Trung Quốc Dọn Dẹp Đường Phố Cho Thế Vận Hội

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trung Quốc dọn dẹp đường phố cho Thế vận hội
Dân oan —những người đến kêu oan cùng chính phủ— bị quét sạch đi trong vài tuần lễ

Barbara Demick, Los Angeles Times 05/8/08,
Khánh Ðăng lược dịch

Bắc Kinh — Vào một đêm mùa hè oi bức lúc khoảng 10 giờ 30, nhiều người đàn ông lẫn đàn bà trú ngụ dưới gầm đoạn đường nổi của một xa lộ đang cố gắng để giỗ giấc ngủ, đập vào những con muỗi vo ve ở bên tai, trăn trở lăn lộn một cách thiếu thoải mái trên những mảnh giấy báo và giấy bồi rải rác trên vệ đường thì có ai đó la lên, “Công an!”

Cho đến khi hầu hết mọi người có thể thức tỉnh dậy, thì đã quá trễ. Công an đã bao vây chặt chẽ các lối thoát bằng những chiếc xe bus lớn sau đó được dùng để đưa những con mồi của họ đi.

Cuộc vây bắt vào giờ đi ngủ là một phần của một chiến dịch vĩ đại để dọn dẹp cho Thế vận hội, mà hàng ngàn công dân Trung Hoa hiện đang bị đá ra khỏi thủ đô giống như đuổi những kẻ không mời mà cứ mò đến dự tiệc.

Vụ bố ráp bất ngờ dưới gầm xa lộ bắt đầu vào ngày 13/7 và tiếp tục trong hai ngày đã tóm gọn khoảng 1.000 người. Tất cả là các dân oan đã lên thủ đô Bắc Kinh để phản đối sự đối xử bất công ở quê quán họ.

Việc kêu oan đã có từ thời những hoàng đế xa xưa nhất của nước Tàu và được tôn trọng trong luật pháp Trung Hoa. Ðó là hình thức phản đối căn bản nhất tại Trung Quốc, với những người dân đen kêu nài vấn đề cơm áo vì bị đuổi việc, bị bắt bớ vô lý cùng tình trạng đạo đức suy đồi và tham nhũng của các đảng viên cộng sản địa phương.

JPEG - 43.9 kb
Bà Li Li, bên phải, đã kêu oan suốt 7 năm nay về việc chồng bà bị sa thải khỏi một vị trí quản lý trong một xí nghiệp luyện thép. Với bà là Zhang Long Ying trong căn nhà tồi tàn ở Bắc Kinh.

Như một trong những điều kiện để được chấp thuận đứng ra tổ chức Thế vận hội, nhà nước Trung Quốc đã hứa hẹn sẽ cải thiện tình trạng nhân quyền. Hồi tháng trước, chính phủ đã thông báo rằng họ sẽ đi xa hơn khi chỉ định ra một khoảng đất trống trong vài công viên thành phố để làm nơi mà người biểu tình có thể đến để thực hiện quyền tự do ngôn luận.

Nhưng những lời cam kết như vậy lại đến vào cùng lúc với những vụ bắt bớ chưa từng xảy trước đây trên đường phố. Cùng với những kẻ ăn xin và móc túi, dân oan hình như đứng trên đầu danh sách những kẻ không được hoan nghênh mà Bắc Kinh muốn đuổi ra trước ngày Thứ Sáu này.

Dân oan phải sống trên đường phố một phần lớn vì nhà nước Trung Quốc, viện cớ là họ lo ngại về vấn đề an ninh cho Thế vận hội, trong vài tuần lễ qua đã đóng cửa hàng ngàn khách sạn rẻ tiền và các tầng hầm của các khu apartment, là nơi mà phòng ốc có thể được thuê mướn với giá 1 đô la một ngày. Chính phủ cũng giật xập nhà cửa trong toàn bộ cả một khu dân cư nơi dân oan đang tạm trú.

