Truyền Hình Hồng Kông Phanh Phui Những Bất Ổn Xã Hội Tại Trung Quốc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vào ngày 2/11/2004, một số báo chí lớn phát hành tại Tokyo đã cho loan tải lại các tin tức của đài truyền hình Hồng Kông nói về những bất ổn xã hội tại Trung quốc trong thời gian vừa qua mà chính quyền ông Hồ Cẩm Đào muốn che đậy. Nguyên nhân chính của những bất ổn xã hội này là do tình trạng cách biệt giàu nghèo quá mức cũng như nạn cường quyền của nhiều quan chức trong đảng và nhà nước.

Trước tiên là vụ xung đột lớn giữa sắc dân Hồi Giáo và Hán tộc xảy ra tại vùng ngoại ô thị xã Trịnh Châu thuộc tỉnh Hà Nam vào ngày 29/10/2004, khiến 148 người bị thiệt mạng. Kế đến là cuộc nổi dậy vào cuối tháng 10 của hàng vạn nông dân tại quận Hán Nguyên, tỉnh Tứ Xuyên vì quá bất mãn chính quyền địa phương không bồi thường xứng đáng trong việc trưng thu ruộng đất để xây nhà máy phát điện. Và vụ trên năm chục ngàn dân thị xã Trọng Khánh kéo đến đập phá tòa hành chính quận Vạn Châu hôm 18 tháng 10 do quá bực tức trước thái độ của một quan chức cậy quyền thế đánh dân mà chính quyền làm ngơ, bỏ qua không xét xử.

Theo tin tức loan tải thì nguyên nhân trực tiếp đưa đến tình trạng xung đột giữa sắc dân Hồi giáo và Hán tộc tại thị xã Trịnh Châu là do một người tài xế gốc Hồi lái xe tông chết một bé gái sáu tuổi, gốc Hán. Thế là người dân hai bên đường ùa ra đánh người tài xế cho đến chết. Dân Hồi giáo ở thị xã Trịnh Châu khi hay tin đó liền kéo cả vạn người đến, và thế là cuộc xung đột lớn giữa hai sắc dân xảy ra. Cảnh sát được điều động tới nhưng thay vì để vãn hồi trật tự thì họ lại nổ súng bắn vào những người gốc Hồi, khiến cho con số thiệt mạng lên đến 148 người. Dân tộc thiểu số gốc Hồi tại Trung quốc không đông, chừng 8 triệu 6 trăm ngàn, nên bị nhiều thiệt thòi về quyền lợi vì cách đối xử của chính quyền cộng sản Trung quốc. Do đó, nếu có dịp là họ sẽ vùng lên chống đối. Thấy không thể che đậy được nữa khi mà đài truyền hình Hồng Kông loan tin với những chứng cứ rõ ràng thì chính quyền Bắc Kinh mới cho ông Phó Cục trưởng Truyền Thông thuộc Bộ Ngoại Giao lên tiếng thú nhận là có cuộc xung đột xảy ra nhưng đây chỉ là một vụ ấu đả giữa các dân làng vì một tai nạn lưu thông; chỉ có 7 chết và 42 bị thương, chứ không phải là cuộc xung đột giữa hai sắc dân như truyền hình Hồng Kông xuyên tạc.

Về vụ hàng vạn nông dân quận Hán Nguyên, tỉnh Phúc Kiến, biểu tình chống đối chính quyền thì theo đài truyền hình Hồng Kông cho rằng đây là một vụ điển hình liên quan đến chuyện chính quyền địa phương không bồi thường xứng đáng khi trưng thu ruộng đất của dân. Hiện nay, khắp cả nước có đến 40 triệu nông dân bị trưng thu ruộng đất theo chính sách mở mang kinh tế của nhà nước. Các quan chức cao cấp đã giàu lớn qua chính sách này. Họ chỉ xuất ra một số tiền bồi thường nhỏ cho người bị trưng thu đất đai, và sau đó bán lại cho các tay tư bản đỏ kinh doanh bất động sản với giá đắt gấp bội. Có nhiều vùng không nằm trong quy hoạch thế mà ruộng vườn, đất đai cũng đã bị trưng thu. Cũng theo đài truyền hình Hồng Kông thì đây là một bất ổn xã hội lớn, có thể gây ra xáo trộn chính trị nếu chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh không thật tâm giải quyết tận gốc vấn đề này.

