Trung Quốc cũng bàn: Hiến Pháp đứng trên hay dưới Đảng Cương

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau vụ xử ông Bạc Hy Lai, cựu Ủy viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung quốc kiêm bí thư thành ủy Trùng Khánh, người ta tưởng rằng tình hình đấu đá nhau ở thượng tầng lãnh đạo Trung quốc sẽ lắng dịu đi nhiều, nhưng thực tế thì khác hẳn. Lý do đơn giản là vì cả 3 phe — cánh bảo thủ của ông Bạc, cánh Thượng Hải đàn em Giang Trạch Dân, và cánh từ đoàn Thanh niên Cộng sản Trung quốc dưới trướng ông Hồ Cẩm Đào — đều không chịu khuất phục trước thế lực mới của ông Tập Cận Bình. Ông Bình là một nhân vật thuộc nhóm Thái Tử Đảng, không có bề dày cách mạng, lên chức chỉ vì là “Con ông Cháu Cha”, hay “Con Cháu Các Cụ”.

Mặc dù hiện nay, ngoài những tình tiết quanh vụ xử Bạc Hy Lai, chuyện đấu đá nhau ở thượng tầng lãnh đạo nói chưng vẫn chưa lộ nhiều ra bề mặt. Tuy nhiên, nhiều chỉ dấu cho giới phân tích quốc tế thấy mức gay gắt bên trong tiếp tục dâng cao. Một thí dụ gần đây là đột nhiên Tân Hoa Xã cho đọc bản tin trích những lời phát biểu của ông Tập Cận Bình trong phiên họp Bộ Chính trị vào cuối tháng 6 vừa rồi. Đây là chuyện rất ít thấy. Ngay cả thời giờ, địa điểm họp, chứ chưa nói gì đến các phát biểu trong cuộc họp, đều được coi như những “bí mật quốc gia”.

Trong bản tin trên, Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư Tập Cần Bình nói: “Tất cả các Ủy viên Bộ Chính trị chúng ta phải tiên phong trong việc giữ gìn uy quyền của đảng Cộng sản Trung quốc, phải thống nhất tư tưởng cũng như hành động để lãnh đạo đất nước.” Theo các bình luận gia về tình hình chính trị Trung quốc thì đến cấp Ủy viên Bộ Chính trị mà phải được nhắc điều này và nhắc công khai lên báo đài thì hẳn là phải có vấn đề trầm trọng ở thượng tầng lãnh đạo.

Vẫn theo giới phân tích thì giữa ngôi vị số 1 và số 2, tức giữa Tổng bí thư Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường cũng đang có hiện tượng “Đồng sàn dị mộng”. Theo nguyên tắc cứng ngắc trong nhiều thập kỷ qua suốt từ thời Mao Trạch Đông, các khẩu hiệu của lãnh tụ số 1 phải được cả đảng lập lại đúng từng chữ và cấm giải thích ra ngoài lề đã được công bố. Hiện nay, khẩu hiệu ông Tập Cận Bình đã chọn cho cả đảng và cả nước là Giấc mộng Trung quốc, với ý định phục hưng sự vĩ đại của Hán tộc. Trong khi đó, Thủ tướng Lý Khắc Cường tại một vài nơi gần đây chỉ dùng chữ “Giấc mộng”, ngay cả trong buổi lễ chào mừng Quốc khánh hôm 1/10/2013 với sự hiện diện của ông Tập Cận Bình. Bài diễn văn của ông Cường chỉ nhắc một lần về cụm từ Giấc mộng Trung quốc và sau đó dùng chữ riêng của ông. Nhưng không chỉ ở mặt chữ nghĩa, tại một vài nơi ông Cường đã bắt đầu giải thích “Giấc mộng” của ông là mơ ước phát triển khoa học kỹ thuật cho Trung quốc, chứ không đá động gì đến giấc mộng phục hưng sự vĩ đại Hán tộc của ông Bình.

Có thể nói hơn bao giờ hết, lằn ranh chia các phe nhóm ở thượng tầng KHÔNG còn là sự khác biệt về tư tưởng (cộng sản hay tư bản theo đặc tính Trung quốc), về khuynh hướng áp dụng (bảo thủ hay thực dụng) nữa, mà thuần túy đặt trên sự tranh giành liên tục quyền lực và quyền lợi về cho cá nhân cũng như phe cánh của mình.