“Họ đang cố tình đẩy chúng tôi ra khỏi Bắc Kinh. Họ nói là chúng tôi tạo ra những hình ảnh tiêu cực. Họ đối xử với chúng tôi như những người tị nạn và thú vật”, theo ông Wang Lijun, 37 tuổi, đang kêu nài để xin tiền hưu trí cho cha ông ta, một cựu chiến binh trong cuộc chiến Triều Tiên, đã bị tước bỏ tất cả những quyền lợi sau khi bị cáo buộc là “phản động chống cách mạng” vào năm 1958.

Ông Wang thao thức không ngủ được vì trời nóng nực vào đêm 13/7, cho nên ông đã có thể nhổm dậy nhanh chóng trốn thoát bằng cách chạy vào xa lộ.

JPEG - 68.4 kb

Ðuổi dân oan ra khỏi thành phố là chuyện bình thường của nhà cầm quyền Trung Quốc khi có những sự kiện quan trọng xảy ra, chẳng hạn như đại hội Ðảng cộng sản, nhưng cường độ của các chiến dịch hiện thời thì chưa từng xảy ra, theo những người dân oan cho biết.

“Họ đang đàn áp chúng tôi hơn bao giờ hết. Họ coi chúng tôi là kẻ thù, sẽ làm cản trở sự ổn định của đất nước”, bà Li Li 44 tuổi, đang kêu oan suốt 7 năm nay về việc chồng bà bị sa thải khỏi một vị trí quản lý trong một xí nghiệp luyện thép, cho biết. “Họ kêu gọi chúng tôi hãy đón nhận Thế vận hội, yêu thương tổ quốc, yêu thương đảng. Nhưng họ không thương yêu chúng tôi”.

Một nơi tụ tập rất thông thường cho dân oan trong những ngày qua là bên dưới lối ra của đoạn đường nổi thuộc con đường Second Ring Road, một khu vực được biết đến bằng cái tên Kaiyang Bridge gần ga xe lửa Beijing South Railroad Station và Toà án Nhân dân Tối cao. Họ tụ tập trên các lối đi bộ, thường thì cầm những lá đơn kêu oan cũ kỹ sẵn sàng đưa vào mặt bất cứ ai chú ý đến.

Có đến 10.000 người đã ở đó cho đến khi có chiến dịch đàn áp. Bây giờ chỉ còn vài trăm người, và họ phải đối diện với sự sách nhiễu và bắt bớ. Trong một ngày mới đây, một người đàn bà đã bị 4 công an tóm chặt đẩy vào xe cảnh sát và đưa đi mất, theo nhiều nhân chứng cho biết.

“Bà ấy la lớn ’Cứu tôi với, cứu tôi với!’. Cứ như là một vụ bắt cóc”, ông Wang nói.

“Thật là dễ sợ. Xe cảnh sát không có cả bảng số”, bà dân oan tên Li, người chứng kiến sự việc xảy ra cho biết. Bà Li tin chắc là công an có lẽ đến từ quê quán của người đàn bà ở Heilongjiang để bắt đưa bà về.

Công an địa phương được bảo cho biết là nếu bất cứ ai trong địa phương họ làm cản trở Thế vận hội, thì họ phải chịu trách nhiệm và có thể bị mất việc. Ðó là lý do tại sao công an rất liều lĩnh và làm tất cả mọi sự để lôi dân oan trở về”, bà Li nói thêm.

Những vụ xúc phạm tồi tệ nhất không những chỉ quy trách vào công an Bắc Kinh, nhưng còn vào những đám được gọi là chó săn, thật ra là những tên săn người do các tỉnh gởi lên để lôi dân oan trở về quê quán, được trả giá lên đến 700 đô la một đầu người. Dân oan than phiền là đám chó săn này cứ lẩn quẩn chung quanh các ga xe lửa hoặc tất cả các văn phòng nhà nước nơi dân oan đến để kêu nài, vảnh tai ra lắng nghe để phát hiện những giọng nói quen thuộc từ quê quán họ.

“Thậm chí khi xuống xe lửa, tôi phải lo lắng là chúng sẽ nhìn thấy tôi”, bà Wu Huangying, 37 tuổi, đến Bắc Kinh hồi tháng Sáu để kêu oan cho đứa em trai mà theo bà ta thì bị tra tấn để thú nhận trách nhiệm là đã đặt bom một văn phòng đảng uỷ ở tỉnh Fujian. “Chúng tôi không thể đi bất cứ nơi đâu trong Bắc Kinh mà không bị ai đó đòi xét chứng minh nhân dân của chúng tôi”.

