Tù chính trị bị Hà Nội dùng trong cuộc ‘mặc cả’ với Washington

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tù nhân lương tâm (TNLT) Hồ Đức Hòa sẽ đến Mỹ vào ngày 11/5, sau khi được trả tự do từ trại giam Nam Hà. Bà Trần Thị Thúy, từng phải thụ án tám năm tù và mãn án hồi năm 2018 với tội danh ‘Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân,’ cũng đang trên đường đến Mỹ.

Ông Hồ Đức Hòa, trước đó, vào năm 2013 bị Tòa án tỉnh Nghệ An tuyên phạt mức án 13 năm tù giam cũng với cáo buộc ‘Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ và đang thụ án đến năm thứ 11.

Nhà báo Tự do, Blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải, cựu tù nhân lương tâm bị Chính quyền Việt Nam tống xuất đến Hoa Kỳ năm 2014, khi trao đổi với RFA hôm 11/5 cho biết về những trường hợp tù chính trị được đưa từ trại giam ra thẳng nước ngoài:

“Những ai đi đều có sự vận động của các tổ chức của đồng bào hải ngoại, các tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hoặc các nhân vật cao cấp của Hoa Kỳ lên tiếng. Sau đó có công an xuống vận động mình viết thư xin giảm án, nhưng những người như tụi tui thì không bao giờ viết gì cả. Cuối cùng họ nói đấy chỉ là thủ tục để đưa ra khỏi nhà tù, nhưng tôi nói không có tội, bắt thế nào thì đưa ra như vậy thôi. Cuối cùng họ cũng đưa mình ra, trước đó thì có cuộc gặp của bà Jennifer của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà nói hai bên đã đạt thỏa thuận, ra tù thì tôi phải sang Hoa Kỳ. Sau đó một tháng thì họ đưa tôi đi, tôi một xe, đồ đạc của tôi họ để xe khác, máy bay sắp cất cánh thì họ đưa mình lên. Sang Mỹ mình lấy đồ thì họ đã chôm hết giấy tờ ghi chép, nhật ký của mình.”

Nhà báo Nguyễn Văn Hải bày tỏ hy vọng chị Trần Thị Thúy cũng như anh Hồ Đức Hòa sang Mỹ sẽ sớm hòa nhập vào cuộc sống mới. Liên quan việc chính quyền CSVN dùng những TNLT để trao đổi thì ông Nguyễn Văn Hải cho rằng, họ thả một người rồi sẽ bắt thêm nhiều người khác. Bằng chứng là hai năm vừa qua, chính quyền CSVN bắt nhiều nhà báo nhất, cho thấy chính sách đàn áp tự do báo chí, tự do ngôn luận, cũng như bất đồng chính kiến rất khắc nghiệt.

Ông Hòa và bà Thúy được trả tự do rổi để cho đi Mỹ trong lúc Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đang trên đường thăm Mỹ và dự hội nghị ASEAN-Hoa Kỳ. Điều này làm dấy lên nghi ngờ liệu có sự mặc cả nào của Hà Nội với Hoa Kỳ để trả tự do cho ông Hòa và bà Thúy?

Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, người cũng từng được đưa từ nhà tù CSVN sang tị nạn Đức Quốc, khi trả lời RFA hôm 11/5, nói:

“Bản chất của chế độ độc tài CSVN từ xưa vẫn vậy, luôn bắt những người bất đồng chính kiến… rồi sau khi cộng đồng quốc tế áp lực, hay Việt Nam cần xin xỏ gì thì sẽ dùng cách trả tự do những TNLT này để trao đổi. Ví dụ năm 2017, khi VN bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh từ Berlin – Đức về VN, thì chính phủ Đức rất tức giận và cắt đứt quan hệ đối tác chiến lược, hủy bỏ miễn thị thực cho Hộ chiếu Ngoại giao và một loạt vấn đề khác… Thì ngay lập tức họ đã mang tôi và cô Lê Thu Hà ra làm vật trao đổi với phía Đức, tôi biết rõ vì đã trực tiếp chứng kiến việc trao đổi ở sân bay. Cho đến sự kiện gần đây, chị Trần Thị Thúy cũng như anh Hồ Đức Hòa đã hoàn tất thủ tục đi Mỹ từ cuối năm 2019, nhưng trong hai năm đại dịch và do nhà nước VN kênh kiệu trong việc này vì có vị trí chiến lược với Trung Quốc, mà các nước đang quan tâm nên họ làm cao.”