Giữa bối cảnh đó, chủ đề Hiến Chính, tức là dựa vào hiến pháp để xây dựng quốc gia, đang được báo đài và công luận bàn thảo sôi nổi. Những nhà hoạt động xã hội ở Hoa lục, giới trí thức, và đại khối đảng viên cộng sản “độc lập” (tức chưa hoặc không được đứng dưới các ô dù đang nắm quyền) đều mạnh mẽ ủng hộ chủ trương: Hiến pháp phải đứng trên đảng thì mới có thể giới hạn được quyền lực độc tài của đảng cai trị, và điều này hợp với nguyện vọng của nhân dân. Nhưng các phe cánh đang giành và giữ ghế cai trị đều khá thống nhất trong lý luận rằng: đảng Cộng sản Trung quốc có công lớn nhất trong việc giành độc lập và kiến thiết đất nước nên nắm quyền cai trị là chuyện đương nhiên, và muốn chống tham nhũng, hối lộ thì chỉ cần kiện toàn lại Đảng là đủ.

Với phương tiện báo đài trong tay, đặc biệt là các cơ quan lớn như tạp chí lý luận Văn Cảo Hồng Kỳ, Đảng Kiện hay tờ Nhân Dân, tờ Hoàn Cầu Thời Báo, giới đang nắm quyền còn đi xa hơn nữa trong việc lên án những ai chủ trương Hiến pháp đứng trên tất cả là thành phần muốn lật đổ chính quyền đảng Cộng sản bằng phương pháp diễn biến hòa bình. Đối tượng bị tấn công chính là giới trí thức cấp tiến. Và bên cạnh các lời lên án là những bài vở đề cao Cương lĩnh Đảng, khen ngợi các nỗ lực kiện toàn Đảng.

Người ta chỉ thấy một trường hợp ngoại lệ là tờ Quang Minh nhật báo tại Thượng Hải. Tuy không phải là cơ quan truyền thông trực thuộc Trung ương Đảng, nhưng trên nguyên tắc, nó vẫn nằm dưới sự chỉ đạo và nhận lệnh lạc của Ban Tuyên Giáo Trung Ương. Tuy vậy, tờ Quang Minh cho đăng những bài của các học giả nổi tiếng ở Trung quốc nói đề cao một chính quyền pháp trị chứ không phải đảng trị. Nói cách khác, tờ Quang Minh dám ủng hộ quan điểm Đảng phải đứng dưới Hiến pháp như mọi thể nhân khác trong cả nước. Đó là điều chưa từng có trước đây.

Chưa rõ phe cánh nào đang đứng sau tờ Quang Minh. Giới phân tích không tin phe cầm quyền trung ương có gốc Thượng Hải đồng ý với tờ Quang Minh nhưng cũng không loại trừ xác suất họ dùng tờ Quang Minh để làm yếu thêm phe Thái Tử Đảng. Dù sao thì sự tồn tại của tờ Quang Minh cho tới nay vẫn là bằng chứng khó có thể phủ nhận về tình trạng phân tranh ngang ngửa giữa các phe cánh. Trong một thời gian dài trước mặt, sẽ khó có bên nào có đủ sức diệt hẳn các phe còn lại vì các phe yếu hơn thường liên kết với nhau để khỏi bị phe mạnh nhất loại trừ, “bẻ từng chiếc đũa”.

Với những diễn biến nêu trên tại Trung quốc, người Việt Nam không mấy ai ngạc nhiên khi nghe Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của đảng Cộng sản Việt Nam (Người thường khoe là đã phát minh ra câu Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN sau khi Bắc Kinh đã công bố Kinh tế thị trường theo đặc tính Trung quốc) phát biểu ngày 29/9/2013 rằng Cương lĩnh đảng phải quan trọng hơn Hiến Pháp. Lập tức nhiều phản đối đã vang lên trên thế giới mạng và biệt danh “Trọng lú” lại được lập lại nhiều lần.

Nhưng có lẽ Đại tá Phạm Đình Trọng, một cựu đảng viên Cộng sản, trong phần trả lời phỏng vấn với đài RFA đã nói giùm cho nhiều người Việt Nam nhất: “Đó là cái nhận thức của ông Trọng, chứ không phải ông ấy lỡ lời. Đây là một nhận thức sai trái, vô cùng nguy hại. Dân tộc Việt Nam có một ông đứng đầu đảng cầm quyền mà nhận thức như vậy thì nguy hiểm quá. Với một đảng cầm quyền mà nhận thức như vậy thì đất nước Việt Nam mãi mãi là đất nước vô pháp luật.”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.