Bà Wu được phỏng vấn hồi tháng trước. Sau đó, bà để lại một lời nhắn ở văn phòng báo L.A. Times cho biết là bà đã bị bắt giữ trong khi cố gắng đưa một lá đơn kêu oan đến Văn phòng tiếp dân trung ương, mà chức năng chính của văn phòng này thật sự là nhận đơn kêu oan. Trong những lời nhắn sau đó, bà cho biết là đang bị giữ trong một khách sạn nhỏ ở Bắc Kinh, được cho ăn uống đầy đủ với bánh mì, trứng và rau cải nhưng bị khóa chặt nhốt trong phòng. Bà nói rằng cái cắt móng tay cùng với máy chụp hình của bà đã bị tịch thu.

Trong qúa khứ dân oan thường bị kết án đưa vào các trại lao động khổ sai hoặc nhốt trong các viện tâm thần. Một trung tâm tạm giam gọi là Majialou ở phía nam Bắc Kinh được biết là đang giam giữ nhiều dân oan. Trong vài trường hợp, họ đơn giản là bị gởi trả về quê quán — là nơi họ sẽ nghỉ ngơi, kiếm thêm tiền rồi quay trở lại Bắc Kinh.

JPEG - 36.1 kb
Dân oan Trung Quốc bị bắt giam và cô lập.

Việc đóng cửa các tầng hầm trong các apartment, có hiệu lực từ ngày 20/7, cũng làm cho nhiều người lao động tha phương cầu thực bị đẩy ra khỏi thành phố vì thiếu chỗ trú ngụ. Và nhiều người di dân này được nhận vào làm việc tại các khu xây cất đã bị mất việc vì việc xây cất tạm thời bị cấm đoán trong một nỗ lực để giúp làm loãng bớt không khí ô nhiễm của thành phố trong lúc Thế vận hội đang tiến hành.

Rồi đến những người làm những nghề linh tinh —sửa xe đạp, lượm giấy vụn, bói toán, bán hàng rong— mà nhà nước Trung Quốc quyết định là không thích hợp với hình ảnh của Bắc Kinh như một thành phố hiện đại, được Tây phương hóa, do đó không được phép hành nghề.

Trong số những kẻ không được mời, thì dân oan có lẽ là thành phần kiên nhẫn nhất vẫn ở lại Bắc Kinh. Nhiều dân oan coi Thế vận hội là cơ hội ngàn năm một thuở để trình bày những nỗi oan ức của họ cho một cử toạ rộng lớn hơn, nếu họ có thể đến gần hàng ngàn nhân vật quan trọng (VIP) và các nhà báo ngoại quốc được mong đợi là sẽ đến đây.

“Tôi đánh đổi mạng sống để có mặt ở đây trong thời gian Thế vận hội”, theo bà Wang Haizhen, một người nội trợ 35 tuổi mà chồng bà, một bác sĩ thú y đã bị bắt giữ hồi năm ngoái về các tội danh mà theo bà thì đã bị một ông chủ bịa đặt, vì ghen tức với dự định của chồng bà Wang sẽ mở ra một công ty bào chế thuốc thú y. Bà mô tả chồng bà là một đảng viên cộng sản trung thành đã có dự định sẽ đến xem Thế vận hội.

Bà Wang nói, “Chồng tôi rất say mê thể thao, đặc biệt là bóng đá. Ông ấy muốn đến đây để xem Thế vận hội — bây giờ chỉ có một mình tôi”.

JPEG - 5.3 kb

Bà Wang cho biết bà sẽ không thể vào xem bất cứ cuộc tranh tài Thế vận nào vì an ninh bảo vệ sẽ dò xét giấy tờ cá nhân của những người mua vé, và bà sẽ bị nhận diện nhanh chóng là một dân oan. Thay vào đó, bà hy vọng sẽ tìm được môt chỗ gần sân vận động hoặc ở quảng trường Thiên an môn, nơi bà sẽ trương ra một biểu ngữ, có lẽ ngay trước các ống kính truyền hình.

