Trung Quốc Sẽ Bỏ Tiền Vào Đâu?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 76.1 kb
Thượng Hải, Trung Quốc.

Năm ngoái, chính phủ Bắc Kinh loan báo thành lập công ty đầu tư Trung Quốc (CIC), với số vốn trị giá hơn 200 tỷ Mỹ kim. Cả thế giới chú ý, vì đây sẽ là một quỹ đầu tư rất lớn. Với số tiền 200 tỷ đô la, một người quản lý quỹ đó nếu dụng ý có thể gây ảnh hưởng trên bất cứ thị trường chứng khoán nào. Như ngày hôm qua, có tin đồn rằng vụ một ngân hàng Pháp, Société Générale vội vã bán tống bán tháo một số chứng khoán trị giá 40 tỷ Euro (chưa tới 60 tỷ đô la) hôm đầu tuần là một nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng thị trường thế giới, buộc Ngân Hàng Trung Ương Mỹ phải can thiệp, cắt lãi suất ba phần tư của một phần trăm. Với 200 tỷ đô la trong tay, liệu chính phủ Trung Quốc có khả năng khuynh đảo thị trường tài chánh thế giới hay không?

Có thể trả lời ngay là không. Vì không có chính phủ một quốc gia nào lại đi làm cái việc gây rối loạn, phá phách nước khác như vậy, trừ những ông hơi điên điên như Kim Chính Nhật ở Bắc Hàn. Nhưng với số tiền lớn lao đó, đảng Cộng Sản Trung Quốc vẫn có thể dùng tiền gây ảnh hưởng. Họ sẽ dùng số tiền đó vào những việc gì?

Trước hết, số tiền 200 tỷ đô la không lớn lắm. Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc hiện giữ khoảng 1,500 tỷ đô la là dự trữ ngoại tệ, do họ thu nhiều đô la vào nhiều quá mà chi ra ngoài quá ít. Không quốc gia nào cần giữ một số tiền lớn như vậy, rất phí phạm. Vì vậy, chính quyền Trung Quốc đã đi mua các công trái Mỹ trị giá tới 400 trăm tỷ đô la, tức là cho chính phủ Mỹ vay với lãi suất rất nhẹ và an toàn. Họ phải bỏ riêng ra 200 tỷ để dùng vào những việc đầu tư có mức lời cao hơn, dù rủi ro hơn. Nhưng ngay sau khi ra đời quỹ đầu tư này đã dùng một phần ba số vốn để bỏ vào một tổng công ty làm chủ nhiều ngân hàng thương mại của nhà nước; một phần ba số vốn được để vào các ngân hàng nông nghiệp và ngân hàng phát triển; tức là dùng tiền nhà nước để cứu các ngân hàng nhà nước khỏi phá sản. Chỉ có một phần ba số tiền 200 tỷ đô la được đem đầu tư ra nước ngoài.

Trước khi thành lập quỹ đầu tư 200 tỷ này, các xí nghiệp và ngân hàng Trung Quốc đã đem tiền đi mua các doanh nghiệp hoặc ngân hàng nước ngoài. Công ty Levono đã mua tất cả phân bộ làm máy vi tính nhỏ PC của công ty Mỹ IBM. Riêng trong cuộc khủng hoảng vì các món nợ mua nhà không trả được khiến nhiều ngân hàng Mỹ và Âu Châu đang khốn đốn, Trung Quốc Ngân Hàng, Bank of China, cũng dính vào 8 tỷ và thua lỗ mất 2 tỷ đô la!

