TRỌNG DỤNG VÀ TRỌNG ĐÃI

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
GIF - 7.2 kb

Năm nào cũng thế, cứ vào dịp cuối năm dương lịch, CSVN mới nhắc nhớ đến cộng đồng Người Việt sinh sống ở nước ngoài. Có thể vào dịp này các bộ phận tài chính làm tổng kết số tiền đồng bào hải ngoại gửi về trong nước. Năm nay, nhiều hơn năm ngoái. Được đến 4 tỷ 8 trăm triệu đô la. Cũng có thể đây là dịp thu hút một số lượng không nhỏ đồng bào ta ở hải ngoại mang theo tiền bạc về quê ăn Tết với gia đình. Cùng một nguồn tin, báo điện tử VietNamNet ước lượng có “khoảng 400.000 Việt kiều về quê trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Hợi 2007”, trong lúc Thông Tấn Xã Việt Nam lại loan báo: “Theo Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài, dự kiến Tết nguyên đán năm nay, sẽ có khoảng 150.000 Việt kiều về quê ăn Tết”. Cứ cho là có khoảng vài trăm ngàn người lớn, nếu mỗi người mang về khoảng 3 ngàn đô la thì cũng thành con số bốn, năm trăm triệu Mỹ kim rồi. Vì thế CSVN đang ráo riết chuẩn bị nghênh đón. Ngoài các công ty lữ hành, du lịch, khách sạn nhộn nhịp đã đành,cả công an hải quan các phi trường cũng dự tính thiết lập những cửa đặc biệt dành cho Việt Kiều làm thủ tục nhập cảnh.

JPEG - 19.7 kb

Dĩ nhiên là CSVN rất phấn khởi vì lượng kiều hối mỗi năm mỗi gia tăng theo tỷ lệ thuận với sự thành công của cộng đồng Người Việt Hải Ngoại. Món tiền lớn ngang với tiền tài trợ quốc tế ODA từ trời rớt xuống, không kèm theo bất cứ một điều kiện nào. Thực chất, ngay từ những năm sau ngày 30/4/1975, CSVN đã vơ vét được hàng chục triệu cây vàng khi những người Việt Nam muốn vượt biên bằng con đường bán chính thức. Cứ tính có khoảng 2 triệu người vượt biên, mỗi đầu người chúng thu 5 cây, có phải là một chục triệu cây vàng không nào? Những người ra đi năm đó, nay tiếp tục gửi tiền về nhiều hơn lúc đi rất nhiều. Làm sao mà Nguyễn Minh Triết không nhấn mạnh rằng: “chính sách của Đảng, Nhà nước luôn mở rộng vòng tay với kiều bào…”. Đúng là CSVN luôn mở rộng vòng tay để ôm lấy đô la đồng bào hải ngoại gửi về. Nhưng CSVN không chỉ muốn moi móc tiền bạc của “kiều bào”. Họ còn muốn thứ khác nữa.

JPEG - 37.2 kb

Vì mới được gia nhập WTO, CSVN đã đứng trước những cái hụt hẫng, bất cập của mình, đồng thời cũng nhìn thấy ở cộng đồng Người Việt hải ngoại khả năng có thể bù lấp được những bất cập, hụt hẫng của họ. Đó là tiềm năng chất xám của cộng đồng Hải Ngoại. Từ nhiều năm nay, báo chí trong nước đã phanh phui nhiều vụ bê bối trong ngành giáo dục, đào tạo như mua bằng cấp, bằng giả mạo, thi hộ, thi kèm, mua điểm trong các kỳ thi mà vụ điển hình gần nhất là vụ 38 viên chức ngành giáo dục tỉnh Bạc Liêu ăn hối lộ cho 1.835 học sinh từ trượt thành đỗ bằng tốt nghiệp trung học. Nhưng tệ hại hơn cả là tình trạng chất lượng yếu kém của các trường đại học tại Việt Nam. Mới đây, chính Bộ Trưởng Giáo Dục-Đào Tạo Nguyễn Thiện Nhân và nhiều quan chức CSVN đã phải có nhiều cuộc đối thoại, giao lưu trực tuyến với sinh viên và đồng bào để nói về những vấn đề của ngành giáo dục. Vấn đề đầu tiên là vấn đề các giáo sư Đại Học lớn tuổi, không nắm được những kỹ thuật tiên tiến, yếu kém về sinh ngữ. Ông Nguyễn Thiện Nhân đã thú nhận: “Hiện nay, các trường ĐH Việt Nam rất thiếu người dạy có trình độ giáo sư (GS), tiến sĩ (TS). Bình quân, trong 100 giảng viên Đại Học, chỉ có khoảng 13 TS, 5 Phó GS, GS”.

JPEG - 10.2 kb

Báo điện tử VietNamNet cho biết, 80% giáo sư đại học ở độ tuổi trên 60. Cũng theo tờ báo này thì “Qua khảo sát 360 GS và 1.100 PGS, còn tới 30,3% GS, 28,5% PGS không dùng máy vi tính. Và chỉ có 41,7% GS; 53,3% PGS sử dụng internet”. Về tiêu chuẩn thấp kém của giáo sư đại học Việt Nam, ông Đỗ Trần Cát, Tổng Thư ký Hội đồng Nhà nước về Chức danh Giáo sư cho rằng: “…hiện nay, nói chung văn hóa còn thấp, kinh tế thấp, trình độ sinh viên đòi hỏi cũng ở mức thấp… Và yêu cầu đối với GS, PGS không thể vượt quá khả năng của họ, nếu chúng ta cũng yêu cầu như nước ngoài thì sẽ không có GS và PGS. Mà nếu không có đội ngũ này sẽ không đào tạo được Đại Học”.

