Trung Quốc đi về đâu sau đại hội?

Tập Cận Bình phát biểu khai mạc Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 20 ở Bắc Kinh. Ảnh: Kevin Frayer/ Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đại hội 20 của đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã diễn ra được một nửa thời gian và đúng như dự đoán của giới phân tích chính trị, không có dấu hiệu về những sự thay đổi lớn trong đường lối chính sách của đất nước đông dân nhất hành tinh. Điều chắc chắn là ông Tập Cận Bình sẽ tiếp tục làm tổng bí thư cầm quyền thêm một nhiệm kỳ 5 năm, cũng có thể lâu hơn và Trung Quốc vẫn tiếp tục con đường đã đi trong 10 năm qua, tiến tới một xã hội cộng sản toàn trị có nền kinh tế phát triển và công nghệ của thế kỷ 21. Với thế giới, tương lai đó của Trung Quốc đặt ra một thách thức, nhưng có khi cũng là một cơ hội.

Trong báo cáo chính trị dài hai tiếng đồng hồ mà ông Tập đọc trước đại hội và sau đó được 2.296 đại biểu thảo luận để “quán triệt,” ông đã vạch ra nhiệm vụ “cốt lõi” của ĐCSTQ là dẫn dắt đất nước “đoàn kết chiến đấu” để trở thành một quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại, hùng mạnh vào năm 2049 – đúng 100 năm sau ngày thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. “Giấc mộng Trung Hoa” mang đậm nét chủ nghĩa dân tộc mà ông Tập truyền vào tim óc của 1,4 tỉ dân là vào ngày đó Trung Quốc sẽ giành lại vị thế của đất nước như là bá chủ của thế giới, là vương quốc trung tâm của địa cầu.

Đi xa hơn, ông Tập còn đề cao mô hình độc tài đảng trị của Trung Quốc như là một “lựa chọn mới” cho nhân loại trên con đường đi tới xã hội hiện đại, thay thế cho chế độ dân chủ tự do của Phương Tây. Ông gọi đó là “xu thế lịch sử không thể đảo ngược.”

Người ta kỳ vọng đại hội sẽ có những tiếng nói phản biện, chống lại những quan điểm hoang tưởng và vĩ cuồng tai hại của ông Tập, chẳng hạn như phản đối chính sách “không COVID” đang gây khốn khổ khốn nạn cho hàng triệu người dân, phản đối sự kiểm soát và can thiệp quá đáng vào hoạt động kinh tế hay phản đối chính sách đối ngoại hung hăng đang làm cho nhiều đồng minh lo sợ và xa lánh. Nhưng qua ba ngày đại hội, không có lời phản biện nào cả.

Ông Tập sẽ làm gì để ĐCSTQ thực hiện nhiệm vụ cốt lõi đó? Nếu như 10 năm cầm quyền vừa qua là một chỉ dẫn tốt thì chắc chắn trong thời gian tới Trung Quốc sẽ tiếp tục và đẩy mạnh những chính sách được ông Tập đề ra từ năm 2017.

Có thể tóm tắt những nét chính trong đường lối ông Tập trình bày trong báo cáo chính trị trước đại hội là:

1- Nâng cao vai trò của ĐCSTQ, củng cố uy quyền cá nhân của ông.

2- Đàn áp mọi biểu hiện của tư tưởng đối lập đi ngược với “Tư tưởng Tập Cận Bình.”

3- Tăng cường an ninh quốc gia, kiểm soát mọi người dân bằng phương tiện kỹ thuật số, đồng thời đẩy nhanh hiện đại hóa quân đội tạo ra một đội quân “đẳng cấp thế giới” đánh thắng được Hoa Kỳ, thâu tóm Đài Loan, và mở rộng chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở khu vực.

4- Tăng cường sự kiểm soát của nhà nước đối với nền kinh tế, đề cao kinh tế quốc doanh, xây dựng thị trường tự túc tự cấp, tự phát triển công nghệ bản địa để tránh phụ thuộc vào nước ngoài.

5- Thực hiện chính sách ngoại giao quyết đoán, những nước nào không phục tùng ý muốn của thiên triều đều bị trừng phạt, v.v…

Ở từng nhiệm vụ, ông Tập đều đặt ra những yêu cầu cụ thể. Trong vấn đề Đài Loan chẳng hạn, ông nói: “Chúng ta kiên quyết tiến hành một cuộc đấu tranh lớn chống lại chủ nghĩa ly khai và can thiệp, thể hiện quyết tâm và khả năng mạnh mẽ của chúng ta trong việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhà nước và phản đối Đài Loan độc lập.”

Các đại biểu đã đáp lại lời ông bằng những tràng pháo tay vang dội.

Đường lối của ông Tập xem ra trái ngược hẳn với sách lược cải cách mở cửa, hội nhập với thế giới để phát triển mà ông Đặng Tiểu Bình đề ra năm 1976 và là yếu tố mang lại sự thịnh vượng cho Trung Quốc mấy chục năm nay.