JPEG - 9.1 kb

Nếu so sánh quỹ đầu tư 200 tỷ đô la của CIC với các quỹ đầu tư chính thức của các quốc gia khác, thì số vốn của CIC để đưa vào thị trường thế giới cũng rất khiêm tốn. Quỹ đầu tư quốc gia có tiếng và lâu đời nhất là của chính phủ Na Uy, với 341 tỷ đô la, là tiền bán dầu lửa giữ lại đầu tư sinh lời đề phòng mai mốt các giếng dầu cạn hết. Các tiểu vương quốc Á Rập Emirates trong nhóm UAE có 875 tỷ đầu tư khắp thế giới, cũng là một thứ tiền để dành nhờ bán dầu lửa. Chính phủ Singapore nắm trong tay hai quỹ đầu tư lớn, tổng cộng gần 500 tỷ, trong đó có tiền quỹ hưu bổng của các công chức và nhân dân. Các nước Nga, Á Rập Sau Ði, Kuwait, đều để dành tiền dầu lửa đem đầu tư, mỗi nước từ 250 đến 300 tỷ. Tổng cộng các quỹ đầu tư của các quốc gia lên tới 3 ngàn tỷ Mỹ kim và còn tăng thêm nhờ tiền bán dầu lửa.

Nếu đem tất cả các quỹ đầu tư quốc gia trên mua chứng khoán, là cổ phần các công ty hay công trái của các chính phủ, thì số tiền 3 ngàn tỷ cũng chưa lớn. Các quỹ đầu tư loại hedge funds của tư nhân cũng làm chủ 1,500 tỷ Mỹ kim, bằng một nửa các quỹ trên. Các quỹ hưu bổng rải rác các nước trên thế giới trị giá trên 50 ngàn tỷ Mỹ kim. Tổng số các chứng khoán trên thế giới lên tới 55 ngàn tỷ Mỹ kim. Như vậy thì số tiền 70 tỷ mà chính phủ Trung Quốc định dùng để đầu tư vào các công ty quốc tế không đủ để gây ảnh hưởng trên thị trường.

Nhưng đó là nhìn trên bình diện toàn cầu. Người lãnh đạo Cộng Sản Trung Quốc chắc có óc thực tế để không nuôi tham vọng dùng tiền gây ảnh hưởng trên thế giới. Giữa năm ngoái, Bắc Kinh đã bỏ ra 3 tỷ mua các cổ phần không có quyền bỏ phiếu của một công ty đầu tư Mỹ, Blackstone, nhân dịp nhóm này bán cổ phần lần đầu cho người ngoài sau khi đã thành công như một quỹ riêng tư. Từ đó tới nay, giá trị các cổ phần của Blackstone không lên mà lại xuống. Ông chủ tịch quỹ Blackstone mới cho biết khi ban quản trị quỹ này đề nghị mời một người Trung Hoa vào ngồi trong hội đồng quản trị cho tương xứng với số tiền vốn đóng góp, Bắc Kinh đã từ chối. Ðiều đó cho thấy chính quyền Trung Quốc có thể chỉ muốn đầu tư để kiếm lời chứ không muốn gây ảnh hưởng ngay trong một quỹ đầu tư tư nhân.

Nếu Cộng Sản Trung Quốc muốn dùng tiền để gây ảnh hưởng, họ sẽ chọn những mục tiêu khiêm tốn hơn, trong tầm vóc dễ đạt được, và có liên hệ tới chính trị và ngoại giao dễ dàng hơn. Họ có thể nhắm tới các quốc gia vùng Ðông Nam Á.