Vụ 5 vạn người dân thị xã Trọng Khánh kéo đến đập phá tòa hành chánh của quận Vạn Châu nói lên sự bất mãn của người dân về tình trạng cách biệt giàu nghèo quá mức trong xã hội Trung quốc ngày nay và sự việc phát triển kinh tế một cách tùy tiện của chính quyền trung ương lẫn địa phương. Về vụ này, truyền thông của Hồng Kông loan tin rằng sự việc bắt nguồn từ chuyện một người đàn bà ỷ mình giàu sang, đầy quyền thế, đánh một nông dân. Theo tin chi tiết, trên một đường phố chật hẹp tại khu chợ Vạn Châu thuộc thị xã Trọng Khánh, chỉ vì lỡ đụng cái cán cân vào người đàn bà ăn bận sang trọng mà một nông dân bị hai vợ chồng bà này xúm lại đánh cho nhừ tử. Đánh xong, người chồng bảo ’’Tau là Ty trưởng ty Điền địa, muốn bồi thường bao nhiêu? Tiền bạc không nghĩa lý gì đối với tau’’. Hành động và lời lẽ của hai vợ chồng đó đã làm cho những người có mặt tại chỗ hết sức phẫn nộ. Khi xe cảnh sát đến, mọi người đều la lên chúng là bọn cậy quyền thế, phải xử cho công bằng, không được thiên vị. Cảnh sát mời cả hai vợ chồng lên xe rồi chở đi mất, đến chiều không nghe tin gì nói đến chuyện xử phạt hai vợ chồng đó. Lại thấy cái xe cảnh sát đó chạy đi tuần tra trong chợ, mọi người nhào ra nổi lửa đốt xe, sau đó ùa nhau kéo đến biểu tình trước tòa hành chánh quận, rồi đập phá cổng cũng như một số cửa kính tại đây. Lực lượng cảnh sát vũ trang Nhân dân được điều động đến giải tán và thế là có cuộc xô xác giữa đôi bên đến ba giờ sáng hôm sau mới vãn hồi trật tự. Thế nhưng, một không khí bất ổn vẫn bao phủ lên toàn thị trấn, không biết sẽ tái bùng nổ vào lúc nào. Chính quyền địa phương phải ban hành lệnh thiết quân luật. Vì không thể giấu nhẹm được vụ nổi dậy biểu tình này của dân chúng, chính quyền Trung ương Bắc Kinh buộc lòng phải chỉ thị cho hãng thông tấn Tân Hoa Xã loan tin này đi trên bản tin điện tử với mục đích làm nhỏ lại vụ này. Bản tin điện tử đó chỉ đăng có vài hàng nói rằng chừng vài ngàn người đã kéo biểu tình trước quận Vạn Châu vì chuyện ấu đả giữa một nông dân với hai vợ chồng mà người ta tưởng rằng người chồng là Ty trưởng ty Điền địa thị xã Trọng Khánh.

Chính quyền ông Hồ Cẩm Đào thường hay hô hào phải cải thiện tình trạng Dân xa lánh Đảng, nhưng thực tế cho thấy, từ khi ông Đào lên nắm quyền thì tình trạng cách biệt giàu nghèo không giảm mà ngày càng gia tăng. Mâu thuẫn xã hội diễn ra còn nhiều hơn thời biến cố Thiên An Môn cho nên những bất mãn ùn tụ bấy lâu nay của người dân chỉ cần một biến cố dù nhỏ đến đâu cũng có thể trở thành ngòi để nổ tung. Trong khi đó, chính quyền ông Hồ Cẩm Đào vẫn tin tưởng rằng Trọng Khánh là nơi được ưu đãi về mọi mặt, khó mà có chuyện bất mãn hay nổi dậy chống đối của người dân. Sự tin tưởng này được củng cố hơn thêm bởi kết quả cuộc điều tra thăm dò ý kiến của 98 nhân viên nhà nước và các chuyên gia do Đại học Bắc Kinh cho thực hiện vào mùa xuân vừa qua. 95% ý kiến cho rằng tình hình ở Trọng Khánh rất ổn định và chỉ có 5% nghĩ rằng chắc chắn sẽ có những cuộc bạo động xảy ra, lớn hay nhỏ ra tùy theo sự việc. Cũng may đây là cuộc thăm dò kín, nghĩa là người trả lời không cần nêu tên tuổi, chức nghiệp hay thuộc đơn vị nào chứ không thì 95% trong tổng số người được hỏi ý kiến đó đã “lãnh đủ”!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.