của lịch sử Việt Nam thì có thể hiểu được một phần những nguyên nhân căn bản cho tấn thảm kịch của chính chúng ta ngày hôm nay:

“Cướp bóc hợp pháp có nguyên nhân từ hai thứ. Thứ nhất là lòng tham, thứ hai là lòng bác ái bị đặt sai chỗ” – Claude Frederic Bastiat.

Những nhà đại tư sản Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20 như Nguyễn Thị Năm, Trịnh Văn Bô là những tinh hoa của một xã hội vừa thoát thai khỏi bóng tối của ngàn năm phong kiến và đô hộ. “Động cơ” duy nhất của họ khi họ hiến tặng, ủng hộ, quyên góp tiền của cho những người Việt Minh lúc đó là tình yêu quê hương. Nhưng tình yêu đó, tiếc thay đã đặt sai vị trí. Tình yêu đó đã dành tặng cho một nhóm cướp tham tàn nhất trong lịch sử, những kẻ không đạo đức, không lương tri và lý lẽ, nhân danh dưới ngọn cờ “giải phóng dân tộc”.

Tài sản của những nhà tư sản lúc đó làm mờ mắt những kẻ là bần cùng xã hội, là quân trộm cướp nhưng được khoác lên chiếc áo “chính nghĩa”. Lòng nhân ái, tình yêu đã đặt sai chỗ và bản thân họ vừa trở thành nạn nhân, vừa thúc đẩy việc cướp bóc trở thành hợp pháp.

Rõ ràng, lòng tham không đáy của những người cộng sản xuất phát ban đầu cũng rất “trong sáng, lãng mạn”. Nhưng khi quyền lực tạo ra luật pháp đã ở trong tay họ, thì luật pháp đã nhanh chóng bị bóp méo, tha hóa ở mức độ cao nhất. Tình yêu và mục đích tốt đẹp ban đầu, đã chỉ đóng vai trò làm “lý luận” và công cụ tuyên truyền, mị dân và chính danh cho một hệ thống cướp bóc hợp pháp.

Hơn 90 triệu người dân Việt Nam đang sống trong một xã hội mà cướp bóc trở thành một hệ thống được luật hóa, hợp pháp bởi những kẻ cướp nắm trong tay quyền lực làm ra luật pháp. Luật pháp thay vì được sinh ra để bảo vệ những quyền tự nhiên của con người do Chúa ban tặng, bảo vệ Tự do và tài sản chính đáng cho mọi người thì Luật pháp ở xã hội Việt Nam đã trở thành những “qui trình” cướp bóc một cách hợp pháp và tinh vi. Điều đó dẫn đến một thảm kịch là tất cả mọi người đều nằm trong vòng rủi ro. Bất kể ai, bất kể lúc nào cũng có thể trở thành nạn nhân của một hệ thống tham tàn, phi nhân này.

Giờ đây, việc những người cộng sản đặt tên một con đường mang tên Trịnh Văn Bô, thậm chí, có thể sau này còn đúc tượng đồng cho ông Bô như là một thứ “bia công đức” của chế độ. Trong khi đó, họ vẫn tiếp tục công cuộc cướp bóc tài sản của con cháu ông bà Bô và của hơn 90 triệu người dân Việt Nam. Cái tên Trịnh Văn Bô, có lẽ, sẽ được hậu thế nhắc nhở đến như một “biểu tượng” về tấn bi kịch của thời đại. Thời đại mà ở đó Tình Yêu và Bác Ái bị đặt sai chỗ và lòng tham tàn khôn cùng của những kẻ cướp được nhân danh “do dân và vì dân”.

Tấn bi kịch của Trịnh Văn Bô vẫn hàng ngày, hàng giờ được nhân rộng khắp nơi trên mảnh đất hình chữ S đau thương với đội ngũ dân oan lên tới triệu triệu người. Bi kịch tiếp nối bi kịch vì tội ác đã trở thành Luật pháp ở một xã hội mà kẻ cướp làm thẩm phán, côn đồ làm công an, lưu manh làm lãnh đạo.

Tân Phong, 9.12.2018

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.