Tư cách và ý thức của Phạm Đoan Trang hơn cán bộ cao cấp của CSVN rất nhiều

Nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang. Ảnh: VOA chụp từ trang mạng Dân Làm Báo.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau khi nhà hoạt động Phạm Đoan Trang bị bắt ngày 7 tháng Mười, báo chí và truyền thông quốc tế đã lên tiếng ca ngợi sự can đảm dấn thân và lòng yêu nước của người phụ nữ này.

Nhiều tổ chức nhân quyền trên thế giới như Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch – HRW), Liên Hội Quốc Tế Nhân Quyền (FIDH), Tổ Chức Theo Dõi và Bảo Vệ Những Người Tranh Đấu Cho Nhân Quyền (OBS), và Tổ Chức Thế Giới Chống Tra Tấn (OMTC) cũng lên tiếng mạnh mẽ phản đối  và đòi trả tự do cho Phạm Đoan Trang. Công luận trong và ngoài nước đều xác định Phạm Đoan Trang là một người có lý tưởng tranh đấu cho lẽ phải và sự công bằng đang bị bóp chết tại Việt Nam.

Trên mạng xã hội Facebook, một võ sư trong nước đã bày tỏ: “Với tôi, phạm Đoan Trang là một người sống có lý tưởng, một khái niệm ít khi được nhắc đến bây giờ. Người có lý tưởng là người nhìn thấy mục đích cao cả trong cuộc sống của mình, vì mục đích ấy mà người ta có thể dám đánh đổi sự an bình, hạnh phúc của bản thân khi đi trên con đường đã chọn.

Lý tưởng của Phạm Đoan Trang là lý tưởng yêu nước, yêu dân chủ và yêu công lý. Chính cái lý tưởng yêu nước và chống cái ác đã khiến Phạm Đoan Trang dấn thân đi tìm sự công bằng cho người dân Đồng Tâm, cho dù biết là mình sẽ có ngày bị tù tội. Trước ngày bị bắt, Đoan Trang đã 3 lần công bố bản “Báo cáo Đồng Tâm” lần lượt trong các ngày 16 tháng Giêng, ngày 16 tháng Hai và cuối tháng Chín, 2020.

Mục đích của “Báo cáo Đồng Tâm” theo lời Đoan Trang là “để lưu lại tội ác của chính quyền cộng sản và để vân động quốc tế cho một cuộc điều tra độc lập.” Rõ ràng những việc làm của Đoan Trang khiến cho chế độ độc tài lo sợ và không thể chấp nhận.

Quả nhiên như vậy, Phạm Đoan Trang đã bị bắt và bị quy kết cho hai tội.

1/ Tuyên truyền chống chế độ;
2/ Làm, tàng trử, phát tán tài liệu chống nhà nước.

Nhưng việc làm công chính của Đoan Trang, công an CSVN không coi đó là lý tưởng vì ngay từ đầu Đoan Trang đã bị coi là một đối tượng vi phạm pháp luật, chống chế độ. Gần đây, khi tham dự Hội nghị đảng ủy công an trung ương ngày 1 tháng Mười Hai, 2020, Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo: “CAND phải hết lòng vì đảng và hệ thống chính trị.” Được cổ võ bởi những lời lẽ này, báo Công An Nhân Dân trong chuyên mục Chống Diễn Biến Hoà Bình đã tung ra một bài báo lải nhải về vụ Phạm Đoan Trang.

Sau khi lý luận dài dòng về 2 chữ “lý tưởng” theo kiểu lý tưởng của những người cộng sản, báo Công An Nhân Dân cho rằng một người vi phạm pháp luật thì không thể gọi người đó là có lý tưởng. Hay nói khác đi dưới chế độ này, bất kể người dân nào dám lên tiếng bất đồng quan điểm với chính quyền cộng sản đều là người vi phạm pháp luật. Tác giả bài báo còn cả gan lên mặt định nghĩa: “Chấp hành pháp luật luôn là thước đo về đạo đức, ý thức và nhân cách sống của mỗi con người.”

Nếu dựa trên lý luận này thì phải công nhận người có lý tưởng yêu nước, yêu dân chủ, chống độc tài như Phạm Đoan Trang có tư cách, đạo đức vượt trội hàng ngàn lần khi so sánh với những kẻ tự cho là có “lý tưởng cộng sản.” Nhất là khi họ đứng trước vành móng ngựa đối diện với những tội tham ô, nhũng lạm, ăn cắp của công.

Trong những vụ án đình đám vừa qua, cứ nhìn vào thái độ, cử chỉ trước tòa của những cán bộ cao cấp hàng trung ương người ta sẽ thấy lý tưởng, tư cách họ cao đến mức nào. Những Đinh La Thăng, Trương Minh Tuấn, Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Bắc Son đều một mực khóc lóc, ỉ ôi van xin ông Trọng tha tội vì không muốn làm ma tù!

Trong khi đó, Phạm Đoan Trang là người dấn thân đấu tranh vì những lý tưởng cao đẹp của đời người, dù biết trước thế nào mình cũng bị tù tội mà vẫn hiên ngang chấp nhận. Chẳng những vậy, Đoan Trang còn viết thư nhắn nhủ mọi người “đừng đấu tranh cho Đoan Trang mà hãy đấu tranh cho Việt Nam có dân chủ, công bằng.”

Thử hỏi một  người phụ nữ như Phạm Đoan Trang sẵn sàng chấp nhận tù đày vì lý tưởng tự do, dân chủ cho mọi người, so với những tên cán bộ mang trong đầu lý tưởng Marx-Lenin thì chúng thể hiện lý tưởng ấy ra sao? Người ta chỉ thấy khi bị bắt, những người thường tự hào “lý tưởng cộng sản” ấy đã đồng loạt biến thành những con người hèn mạt nhất, chỉ biết khóc lóc van xin. Những con người ấy xuất thân từ “đảng cộng sản quang vinh,” có phải là những người có ý thức và nhân cách hay không khi so sánh với Phạm Đoan Trang?

Bài báo của Công An Nhân Dân rốt cuộc lại chỉ là kiểu nói lấy được của cộng sản, một kiểu ngậm máu phun người!

Phạm Nhật Bình

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.