CSVN biết rõ hiện nay cộng đồng Người Việt Hải Ngoại có một đội ngũ chuyên gia trí thức khoảng 300.000 người có trình độ đại học và sau đại học. Nhiều người là bậc thầy của các chuyên gia nước ngoài đang tới Việt Nam cộng tác với chế độ. Nhưng cho đến nay, dù rằng CSVN đã tung ra Nghị Quyết 36, họ vẫn không thu hút được doanh nhân và trí thức chuyên gia hải ngoại. Lý do rất đơn giản là vì CSVN đã không biết trọng dụng họ. CSVN bề mặt thì tỏ ra niềm nở đón tiếp, ra vẻ ưu đãi, trọng đãi; nhưng cái tâm của họ không thật. Khi đi vào thực tế, họ rất kỳ thị và ganh ghét những người tài giỏi hơn họ. Với tính tự kiêu của chủ nghĩa anh hùng và mặc cảm tự ti vì ngu dốt, họ lo ngại sẽ mất chỗ đứng, sẽ mất thế lãnh đạo. Thực chất thì hiện nay CSVN cũng không có khả năng sử dụng chất xám hải ngoại vì họ không có tiền và nhất là không có trí tuệ. Tuy nhiên, có một lãnh vực ít có mâu thuẫn quyền lợi mà trí thức hải ngoại có thể đóng góp được là tham gia đào tạo sinh viên Việt Nam trong các trường đại học. Điều này giải quyết được vấn đề tiến sĩ giấy, tiến sĩ đạo văn, tiến sĩ rởm…, vấn đề giáo sư già và dở. Nó cũng tránh cho việc phải đào tạo 20.000 tiến sĩ trong vòng 10 năm mà không biết tiến sĩ trình độ nào?

.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Nguyễn Phú Trọng trong ngày nhận chức Chủ tịch Quốc Hội, hết đảm nhiệm chức bí thư thành ủy Hà Nội, 26/6/2006. Ảnh: AFP

Vụ Ciputra (dự án Khu đô thị Nam Thăng Long): Khơi lại trách nhiệm người đứng đầu của ông Nguyễn Phú Trọng?

Năm 2006, báo Tuổi Trẻ có bài viết “Nhà nước thiệt hại 3.000 tỉ đồng do quyết định duyệt giá đất của UBND TP Hà Nội.” Theo bài viết, chỉ vì một quyết định của UBND TP Hà Nội ngày 14/12/2004 duyệt giá thu tiền sử dụng đất của Dự án khu đô thị Nam Thăng Long sớm hơn 16 ngày so với việc công bố giá đất theo Luật Đất đai mà ngân sách Nhà nước đã thiệt hại 3.000 tỉ đồng. Được hưởng siêu lợi nhuận này là một nhà đầu tư bất động sản nước ngoài, tập đoàn Ciputra.

Bìa sách "Quyền lực và vấn đề kiểm soát Quyền lực trong Xã hội" của tác giả Lê Anh Hùng

Giới thiệu sách mới: “Quyền lực và vấn đề kiểm soát quyền lực trong xã hội”

“Vấn đề quyền lực là vấn đề mấu chốt của chính trị. Và chính trị liên quan đến bất kỳ ai, kể cả những người khăng khăng rằng họ không dính líu gì đến chính trị cả. Như bản thân chính trị, quyền lực là một vấn đề phức tạp, đa chiều, khó hiểu và trong cuốn sách này tác giả giúp chúng ta hiểu dễ hơn, tốt hơn về quyền lực, về tầm quan trọng của quyền lực và vì sao cần kiểm soát quyền lực trong xã hội, cũng như nhiều cách để kiểm soát quyền lực.” (TS Nguyễn Quang A)

Giá tính thuế tài nguyên

Tít bài báo trên nên đổi lại: “UBND tỉnh tăng giá tính thuế tài nguyên, doanh nghiệp xin trả lại mỏ cát.”

Doanh nghiệp đấu giá mỏ cát năm 2023, lúc mà giá tính thuế là 150 ngàn đồng/khối. Cuối 2023, UBND tỉnh Quảng Ngãi tăng giá tính thuế lên 230 ngàn đồng/khối. Doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm 13,9 tỷ đồng nếu tiếp tục khai thác. Họ đã quyết định xin trả lại mỏ.

Ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở hôm 1/7/2024 - Bộ máy phình to, chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh. Ảnh: FB Kim Van Chinh

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh

Bộ máy ăn lương ngân sách nhà nước ở cấp xã, thôn phình to có nguy cơ tăng chi NSNN là tất yếu.

Gần đây ngành công an lại triển khai cán bộ công an chuyên trách xuống các xã. Tổng cộng có gần 10.000 xã, mỗi xã có 3 cán bộ công an thành ra tăng 30.000 biên chế công an ăn lương.

Chưa hết, mới đây nhất (1/7/2024), các địa phương (theo chỉ đạo chung) chính thức ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (thường gọi là dân phòng). Theo con số chưa chính thức… cả nước sẽ có khoảng 300.000 dân phòng chính thức được ăn phụ cấp.