Nhiều dân oan giữ các biểu ngữ viết tay bằng vải trong túi quần hoặc trong hầu bao, chờ đợi cơ hội.

Một biểu ngữ viết, “Nhà cách mạng lão thành phải chịu đựng sự đối xử bất công”.

Ðọc một biểu ngữ khác được viết nguệch ngoạc, “Các thử nghiệm của bệnh viện làm tôi bị ung thư”, của bà Li Shenzhen, một phụ nữ 46 tuổi đến từ Hebei, khi gặp một người ngoại quốc đã lật áo trong lên để cho thấy một vết thẹo đỏ bị sưng tấy lên, mà theo bà cáo buộc là do hậu quả của sự cẩu thả của bệnh viện.

Vài dân oan thì nói rằng họ sẽ lợi dụng khu vực trống dành riêng cho biểu tình ở 3 công viên trong thành phố Bắc Kinh. Nhưng họ lại lo ngại đó có thể là một mánh khoé để gom bắt họ.

Những người biểu tình được yêu cầu phải nộp đơn xin phép 5 ngày trước khi biểu tình, lập danh sách những người tham dự, đề tài biểu tình và nội dung của bất cứ biểu ngữ nào mà họ sẽ mang theo.

“Có lẽ chúng tôi sẽ thử đến đó. Nhưng chúng tôi lo ngại đó là một cái bẫy — chỉ là một thủ đoạn để cố đuổi chúng tôi về quê quán”, dân oan Wang Lijun nói.

(barbara.demick@latimes.com)

****

China clears streets for the Olympics

Petitioners — those taking their grievances to the government — are swept away for a few weeks.
By Barbara Demick
Los Angeles Times Staff Writer

August 5, 2008

BEIJING — On a hot summer night about 10:30, the many men and women living under an elevated section of highway were trying to nod off, swatting the mosquitoes at their ears, shifting their hips uncomfortably on sheets of newspaper and cardboard strewn on the pavement, when someone shouted, “Police!”

By the time most could rouse themselves, it was too late. Police had blocked the routes of escape with large buses they would later use to cart away their quarry.

The bedtime bust was part of a massive Olympic cleanup, in which thousands of Chinese citizens are being booted out of the capital like gate-crashers at a party.

The underpass raid that began July 13 and continued for two days netted about 1,000 people. All were petitioners who had come to protest mistreatment in their home provinces.

Petitioning dates to the time of the earliest Chinese emperors and is enshrined in Chinese law. It is the most basic form of protest in China, with ordinary citizens pressing bread-and-butter concerns over unfair firings and arrests, misconduct and corruption by local Communist Party officials.

As part of its bid to host the Olympics, China promised to improve its human rights record. Last month, the government announced that it would go so far as to designate space in city parks where protesters could exercise free speech.

But such pledges come at the same time as the unprecedented crackdown in the streets. Along with beggars and pickpockets, the petitioners appear to top the list of the personae non gratae whom Beijing wants out before Friday.

The petitioners are living in the streets largely because the Chinese government, citing concerns over Olympic security, has in recent weeks closed down thousands of cheap hotels and basement apartments where rooms could be rented for less than $1 a day. The government has also demolished housing in entire neighborhoods where petitioners have lived.

“They are trying to drive us out of Beijing. They say we create a negative image. They treat us like refugees and criminals,” said Wang Lijun, 37, who is petitioning to get a military pension for his father, a Korean War veteran who was stripped of all benefits after being accused of being an “anti-revolutionary” in 1958.

Wang was kept awake by the heat of the night on July 13 so he was able to jump to his feet quickly enough to escape by running onto the highway.

It is common for Chinese authorities to chase out petitioners during key events, such as the Communist Party congresses, but the intensity of the current effort is unprecedented, petitioners say.

“They are cracking down on us more than ever before. They regard us as enemies who will disrupt the stability of the country,” said Li Li, 44, from Shanxi, who has been petitioning for seven years over her husband’s firing from a management job at a steel plant. “They ask us to embrace the Olympic Games, to love their country, love the party. But they don’t love us.”

One popular spot for petitioners in recent days has been underneath the exit ramps of an elevated section of the Second Ring Road, an area known as Kaiyang Bridge close to the Beijing South Railroad Station and the Supreme Court. They hang out on the sidewalk, often holding dog-eared petitions that they thrust at anybody who will pay attention.