Tù nhân lương tâm Hồ Đức Hòa. Ảnh: RFA/ Facebook
Tù nhân lương tâm Hồ Đức Hòa. Ảnh: RFA/ Facebook

 

Nhưng theo Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, do hiện nay thế giới đã thay đổi, đặc biệt sau cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine… và VN đã làm phật lòng Mỹ cũng như các nước phương Tây, do hai phiếu trắng tại LHQ và phiếu chống đưa Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ… nên việc thả hai TNLT là có hai mục đích, ông Đài nói tiếp:

“Thứ nhất là dọn đường cho Thủ tướng Phạm Minh Chính sang thăm Mỹ, đó là cử chỉ thái độ có nhân nhượng về nhân quyền. Bởi vì Tổng thống Biden trước khi nhậm chức có nói sẽ quan tâm vấn đền dân chủ nhân quyền trên toàn cầu. Thứ hai cũng muốn làm dịu sự tức giận của Mỹ vì không theo Mỹ và các nước đồng minh trong việc chống lại Nga.”

Các nhà quan sát trong nước nói gì về việc này? Ông Phạm Viết Đào khi trả lời RFA từ Hà Nội hôm 11/5 cho rằng, những người thường tỏ thái độ bất đồng không phải vì ‘ghen ăn, tức ở’ với chính quyền, với đảng, mà muốn đất nước phát triển bền vững hơn, đất nước tập hợp được nhiều nguồn lực hơn nên người ta lên tiếng. Họ muốn đất nước mạnh lên dân tộc trưởng thành hơn, mà nhà nước dùng họ để đánh đổi là không đàng hoàng:

“Nếu phía Nhà nước mà làm thế là không đàng hoàng, cái này công khai chính thức ra thì không thấy. Những anh em đấu tranh đúng ra là chỗ dựa cho chính quyền, ví dụ người ta chống là chống TQ, chống lại những hành động vi phạm dân chủ nhân quyền, cái đó là có lợi cho nhà nước chứ, mạnh lên là nhờ những cái đó… mà họ vẫn đối xử như thế, đem họ ra mặc cả thì tôi thấy không đàng hoàng. Không công khai nhưng người ta ngầm hiểu là sử dụng cái đó vì phương Tây muốn áp dân chủ cho các chính quyền cộng sản. Chính phủ Mỹ chẳng phải họ muốn đánh đổi gì, và để nhà nước này mạnh lên là phải dựa vào dân… mà dân quay đi thì làm sao mạnh được.”

Trong các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao Việt Nam và các nước phương Tây, chính quyền Hà Nội thường trả tự do cho những người bị bỏ tù vì bất đồng chính kiến.

Khi Phó Tổng thống Mỹ, bà Kamala Harris đến thăm Hà Nội vào tháng 8 năm 2021, chính quyền Việt Nam đã thả hai tù nhân chính trị người Mỹ gốc Việt là bà Angel Phan ông James Hân Nguyễn.

Nguồn: RFA

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.

Máy gặt lúa và đập lúa luôn. Tuy không hiện đại như bên Nhật hay các nước Âu châu, nhưng nó làm được việc và giảm gánh nặng cho nông dân. Trong tương lai thì chắc sẽ hoàn thiện hơn và những cái máy này sẽ có thương hiệu. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cơ giới hoá nông nghiệp… chậm còn hơn không*

Nhưng chậm còn hơn không. Tôi nghĩ nông dân Việt Nam rất sáng tạo và nếu môi trường thuận lợi, họ chẳng thua kém bất cứ ai. Bằng chứng là trong thời gian qua, quá trình cơ giới hoá đều do nông dân thực hiện, chứ không phải do các vị “sư sĩ” làm. Nông dân sáng chế ra máy móc và ứng dụng ngay trên những cánh đồng họ canh tác, chứ chẳng nhờ vào ‘đề tài cấp quốc gia’ nào.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (trái) phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris, Ngoại trưởng Antony Blinken và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Phòng Đông của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 11/4/2024. Ảnh: AFP

Marcos nói thỏa thuận ba bên Mỹ-Nhật-Philippines sẽ thay đổi thế cục ở Biển Đông

“Tôi nghĩ thỏa thuận ba bên này cực kỳ quan trọng,” ông Marcos nói trong cuộc họp báo ở Washington một ngày sau khi hội kiến Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên giữa các nước.

“Nó sẽ thay đổi thế cục mà chúng ta thấy trong khu vực, ở ASEAN ở châu Á, quanh Biển Đông,” ông Marcos nói, nhắc đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.