Trong bài diễn văn khai mạc, ông Tập có 39 lần nói tới cụm từ “thời đại mới,” ám chỉ một sự chia tay với thời đại Đặng Tiểu Bình để bước vào triều đại “Hoàng Đế” Tập Cận Bình. Ông ca ngợi những thành quả mà ĐCSTQ đạt được trong thời của ông nhưng với nhiều người Trung Quốc, “thời đại mới” đó có phần là thời tăm tối dưới ách cai trị của một hệ tư tưởng duy nhất, một lãnh tụ duy nhất, trái với thời ông Đặng, dù chuyên chế vẫn dung nạp kinh tế tư nhân và sự đa dạng về tư tưởng, quan niệm.

Nếu như ông Đặng và các nhà lãnh đạo sau ông như Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đặt phát triển kinh tế là trọng tâm, là nền tảng cho tính chính danh cai trị của ĐCSTQ thì ông Tập chuyển nền tảng đó sang lĩnh vực an ninh, coi việc xây dựng quân đội đẳng cấp thế giới để khôi phục lãnh thổ và vị thế của Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu. Bài diễn văn của ông nói tới cụm từ “an ninh quốc gia” tới 89 lần, phản ánh nỗi hoang tưởng của nhà lãnh đạo ĐCSTQ dù thực tế chẳng có nước nào nuôi tham vọng tấn công Trung Quốc.

***

Nếu Trung Quốc thực hiện thành công đường lối mà ông Tập đặt ra trong báo cáo chính trị thì có thể nước này sẽ yếu đi chứ không phải mạnh lên.

Trong 10 năm thực hiện đường lối của ông Tập, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giảm từ mức 7,9%/năm vào năm 2012 xuống mức dưới 3% hiện nay. Chính sách “không COVID” không giống ai mà ông Tập huênh hoang cứu được nhiều mạng người thực tế làm tê liệt nhiều thành phố Trung Quốc, các tập đoàn kinh tế tư nhân co rút lại, còn các tập đoàn đa quốc gia phải chuyển cơ sở ra khỏi nước này để tiếp tục hoạt động. Thị trường bất động sản gần như sụp đổ và nạn thất nghiệp hoành hành trong giới thanh niên.

Chính sách ngoại giao “chiến lang,” cộng với sự đàn áp khốc liệt ở Hong Kong, Tân Cương, đe dọa Đài Loan, xâm chiếm Biển Đông, và gần đây nhất là sự toa rập giữa ông Tập và Tổng Thống Vladimir Putin của Nga để xâm lược Ukraine khiến Trung Quốc bị mất nhiều bạn bè.

Ông Tập cũng thành công trong việc biến nước Mỹ thành kẻ thù. Nếu như năm 2012 chỉ có 40% dân Mỹ không có cảm tình với Trung Quốc thì hiện nay con số đó là 82% và đang tăng lên. “Sức mạnh mềm” mà Trung Quốc đổ rất nhiều công sức và tiền của để xây dựng đang dần dần bị xói mòn.

Ngay tại Trung Quốc đã có những hình ảnh bóng gió trên mạng xã hội về nước “Tây Triều Tiên” ám chỉ tình trạng bị cô lập và đàn áp tự do của Trung Quốc và ví von nước này là một Bắc Hàn cỡ lớn!

Trung Quốc yếu đi thì sẽ bớt hung hăng, bớt đe nẹt các nước nhỏ và giảm ăn miếng trả miếng với Mỹ và Phương Tây.

Rủi ro lớn nhất mà thế giới phải đối mặt là những chính sách cai trị sai lầm của ông Tập có thể đẩy Trung Quốc tới một điểm nguy hiểm buộc ĐCSTQ phải “xuất cảng xung đột” ra bên ngoài, tức là gây chiến tranh với các nước láng giềng để chuyển hướng sự bất mãn của dân chúng trong nước. Đài Loan, Việt Nam, các quần đảo ở Trường Sa, ở biển Hoa Đông, đều có thể là mục tiêu ra tay của quân đội Trung Quốc. Nói chuyện tại đại học Stanford University ở California hôm Thứ Hai, 17 Tháng Mười, Ngoại Trưởng Antony Blinken của Mỹ cho rằng, theo nhận định của ông Bắc Kinh sẽ tấn công thâu tóm Đài Loan sớm hơn rất nhiều so với năm 2027 như dự đoán trước đây của giới chuyên gia quân sự.

Một mối rủi ro khác là việc ông Tập thâu tóm và từ chối chia sẻ quyền lãnh đạo ĐCSTQ đang gây ra những nỗi thất vọng ngấm ngầm trong đảng chính trị có tới 96 triệu đảng viên. Không phải ngẫu nhiên mà những ngày trước đại hội đã râm ran thuyết âm mưu là ông Tập bị truất phế, và ngay trước đại hội đã có người treo bảng hiệu trên một cây cầu bộ hành ở Bắc Kinh kêu gọi phế truất ông Tập.

Nếu ĐCSTQ chia phe chia phái, đấu đá với nhau để giành quyền lực như thời Cách Mạng Văn Hóa dẫn tới sự xáo động mạnh trong xã hội thì đó là điều rất xấu cho chính Trung Quốc và cho hòa bình thế giới.

Hiếu Chân

Nguồn: Người Việt

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.