Ông Joseph Quinlan, một chuyên viên chiến lược thị trường của ngân hàng Bank of America đoán rằng Bắc Kinh sẽ dành một số vốn lớn trong quỹ đầu tư CIC để phát triển các quan hệ trong vùng Ðông Nam Á, trong một mạng lưới các Hoa kiều hải ngoại mà ông gọi là “Mạng Lưới Tre,” (bamboo network). Quinlan coi Mạng Lưới Tre là một hình thức bành trướng của nước Trung Hoa mở rộng, theo lối người Việt là khái niệm Ðại Hán. Những người Hoa ở các nước Ðông Nam Á đang làm chủ xí nghiệp trong nhiều ngành, những công ty có số vốn và tài sản lớn nhất trong vùng Ðông Nam Á là của những người gốc Hoa. Mỗi công ty lớn đó lại làm chủ những xí nghiệp nhỏ hơn, rải rác khắp một nước, hoặc lan ra nhiều nước. Từ Thái Lan, Indonesia, Mã Lai Á, Hồng Kông Ðài Loan, tới Việt Nam, Campuchia, vân vân, ở đâu cũng có Mạng Lưới Tre này. Họ thường có liên hệ với giới kinh doanh và chính quyền Trung Quốc. Mối liên hệ này được thắt chặt nhờ hơn 20 năm đầu tư vào lục địa Trung Hoa. Cuộc đổi mới kinh tế ở Trung Quốc thành công là nhờ tiền vốn từ nước ngoài bỏ vô. Nhưng trong những năm đầu tiên, số vốn lớn nhất không phải là của giới tư bản Tây phương mà là do các Hoa kiều hải ngoại. Sau khi các Hoa kiều đặt vững chân rồi mới đến lượt các công ty Ðài Loan, Hồng Kông và các nhà tư bản Âu, Mỹ. Nguồn vốn từ các Hoa kiều đổ vào lục địa Trung Hoa trong gần 30 năm qua nay được đền bù bằng nguồn vốn chảy ngược lại. Tiền từ lục địa đã bắt đầu tuôn ra đầu tư ở các xí nghiệp ở Hồng Kông, Ðài Loan, Singapore, Mã Lai Á, và các nước khác, trong đó có Việt Nam. Sẽ có một mạng lưới kinh doanh và tài chánh nối liền các nước Ðông Nam Á, mà trung tâm nằm ở Trung Quốc.

Riêng đối với những nước như Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Phi Luật Tân, vân vân, mạng lưới trên còn được bành trướng nhờ những người dân các nước này đang cư ngụ ở Mỹ, Canada hay các nước Âu Châu và Úc Châu. Rất nhiều người Campuchia hay người Việt gốc Trung Hoa, khi kinh doanh vốn đã có sẵn liên hệ với các nhà kinh doanh ở Hồng Kông hay Ðài Loan và Trung Hoa lục địa. Họ có thể lập những công ty ở Mỹ rồi đem vốn trở về đầu tư ở Phi Luật Tân, Thái Lan hay Việt Nam và được các nước này đón nhận vui vẻ. Nhưng chính phủ Bắc Kinh cũng có thể góp vốn vào các công ty của họ đặt trụ sở ở Los Angeles, Mỹ hay Vancouver, Canada, để gián tiếp đầu tư vào các nước Ðông Nam Á. Làm như vậy không gây sự chú ý như khi đem tiền thẳng từ Trung Quốc sang đầu tư ở các nước Ðông Nam Á.

JPEG - 130.5 kb

Những cuộc đầu tư của Trung Quốc vào Ðông Nam Á sẽ được giữ trong vòng kín đáo. Nhưng nếu chúng ta ngồi ở ghế những người lãnh đạo các quỹ đầu tư như CIC ở Bắc Kinh, ai cũng thấy rằng họ có thể đem 100 triệu đồng bỏ vốn vào một công ty trụ sở ở Los Angeles để công ty này đem vào Việt Nam tăng phần đầu tư của họ đã có sẵn ở đó. Làm như vậy, mức lời sẽ rất cao so với việc đầu tư vào các quỹ lớn kiểu Blackstone, mà lại kín đáo, ít bị soi mói. Ngoài tiền lời ra, việc đầu tư còn gây được những ảnh hưởng khác, chưa thể tưởng tượng hết được. Chính phủ Trung Quốc có sẵn sàng làm việc đó hay không? Chúng ta không thấy có lý do gì khiến họ ngần ngại không muốn làm cả. Việc đầu tư của họ sẽ rất kín đáo, rất hợp pháp. Họ không lo dân chúng các nước Ðông Nam Á gây phong trào phản đối. Nếu chính phủ các nước này lại “thân thiện” với họ, cấm dân không được chống Trung Quốc thì càng tốt.

Liệu viễn ảnh trên đây bao giờ thành sự thật? Ðó là điều mà người dân và chính phủ các nước Ðông Nam Á phải chú ý theo dõi. (Người Việt; Thursday, January 24, 2008)

Ngô Nhân Dụng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.