As many as 10,000 had been there until the crackdown. Now only a few hundred are left, and they face harassment or arrest. On a recent day, a woman was grabbed by four police officers who forced her into a police car and drove her away, according to several witnesses.

“She was yelling, ’Help, help.’ It was like a kidnapping,” Wang said.

“It was shocking. The police car didn’t even have license plates,” said petitioner Li, who also witnessed the incident. She believes police probably had come from the woman’s home province of Heilongjiang to bring her back.

“They’ve been told that if any of their people disrupt the Olympic Games, they will be held responsible and could lose their own jobs. That is why they are desperate and will do anything to get them back,” Li said.

The worst abuses are blamed not on Beijing police but on so-called retrievers, who are in effect bounty hunters sent from the provinces to return people home, receiving up to $700 per head. Petitioners complain that the retrievers loiter around railroad stations or the very offices where they are going to petition, eavesdropping to detect familiar dialects from their home province.

“Even getting off the train, I was worried they would see me,” said Wu Huangying, 37, who arrived in Beijing in June to petition for the release of her younger brother, who she says was tortured into confessing responsibility for the bombing of a Communist Party office in Fujian province. “We can’t go anywhere in Beijing without somebody asking to see our identity card.”

Wu was interviewed last month. Later, she left a message at the Los Angeles Times office saying she had been arrested while trying to deliver a petition to the Central Office of Letters and Visits, whose main function is in fact to accept petitions. In subsequent text messages, she wrote that she was being held in a small hotel in Beijing, well-fed with bread, eggs and vegetables but locked in her room. She said her nail clippers and camera had been confiscated.

In the past, petitioners have been sentenced to labor camps or confined in psychiatric hospitals. A large detention center called Majialou in southern Beijing is believed to hold many petitioners. In some cases, they are simply sent back home — where they’ll take a rest, raise money and then return to Beijing.

The closing of basement apartments, which took effect July 20, has also forced many migrant workers out of the city for lack of housing. And many migrants employed on building sites have lost their jobs because of a temporary ban on construction in an effort to help clear the city’s polluted air during the Games.

Then there are people in selected occupations — bicycle repairmen, scrap-paper recyclers, fortune tellers, peddlers — that the Chinese government has decided do not fit into the image of Beijing as a modern, Westernized city and are not being allowed to work.

Among the uninvited, the petitioners are perhaps the most persistent about remaining in Beijing. Many see the Olympics as a once-in-a-lifetime opportunity to get a wider audience for their grievances if only they can get near the thousands of VIPs and foreign journalists expected in town.

“I am risking my life to be here during the Olympics,” said Wang Haizhen, a 35-year-old homemaker whose husband, a veterinarian, was arrested last year on charges she says were trumped up by a boss jealous of his plans to start a veterinary medicine company. She described her husband as a loyal Communist Party member who had planned to attend the Olympic Games.

“My husband is crazy about sports, especially football,” Wang said. “He so wanted to be here for the Olympics — now it is just me.”

Wang says she will be unable to attend any of the Olympic events because security officials are screening identity cards of ticket buyers and she would be quickly identified as a petitioner. Instead, she hopes to find a place somewhere near the stadium or in Tiananmen Square where she can unfurl a banner, perhaps in front of television cameras.

Many of the petitioners keep hand-lettered cloth banners in their pockets and purses, waiting for the opportunity.

“Old revolutionary suffers unjust treatment!” says one.

“A hospital’s experiments gave me cancer,” read another scrawled by Li Shenzhen, a 46-year-old woman from Hebei, who upon meeting a foreigner quickly lifts her shift to show an angry red scar left from what she alleges was hospital malpractice.

Some petitioners said they might try to take advantage of the designated protest spaces in three Beijing parks. But they are concerned that it could turn out to be a ruse.

Protesters are required to file for a permit five days in advance, listing the names of prospective attendees, the topic and the language of any banners they might bring.

“We might try to go. But we worry it is a trap — just another trick to get us to go home,” said petitioner Wang Lijun.

barbara.demick@latimes.com

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.